Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 95 - 103)

Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Nhân vật có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không sinh động, xuất hiện một hay nhiều lần, có thể có tên, có thể là không tên, hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó... Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2 phương diện: số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận của con người. Về chất lượng: dù nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật...nhưng lại gán cho nó những phẩm chất của con người. Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những đặc điểm riêng...

Trong sáng tạo văn học, nhà văn trước hết phải lo tìm kiếm nhân vật, tìm cách tạo dựng một hệ thống nhân vật. Đặc biệt trong văn xuôi, vấn đề xây dựng nhân vật là một hình thức cơ bản vì qua nó nhà văn có thể miêu tả thế

giới một cách hình tượng. M.Bakhtin cho rằng: “Nhân vật làm cho Đôtxtôiepxki quan tâm không như một hiện tượng của hiện thực, có các dấu hiệu xác định, cố định về mặt điển hình xã hội và tính cá nhân, không như một diện mạo nhất định, được tạo thành bằng các đặc điểm đơn nghĩa và khách quan, mà tổng thể phải trả lời câu hỏi: Nó là ai? Không, nhân vật làm cho Đôtxtôiepxki quan tâm chỉ như một quan điểm đặc biệt đối với thế giới và đối với chính nó, như một lập trường ý nghĩa và lập trường đánh giá của con người đối với bản thân và đối với thế giới xung quanh nó. Đó là đặc điểm quan trọng và căn bản trong cảm thụ nhân vật”... Các nhà tiểu thuyết lãng mạn thường “xây dựng nên những nhân vật giả tạo, cá thể hóa một mặt trừu tượng - siêu hình, phi thường. Và đặt họ vào hoàn cảnh đặc biệt, ước lệ, phi thường”. Văn học hiện thực phê phán lại xây dựng những nhân vật điển hình như Chí Phèo, Chị Dậu, Xuân tóc Đỏ... họ là những con người tha hóa, có những bi kịch đau đớn của cuộc đời mình. Rõ hơn những nhân vật này được đặt trong hoàn cảnh điển hình nên tính cách được bộc lộ rõ nét.

Trong văn xuôi, Tản Đà cũng đã xây dựng cho mình một hệ thống nhân vật đặc biệt đó là những nhân vật thiên cổ, phi thực.

Tản Đà lại xây dựng kiểu nhân vật đặc biệt mà chỉ Tản Đà mới có. Thế giới nhân vật trong văn xuôi Tản Đà từ Giấc mộng con cho đến Giấc mộng lớn là một thế giới nhân vật “lạ”. Thế giới nhân vật ấy gồm nhiều loại người, kiểu người, thuộc nhiều thế giới khác nhau: Những con người đã trở thành thiên cổ, những vĩ nhân của lịch sử quá khứ (Lư Thoa, Đông Phương sóc, Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi,…), v.v… Trong Giấc mộng con 2, những con người thuộc về thiên cổ này lần lượt gặp Nguyễn Khắc hiếu trong lần Nguyễn Khắc Hiếu lên Thiên đình. Theo Tản Đà: “Cái thân luân lạc ở hạ giới bao năm nay mà bao nhiêu tri kỷ ở cả chốn thiên đình”. Đông Phương Sóc là hạng người tài hoa, có tài khôi hài nhưng trong sự khôi hài “thường có ý phúng dán, cho nên lên đây được đức thượng Đế cho coi về bộ nhạc”. Gặp Đông Phương Sóc, Nguyễn Khắc Hiếu biết thêm về “sự nhạc ca” và “diễn kịch như

thế nào là hay”. Cụ Hàn Thuyên là người viết báo phụ trách Thiên triều nhật báo, bài viết của cụ “thật là giản kính hùng hồn, các quốc văn ở hạ giới bây giờ chẳng bài nào có thể sánh kịp”. Hầu chuyện với cụ Hàn Thuyên, Nguyễn Khắc Hiếu có cơ hội nói về tờ An Nam tạp chí và thể hiện tài văn báo của mình khi giúp cụ Hàn Thuyên viết báo. Tìm đến chốn “thâm nghiêm” của Nguyễn Trãi thấy cụ “bắt hai tay ra đằng sau, đương đi bách bộ, vẻ mặt coi thật là buồn rầu, mà như ý trầm tư lắm lắm”. Cụ đương buồn, không phải là buồn về dĩ vãng “mà chỉ là buồn về vận hội sau này của nước nhà. Đời không có hào kiệt thời chẳng thà nước đừng có giang sơn”. Nhân vật Lư thoa (J.J.Rouseau) “một nhà triết học bên Âu sinh bình vẫn ngưỡng mộ” cụ có cảm giác rằng lên sống ở thiên đình dễ chịu hơn vì “ở hạ giới thời còn chia ra giống người này, người nước nọ, chớ lên đây thời cái ấy vứt đi hết”.

Thế giới nhân vật của Tản Đà trong Giấc mộng con 2 hiện lên rất đa dạng. Ở từng con người, Nguyễn Khắc Hiếu biết thêm nhiều điều bổ ích như: Nhân loại ở hạ giới sẽ ra làm sao? Tại sao bài xã thuyết trên báo lại viết ngắn như thế?... Tản Đà tìm thấy ở họ niềm sẻ chia, gặp họ Tản Đà như gặp được người “tri kỷ”.

Bên cạnh đó là những nhân vật phi thực, huyền thnhwngxnhaan vật trong tưởng tượng. Nguyên Khắc Hiếu từng tiếp chuyện Tây Thi, Dương Quý Phi, Chiêu Quân, Chu Kiều Oanh... Hai vị tiên nữ “ăn mặc lộng lẫy” nói chuyện với Nguyễn Khắc Hiếu về diễn tích tuồng mà Nguyễn Khắc Hiếu viết về họ, diễn tả được đúng cái tâm sự của họ là Tây Thi và Dương Quý Phi, từng ở hạ giới lên đây làm tiên sống cuộc sống thanh nhàn…

Giấc mộng lớn là cuốn “nhật ký” về cuộc đời của Tản Đà. Khi học ở phủ Vĩnh Tường, với mục đích sự học ở khoa cử, tiền đồ khoa cử có mối quan hệ với tình duyên, nhưng đến lúc thi hỏng, ý trung nhân xuất giá, lên non tiên tế nàng Chiêu quân - người con gái “sắc đẹp tuyệt đời mệnh bạc không còn trời đất nào”, “mã xanh để sót lại vết giận cho đời, suối vàng lẻ loi nằm đó một mình, nhưng thương thay má hồng, sao mà đến thế”… Nguyễn

Khắc Hiếu với “vừa cách xa đời, lại người khác nước vì có lòng thương tình cảnh cô” nên đêm rằm tháng ba đã làm mâm lễ rất thành kính để tế cô. Ở nhân vật tiên nữ này, Tản đà như thấy mình ở trong đó. Ông hiểu mình cũng là kẻ “cùng hội cùng thuyền” cũng là kẻ tài hoa nhưng cuộc đời lại không ưu ái tạo điều kiện với mình khiến ước mơ chỉ là mơ ước.

Một con người của huyền thoại, tưởng tượng có mặt trong những giấc mộng của Tản Đà là Chu Kiều Oanh: một ý trung nhân, một người tri kỷ nhất với Nguyễn Khắc Hiếu, “Chữ Tây đã biết nhiều, còn đương học chữ Nho cũng thông hiểu điển tích”, “cái chí thú về sự học, bọn nam nhi chưa đã mấy người”. Với Nguyễn Khắc Hiếu, Kiều Oanh là tri âm. Những lời tâm sự, những câu khuyên răn của Kiều Oanh đều là “nhời vàng trống ngọc, không một câu nào dám bỏ dứt”. Thậm chí Kiều Oanh còn giúp cho cái “thân thế văn chương” của Nguyễn Khắc Hiếu “muốn chấn chỉnh nghiệp văn cho tấn tới hơn trước, cho khỏi phụ giang sơn, cho khỏi phụ cố nhân”.

Tản Đà xây dựng một thế giới nhân vật “lạ”. Thế giới nhân vật ấy giao tiếp với chính Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu. Lấy chính mình làm trung tâm cho mọi câu chuyện, Tản Đà tự tin thể hiện mọi cung bậc của cảm xúc.

Có thể nói đặc điểm chung của cái Tôi cá nhân ở Tản Đà là sự say mê chính bản thân mình một cách triệt để. Không chờ đến Giấc mộng lớn,

ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay Giấc mộng con, Tản Đà đã lấy tên khai sinh của mình làm tên của nhân vật chính. Trong hai cuốn tiểu thuyết này ta thấy xuất hiện những chi tiết, những sở thích rất riêng tư, đôi khi vụn vặt, nhưng được ông thuật lại một cách đầy hứng khởi, say mê. Đây là những kỉ niệm của tuổi thơ: ‘'Khi ấy đi học, còn phải có người cõng, về nhà chỉ thích chơi chuồn chuồn”... “ Có một khi cùng những trẻ con trong họ, chơi làm sự hát chèo, mình đóng mi Từ Thức, mặc một cái áo bằng cấp mà không có quần; đến lúc cởi áo cẩm bào để tha cho người tiên nữ, cả chúng đều vỡ cườỉ”.

Còn đây là lối ẩm thực và lối sinh hoạt khác thường của Tản Đà được chính ông thuật lại trong Giấc mộng lớn: "... đương ăn rau đổi ra ăn thịt. Mỗi

ngày cũng chỉ có một bữa ăn, mối bữa ăn hoặc là cái thủ heo, hoặc con gà, con vịt, hoặc con cá...; rượu thời uống hũ, không uống chai. Bữa ăn cũng rất là vô thường, nếu thuộc vế phần đêm thời có khi thắp 28 ngọn nến, gọi là nhịp thập bát tú, thắp 7 mpgọn nến, gọi làvthất tinh đàn. Bữa ăn nếu về phần ngày, thời sau khi ăn xong, tất phải có con dao thanh quắm, đi chém phạt ít nhiều cành cây, như không thế thời không thấy thú sương”.

Trên bước đường du ngoạn, tâm hồn bị hấp dẫn bởi những mới lạ trong ngoại giới, Tản Đà vẫn không quên những trải nghiệm cá nhân của mình. Dường như cảnh vật xứ lạ chỉ là một tấm phông để ông phóng chiếu lên đó chân dung cái Tôi của mình: “đến Tai - mahal...xây toàn bằng đá hao trắng, trong chạm lồng, dát kim cương ngọc thạch các sắc...vào trong đền mà xem, tưởng như bao các vị định tinh trong bầu giời củng nhau hội họp trong một cái nhà bé nhỏ ấy. Bước chân từ trong đền ra,...bầu giời quang sáng, mặt đá lóng lánh, cảnh sắc càng đáng yêu, hoảng như khi còn ở nhà được xem ở dưới lòng nước sâu cái bóng người con gái 18 tuổi rất trắng đẹp, đêm, tay đeo toàn đồ vàng, cầm đuốc sáng đứng ngang trên bờ ao”[9/89]. Đoạn văn trên bắt đầu từ

một quan sát ngoại cảnh nhưng là để dẫn đến, để rọi sáng một cảm nhận hoàn toàn riêng tư của cái Tôi. Thì ra, đù phiêu du nơi đâu, cũng chi là một cái cớ để Tản Đà giới thiệu, khám phá về cái Tôi của mình. Cái tâm lý “mình yêu mình” của Tản Đà còn được thể hiện thật rõ nét khi ông hư cấu nên một nhân vật như Chu Kiều Oanh hiện diện trong suốt cả hai tập Giấc mộng con. Chu Kiều Oanh thực chất là một hóa thân của Tản Đà trong hình hài của một giai nhân. Tình yêu, sự tán thưởng, kỳ vọng của Chu Kiều Oanh dành cho Nguyễn Khắc Hiếu là một cách để Tản Đà bộc lộ sự say mê của ông đối với chính bản thân mình. Nhà văn công khai bộc lộ sự say mê đối với bản thân mình, lấy cái Tôi của mình làm chất liệu cho mọi miêu tả và khám phá nghệ thuật. Đặc điểm trên không hề là một ngẫu nhiên. Trái lại, đây là một tuyên ngôn sống của Tản Đà và ông đã trực tiếp bộc lộ điều này trong lời Tựa cho tiểu thuyết Giấc mộng lớn. “...nghĩ như người ta sinh ra trong đời, không ai dễ có mấy thân, cho nên

mình yêu mình, là cái tình chung của nhân loại. Một cái yêu mình đó, không cứ đẹp hay xấu, hay hay dở, mà yêu thời cư yêu”.

Một cách tự nhiên, trong thế giới chỉ có cái tôi là đáng trọng, đáng yêu dấu, đáng phụng thờ. Chính ông đã đề xướng thuyết phụng thờ. Có thể nói, sự thờ phụng cái Tôi cũng xuất hiện khá rõ trong các sáng tác của Tản Đà. Chính điều này đã khiến ông bị xem là ngông và bị Phạm Quỳnh lên tiếng chỉ trích. Trên Nam Phong số7 năm 1918, Phạm Quỳnh bình luận một cách phẫn nộ: “người ta phi cuồng thì không ai trần truồng đi ngoài phố. Nhà làm sách cũng vậy, không ai đem thân thế mình mà làm truyện cho người đời xem, nhất là tự mình tán tụng cho mình thì lại càng khó nghe lắm nữa”. Tuy nhiên, chính cái đặc điểm mà Phạm Quỳnh cực lực lên án nói trên lại là đóng góp mới mẻ nhất, quan trọng nhất mà Tản Đà đã đem đến cho văn học: cái Tôi đến Tản Đà - đã trở thành đối tượng thẩm mỹ trực tiếp và duy nhất cho sự quan sát và miêu tả của nghệ thuật.

Cũng cần chú ý, việc lấy cái Tôi làm đối tượng trực tiếp duy nhất và cho sự miêu tả nghệ thuật đã khiến cho con người ngoài đời và nhân vật trong tác phẩm văn học như trộn lẫn vào nhau thật khó tách bạch. Vì vậy có thể hiểu con người của Tản Đà qua những trang văn của ông và ngược lại có thể đi từ những chi tiết rất xác thực ngoài đời để hiểu sáng tác văn học của Tản Đà. Lưu Trọng Lư đã có lý khi đánh giá: “con người Nguyễn Khắc Hiếu chính là tác phẩm tuyệt xảo, một bài thơ hay nhất trong sự nghiệp Tản Đà”[57, 10-ll]. Lý do là vì Tản Đà đã lấy ông làm nguyên mẫu cho những sáng tác của mình. Sáng tác của ông không chỉ là phản chiếu của con người ông trong cuộc đời thực.

Quan niệm: “không cứ đẹp hay xấu, hay hay dở, mà yêu thời cứ yêu” đã khiến sự say mê cái Tôi của Tản Đà gắn liền với sự thành thực khi quan sát và mô tả bản thân. Tản Đà không hề tô vẽ, ngượng ngập khi nói về mình ở những khía cạnh riêng tư nhất. Sự thành thực trên khiến cái Tôi của Tản Đà như hiện hiện trực tiếp trong tác phẩm với những chi tiết thuần túy tiểu sử, đời tư. Đây cũng là một đặc điểm trong bút pháp của Montaigne. Đoạn văn sau đây rất tiêu

biểu cho sự thành thực của Montaigne khi viết về bản thân mình: “Khổ người tôi thấp kém trung bình một tí... Dáng tôi nặng nề to mạnh, mặt không phì mập, nhưng đầy đặn; tính khí thì không vui vẻ mà cũng không buồn rầu, không hăng hái nóng nảy lắm. Sức tôi mạnh, mỗi tuổi một khỏe, không hay có bệnh tật...Tài khéo, tôi không có một chút gì...Đàn hát, tôi dốt quá, học đánh đàn không biết đánh, học hát không có giọng. Nghề nhảy, nghề múa, phép thể thao tôi cũng biết hơi hơi mà thôi; còn như múa gươm, lội nước,v...v thì tuyệt không biết. Tay tôi thì cứng cõi vụng về, viết xấu, có khi viết mà đọc lại cũng không đọc được... Tôi viết cái thư cho ai, nhiều khi đến chỗ kết không biết viết thế nào... Tóm lại thì hình thể tôi với tư chất tôi cũng là tầm thường cả. Không có gì là linh lợi; chỉ được cái vững vàng chắc chắn”.

Không có gì đặc biệt ngoài sự thành thật tuyệt đối khi quan sát, miêu tả bản thân. Và đây là lý do hấp dẫn người đọc suốt mấy trăm năm qua. Sự hấp dẫn trong các tác phẩm của Tản Đà cũng có nguồn gốc từ sự thành thực này. Điều thú vị hơn, không chỉ trong những tự thuật mà ngay cả trong những cảnh ngộ hoàn toàn tưởng tượng, hư cấu thì những thể nghiệm được thuật lại vẫn rất mực thành thực khiến ta phải ngạc nhiên. Còn khi lên cõi tiên, gặp tình huống: “Nhiều cô tiên thật xinh, đi chạm vào vai mình thời họ tất cả mỉm cườ” Nguyễn Khắc Hiếu Ihấy: “trong bụng hồ nghi, có lẽ là những cô tiên đó yêu mình chăng?”. Đến khi được Đông Phương Sóc giải thích lý do: “chạm vai ông mà họ cười, là họ thấy ông có trần cốt”, nhân vật thấy “thẹn quá nhưng rồi lại tự an ủi: “Nhưng thôi, được một cái cười của người tiên cũng là quý”[9/124]. Sự thành thật ở các trích dẫn ưên không nằm trong những chi tiết cụ thể mà nó toát ra từ chân dung tinh thần của cái Tôi khi thì bông lơn, tự trào khi lại ngộ nhận một cách hồn nhiên đa tình nơi Tản Đà. Nó khiến những tưởng tượng trở nên rất sinh động, có hồn.

Cuối cùng, sự thành thực trước cả những cái đẹp và xấu, hay và dở của bản thân đã khiến cái Tôi của Tản Đà không xa vào khuynh hướng bị lý tưởng hóa. Tự xem mình là bậc “trích tiên” được Trời sai xuống trần để truyền bá

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w