Tính chất giao thời và sự chuẩn bị của Tản Đà cho văn xuô

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 108)

hiện đại

Giai đoạn đầu thế kỷ XX với những biến động về văn hoá và xã hội đã làm xuất hiện những quan điểm mới mẻ về văn học. Trong đó nổi lên khuynh hướng quan tâm đến thời hiện tại với những cảnh ngộ của con người trong cuộc đời thực, quan tâm đến những sự thật thông thường ở đời; (đã được đề cập ở Chương 1). Đây là cơ sở để làm xuất hiện trở lại trong văn xuôi tự sự khuynh hướng thế tục với những bước phát triển mới. Phản ánh tính giao thời trong quan niệm về tiểu thuyết của Tản Đà, không phải mọi sáng tác của ông đều đi theo lộ trình được vạch ra từ những quan điểm mới mẻ trong tiểu thuyết thời kì này.

Thiên hướng đề cao lối văn vị đời đã khiến Tản Đà bị hấp dẫn với các vấn đề đạo lý, với lối viết nhằm vào mục đích giáo huấn. Có thể nhận thấy điều này qua một loạt truyện ngắn: Thần hổ, Trạng nguyên, Thành bọ hung ( chuyện thế gian I, II). Ở những truyện này, Tản Đà muốn đề cao thiên lương, châm biếm những kẻ chỉ biết tôn thờ đồng tiền. Truyện Thần hổ (mang đậm mầu sắc thần kỳ) kể chuyện một người tiều phu chứng kiến chuyện hổ vồ người. Không phải ai hổ cũng có thể giết được. Thần hổ giải thích cho người tiều phu rằng:

“Hổ không ăn người, chỉ ăn những giống vật. Hổ mà ăn người nào thời người ấy cũng chỉ là giống vật. Nguện người ta thời phải có thiên lương, có thiên lương thời trên đỉnh dầu thường có khí sáng chiếu hẳn lên, gọi là “thần quang”; hổ trông thấy, phải lánh ngay. Thiên lương đã mất thời thần quang phải tắt, hổ trông thấy không khác gì giống vật, cho nên mới giám bắt mà ăn”. Chính vì thế, một tên ăn cướp rất hung ác nhưng đồ cướp được lại để cho người chị dâu goá để nuôi đứa cháu mồ côi cho nên hổ trông thấy phải lùi lại không dám vồ. Nhưng người đàn bà đi sau vì bỏ chồng đi lấy chồng khác lại ăn ở cay nghiệt với con riêng của chồng nên bị hổ ăn thịt. Người tiều phu vì ở với mẹ ghẻ có hiếu, bớt cơm áo của vợ con để phụng dưỡng nên được thần hổ giúp thêm cho tiền bạc.

Cũng với tinh thần tải đạo như thế, trong truyện Trạng nguyên, Tản Đà qua lời của bà lão đã phê phán những kẻ dù có danh vọng “nhưng không có một tý đức độ, phong nhã nào chỉ lấy thế lợi để nhử nạt người". Trong Thành bọ hung, Tản Đà lại xây dựng nhân vật Tuân Sinh với tính nết rất tham bỉ” và ông Hợi - Đồng, họ Tiền - Chủ. Cả hai nhân vật này, khi gặp nhau đều nhận thấy ở nhau một mùi xú uế không thể chịu được. Tác giả có một lời bàn khá hóm hỉnh ở cuối câu chuyện: "Hai cái thối không tự biết là thôi mà cũng không ưa nhau, lạ cho cái thối của thế gian, nghĩ cũng lắm cách" [13/57].

Cái mà người đọc tiếp nhận được trong các truyện ngắn nói trên, không gì khác, là những vấn đề đạo lý muôn thuở trong sách vở. Tư thế của người cầm bút là tư thế của người phát ngôn cho những lời giáo huấn răn dạy.

Trong phần phân tích về những biến đổi trong quan niệm tiểu thuyết đầu thế kỷ của chương 1, chúng tôi đã chứng minh: quan tâm đến thời hiện tại là một đặc trưng của tiểu thuyết thời kỳ này. Đây là một cách tân quan trọng cho phép ta khu biệt khuynh hướng thế tục trong văn học truyền thống.

Thế giới quan của văn học trung đại là thế giới và những trật tự tồn tại trong nó là ổn định, không có năng lực biến đổi" [67, 31]. Đối với các xã hội phương Đông, quan niệm trên có một hậu thuẫn chắc chắn bởi trật tự phong kiến. Trong suốt hàng nghìn năm, những thay đổi diễn ra chậm chạp và không

sao phá vỡ được các thiết chế xã hội đã trở nên già cỗi lạc hậu. Các thế hệ dường như tắm trên cùng một dòng sông. Những gì mà con người đang sống hôm nay cũng là những gì người xưa và hậu thế đã và sẽ trải qua. Một mặt nhà văn là con người của một thời đại cụ thể. Những tác phẩm, vì thế, xét đến cùng là hồi quang từ thực tế đời sống mà anh ta đã chứng kiến, trải nghiệm. Song cái chi phối lớn nhất đối với con người cầm bút là ở chỗ: anh ta muốn nhìn thấy đằng sau hiện thực của tác phẩm một hiện thực khác, phổ biến và bất biến trong thời gian. Nói cách khác hiện thực trong tác phẩm là một hiện thực ít nhiều thoát ra khỏi giới hạn của một thời hiện tại cụ thể. Cái hấp dẫn các nhà văn truyền thống khi nhìn vào hiện thực đời sống là ở chỗ: họ cố gắng nhìn ra trong cái hiện thực nhất thời ấy những biểu hiện của các phạm trù bất biến: trung, nịnh, hiền, ngu, tài, mệnh... Hiện thực cụ thể chỉ là tài liệu để nhà văn nhận thức về những quy luật vĩnh cữu, hằng tồn. Đây là cách thức quen thuộc để đem đến sức mạnh khái quát cho các tác phẩm trong truyền thống. Chính điều này khiến cho bức tranh đời sống dù mang một niên đại nào đó vẫn ít nhiều có tính chất của thời đại đó. Chữ thuyết ở đây hàm nghĩa một cách suy tư về những tính chất phổ quát của đời sống. Người viết tiểu thuyết cũng đồng thời đóng vai là nhà triết học đi tìm những quy luật vĩnh cửu trong đời sống. Một ví dụ tiêu biểu cho cách nhìn này trong văn học Việt Nam là Truyện Kiều

của Nguyễn Du. Một mặt, Truyện Kiều là kết quả của “những điều trông thấy”của Nguyễn Du trong suốt cuộc đời chìm nổi của mình. Những điều trông thấy ở đây không gì khác chính là hiện thực cuộc sống. Nhưng đúng như GS Trần Đình Hượu phân tích: cái thực tế mà Nguyễn Du đề cập đến trong tác phẩm “không phải là thực tế thời Lê mạt - Nguyễn sơ mà cũng không phải là thời Gia Tĩnh triều Minh”. Đây là cái “thực tế trừu tượng” mà Nguyễn Du gọi là “cõi người tá” [20/469]. Nói cách khác qua cuộc đời Kiều Nguyễn Du muốn chứng nghiệm, chiêm nghiêm về mệnh - một phạm trù bất biến, phổ quát cho con người ở mọi thời đại.

trên ta cũng đồng thời bắt gặp cái nhìn hướng tới một thế giới phổ quát như thế. Khi đặt những sáng tác này của Tản Đà bên cạnh những sáng tác khác của các nhà văn cùng thời như Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn hay sau này là Nguyễn Công Hoan ta thấy chúng có một khác biệt nổi bật không thể trộn lẫn được. Không chỉ bởi những yếu tố ít nhiều còn bị chi phối bởi phạm trù cái kỳ trong truyền thống. Ta cũng đã nói đến lối viết giáo huấn, màu sắc đạo lý trong các tác phẩm này. Tuy nhiên, theo chúng tôi, đây vẫn phải là nguyên nhân cơ bản khiến cho màu sắc đời thường, thế tục không xuất hiện một cách rõ nét trong các sáng tác nói trên của Tản Đà. Trường hợp những sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau này khiến ta phải tìm một cách lý giải khác thoả đáng hơn. Nguyễn Công Hoan cũng là cây bút được đặc trưng bởi việc khám phá những thói hư tật xấu, những suy đồi của đạo lý, những phê phán của Nguyễn Công Hoan đối với hiện thực, ít nhiều, đều có liên quan đến những vấn đề của đạo lý. Về điểm này, Tản Đà và Nguyễn Công Hoan rất gần gũi nhau. Cái khác biệt cơ bản giữa hai nhà văn này là ở chỗ: các nhân vật của Nguyễn Công Hoan luôn hiện lên với tư cách là những nhân vật của cuộc sống thực, của thời hiện kim. Các nhân vật trong các sáng tác nói trên của Tản Đà, trái lại, như lơ lửng trong môi trường chân không, chúng không mang những dấu vết của không gian của xã hội đương thời. Điều này bắt nguồn từ một quan niệm đã được Tản Đà nói rõ trong Lời dẫn cho tập Chuyện thế gian: “Quyển truyện này là “chuyện thế gian, không cứ cổ, kim đông, tây; không cứ quỹ, thần, nhân, vât...đều in ra để người thế gian biết”...

Thế gian trong cách hiểu trên của Tản Đà là cỏi nhân sinh trường tồn, bất biến, nằm ngoài mọi thời gian xã hội cụ thể chứ chưa phải là thực tế đời sống được rút ra từ những điều sở kiến. Chính vì thế những truyện ngắn trên mang đậm màu sắc ngụ ngôn, phúng dụ mà thiếu đi màu sắc và hơi thở của đời sống thực. Điều này khiến màu sắc thế tục trong các sáng tác nói trên của Tản Đà gần gũi với những tác phẩm tự sự trong truyền thống hơn là các sáng tác hiện đại.

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 108)