Vị trí của Tản Đà trong lịch sử văn học dân tộc

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 112 - 117)

Tản Đà có một vị trí đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam. Ông là nhà văn tiên phong trong việc “đem văn chương bán phố phường” và coi văn chương là một nghề. Không chỉ có xu hướng lãng mạn, Tản Đà còn hướng văn chương đến đời thực và bày tỏ suy nghĩ thực của mình; dám ngang nhiên, ngạo nghễ bộc lộ, thể hiện cái tôi cá nhân của mình - của người viết lên trang sách ở nhiều thể loại. Ông cũng là người sớm nhất chú ý đến thị hiếu của công chúng. Tản Đà luôn chú ý lựa chọn những tác phẩm phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ và đạo đức của đông đảo người đọc. Ông đã rất có ý thức trong việc hướng đến kết hợp cái hay, cái có ích, tính phổ biến và dễ tiếp nhận để phù hợp với tâm lý, thị hiếu của độc giả bình dân. Tản Đà gần với đời sống văn học hiện đại bởi ông đã đánh giá được tính hàng hóa của văn chương. Tản Đà ý thức được việc mở rộng hệ thống báo chí xuất bản sẽ đưa tác phẩm đến gần với công chúng, nó sẽ thỏa mãn nhu cầu của các tầng lớp bạn đọc...

Tản Đà là một trong số những tác gia tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn giao thời (đầu thế kỷ XX đến 1932). Hơn nửa thế kỷ sau khi Hoài Thanh “cung chiêu anh hồn Tản Đà” làm người mở đầu cho “một cuộc hòa nhạc tân kỳ”, vị trí là đại diện thơ ca quan trọng trước năm 1932 của Tản Đà tưởng không còn phải bàn cãi. Thơ ca trở thành bộ phận được khảo sát cặn kẽ nhất trong tổng thể di sản văn chương của ông. Nhưng rõ ràng không thể bỏ qua một thực tế là bên cạnh một Tản Đà -– thi sĩ còn có một Tản Đà –- người viết văn xuôi.

Là tác gia điển hình cho văn học Việt Nam giai đoạn giao thời, sáng tác văn xuôi của Tản Đà đại diện luôn cho cả tính “chưa hoàn thành”, tính ngổn ngang của một thời đại. Có thể thấy, văn xuôi là mảnh đất giao tranh giữa những xung đột gay gắt tồn tại bên trong Tản Đà mà mâu thuẫn lớn nhất là giữa nhà nghệ sĩ và nhà tư tưởng - đạo đức, môn đồ nhiệt thành của Khổng Tử cố níu kéo những giá trị cũ trong một thời đại mới, giữa phương thức tư

duy và tư duy nghệ thuật đặc thù của loại hình tác giả nhà Nho và những yêu cầu của một thời đại văn học mới. Cuộc xung đột đó không chỉ chi phối hệ thống nội dung tư tưởng trong sáng tác của ông mà quan trọng hơn, còn chi phối cả phương thức cảm thụ, cái nhìn về thế giới và phương thức phản ánh những mệnh đề nghệ thuật, hay nói cách khác, phương thức tư duy nghệ thuật của ông. Là nhà nghệ sĩ, Tản Đà kế thừa hàng loạt truyền thống lớn của văn chương trung đại, những truyền thống mà nếu tìm được cơ hội có thể trở thành những khả năng phát triển khác, mở ra những con đường khác cho văn học hiện đại. Tuy vậy, trong ông, những tiềm năng nghệ thuật đó lại bị chính phương diện con người – nhà tư tưởng, nhà đạo đức kiềm chế, làm cho những tìm kiếm nghệ thuật bị cằn cỗi và đi dần đến bế tắc. Đồng thời, cũng không thể bỏ qua những hạn chế cố hữu trong tư duy nghệ thuật của loại hình tác giả nhà Nho [4], những hạn chế ngăn trở họ hội nhập vào một thời đại văn chương mới.

Bước sang thế kỷ XX, có hai con đường để hiện đại hoá văn học dân tộc: hoặc đổi mới, cách tân truyền thống; hoặc du nhập mô hình văn học hiện đại phương Tây, từ đó lựa chọn, thay đổi, dân tộc hoá. Tản Đà (cũng như Phan Bội Châu) đã chọn con đường thứ nhất, nghĩa là tiếp tục đi trên con đường của truyền thống văn học mười thế kỷ (thời kỳ trung đại) nhưng có cải biến, cách tân nó để đi vào hiện đại. Lịch sử đã chứng minh đó là con đường thất bại. Tản Đà có công “dạo bản đàn cho một cuộc hòa nhạc tân kỳ đương sắp sửa” nhưng ông phải dừng bước trước cửa phòng “hòa nhạc” ấy... Con đường mà Tản Đà (cũng như Phan Bội Châu) lựa chọn rõ ràng không thể đưa văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo của văn học hiện đại thế giới được. Vai trò này thuộc về lớp trí thức, nhà văn tân học, “Tây học” –- lớp nhà văn chuyên nghiệp kiểu mới với hệ thống quan niệm, hệ thống thi pháp mới theo tinh thần của văn học hiện đại Châu Âu và phương Tây... Dẫu vậy, những chuẩn bị của Tản Đà (cũng như Phan Bội Châu) là hết sức quan trọng. Có thể nói như Trần Đình Hượu rằng, “Tản Đà đã cách tân thơ ca, đã viết tiểu thuyết nói về cái tôi,

nói về cuộc sống bình thường, đặt văn học trước một sự lựa chọn lãng mạn hay hiện thực” [16, 433].

KẾT LUẬN

1. Tản Đà là hiện tượng độc đáo và phức tạp vào bậc nhất trong vănhọc Việt Nam, độc đáo và phức tạp trên nhiều phương diện: tư tưởng, quan học Việt Nam, độc đáo và phức tạp trên nhiều phương diện: tư tưởng, quan niệm, cá tính, phong cách, thể loại sáng tác,… Cái độc đáo của ông là do tài năng, cái phức tạp ở ông do nhiều yếu tố thuộc về cả khách quan và chủ quan… Điều đáng nói nhất ở đây là tính quá độ, tính chất giao thời trong sáng tác của ông do bối cảnh thời đại với bước chuyển giao giữa hai thời kỳ - hai

phạm trù văn học với hai hệ thống thi pháp khác nhau: văn học trung đại và văn học hiện đại. Tản Đà là hiện tượng tiêu biểu mang đậm tính quy luật của văn học dân tộc ở bước ngoặt đó. Không ít người nhận thấy viết về Tản Đà vẫn là khó nhất, cũng chính vì đặc điểm trên. Chính vì vậy, tiếp cận, tìm hiểu, nghiên cứu về Tản Đà chắc chắn còn là công việc lâu dài của đông đảo công chúng độc giả và giới nghiên cứu phê bình văn học.

2. Là con người của hai thế kỷ, nhà Nho tài tử trong xã hội tư sản, TảnĐà vào đời bằng văn chương, dám “đem văn chương bán phố phường”, xem Đà vào đời bằng văn chương, dám “đem văn chương bán phố phường”, xem văn chương là một nghề và quyết tâm phụng sự “nghệ làm văn” bằng cả tài năng, đam mê và tâm huyết hiếm có. Ông để lại một khối lượng tác phẩm tuy không thật đồ sộ nhưng lại bằng nhiều thể loại khác nhau: thơ, truyện, tiểu thuyết, hồi ký, nhàn đàm, luận thuyết,… Sáng tác bằng thể loại nào của ông cũng phức tạp. Đã đến lúc cần có một cái nhìn tổng thể đối với toàn bộ di sản văn xuôi của Tản Đà, tìm ra giới hạn trong từng bộ phận sáng tác, lấy hệ quy chiếu là quá trình chuyển đổi loại hình của văn học Việt Nam từ mô hình văn học trung đại phương Đông sang mô hình văn học hiện đại bắt nguồn từ phương Tây để từ đó nhìn thấy điểm dừng của một kiểu tác giả văn chương trên con đường hội nhập vào một mô hình văn chương khác.

3. Với tính cách và tâm hồn phóng túng, lãng mạn, Tản Đà mang đếncho văn học dân tộc không chỉ thơ mà còn nhiều áng văn xuôi lãng mạn, cho văn học dân tộc không chỉ thơ mà còn nhiều áng văn xuôi lãng mạn, mượt mà nhưng vẫn thấm đẫm chất hiện thực. Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi của Tản Đà rõ ràng là một nội dung, một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc trên nhiều phương diện. Trên cơ sở của quan điểm thi pháp và phong cách học nghệ thuật, luận văn đã cố gắng xác định những đặc điểm của cái tôi cá nhân lãng mạn ấy trong văn xuôi Tản Đà với cái nhìn hệ thống. Tản Đà là một phong cách lớn giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử thơ ca Việt Nam thì đã đành, trong văn xuôi, vai trò của ông cũng không thể phủ định.

4. Với tư duy nghệ thuật muốn phá bỏ mọi khuôn sáo và với trí tưởngtượng phong phú, Tản Đà đã sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc tượng phong phú, Tản Đà đã sáng tạo nên những hình tượng nghệ thuật độc

đáo mang ý nghĩa xã hội - thẩm mĩ sâu sắc, mới mẻ, không chỉ trong thơ mà trong cả văn xuôi. Thế giới nghệ thuật văn xuôi Tản Đà thực sự là cả một thế giới nghệ thuật hấp dẫn, vừa rất lãng mạn nhưng cũng vừa rất hiện thực. hình tượng cái tôi tác giả mang tên Nguyễn Khắc Hiếu trở thành hình tượng trung tâm trong mọi mối quan hệ. Cái “tôi” ấy xuất hiện lừng lững, không hề giấu giếm, thậm chí còn tự tin hơn khi là chính mình. Trong mối giao tiếp với hình tượng trung tâm ấy là một thế giới nhân vật “lạ” những con người đã trở thành thiên cổ, những nhân vật “phi thực”, nhân vật của tưởng tượng, của cõi mơ, cõi mộng… Tất cả như là hình bóng của thực tại được khúc xạ qua lăng kính Tản Đà lãng mạn độc đáo của Tản Đà.

5. Văn xuôi tự sự của Tản Đà ở tất cả các thể loại (truyện ngắn, tiểuthuyết, tự truyện hay là ký) đều cho thấy hình tượng một cái tôi cá nhân lãng thuyết, tự truyện hay là ký) đều cho thấy hình tượng một cái tôi cá nhân lãng mạn với những giấc mơ, giấc mộng, giấc mộng con, giấc mộng lớn... Cái tôi ấy lại thích khám phá, thám hiểm ở những vùng đất “lạ” (chốn Thiên đình, cảnh Bồng lai, “cõi đời cũ”, “cõi đời mới”),… Cấu trúc và nghệ thuật tổ chức các tác phẩm theo yêu của từng thể loại của Tản Đà chưa hẳn đã phù hợp với đặc trưng và yêu cầu của thi pháp các thể loại hiện đại, nhưng nó đã thực sự khác với các thể loại (truyện, tiểu thuyết, ký) truyền thống. Văn xuôi Tản Đà đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa, phải được tìm hiểu, nghiên cứu nghiêm túc, khoa học, trong đó có vấn đề cái tôi cá nhân lãng mạn.

Tản Đà có vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam không chỉ ở thơ ca mà còn ở các thể loại văn xuôi nghệ thuật. Ông đã đặt văn học Việt Nam trước một sự lựa chọn: lãng mạn hay hiện thực trên con đường đi đến hiện đại. Đóng góp của Tản Đà quả là không nhỏ đối với lịch sử văn học dân tộc.

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 112 - 117)