Khái luận về cái Tôi tự thuật trong văn xuôi Tản Đà

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 41)

Trong tác phẩm của mình, Tản Đà đã nói đến cái tôi như một đối tượng thẩm mỹ trực tiếp và duy nhất cho sự quan sát và miêu tả của nghệ thuật. Tản Đà đã đề cao cái tôi mình, đưa cái tôi trở thành đề tài của tác phẩm, lấy cái tôi làm nền tảng cho những khám phá nghệ thuật. Chính sự mạnh dạn và quả quyết tôn thờ cái tôi của mình trong tác phẩm đã khiến cho văn xuôi của Tản Đà có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử văn học. Sự thành thực khi trực tiếp miêu tả cái tôi với tất cả các cung bậc vốn có là một sự mở ñầu vô cùng ý nghĩa trong nhận thức, quan niệm về con người và cả trong tiếp nhận văn học. Và

chính Tản Đà là một trong những nhà văn đi tiên phong khi khai thác tinh thần hiện đại ấy trong các tác phẩm.

Về cái Tôi tự thuật trong văn chương người tài tử, Trần Ngọc Vương nhận thấy: càng biểu hiện mình một cách trực tiếp, người tài tử càng cảm nhận những giói hạn mà họ phải chịu đựng một cách rõ rệt. Số phận nếu đã đinh cho người “hồng nhan"là "bạc mệnh" thì cũng dành cho người tài tử cảnh "đa

cảm”. Trải nghiệm trên đến Tản Đà càng được mài sắc và thấm thìa hơn bao giờ hết. Thất bại trong công danh, tình ái. Nhập thế những mong có được một chút sự nghiệp văn chương không thành, Thú giang hồ cũng sớm trở nên mệt mỏi. Muốn dừng bước mà cứ bị cuộc đời xô đẩy. Cái Tôi trong Giấc mộng lớn

càng về cuối càng bớt đi những cao vọng nhưng vẫn không sao tránh được vấp ngã bi kịch. Cảm nhận này được Tản Đà trực tiếp bộc bạch trong truyện ngắn

Xuân như mộng: “ở đời, chỉ những sự buồn mới là thật". Một cảm nhận đày chua xót! Trong mối tương quan với Giấc mộng con, cái Sầu trong Giấc mộng lớn như thế là kết quả của việc nếm trải và thể nghiệm một cách chân thực sự đối lập gay gắt, sự bất hòa giữa thế giói hiện thực và thế giới lý tưởng. Cái Sầu

với ý nghĩa này đã trở thành một đặc điểm thẩm mỹ, một chiều kích mới cho những khám phá về cái Tôitrong môi trường cuộc đời thực của Tản Đà. Khám phá này sau đó nhanh chóng trở thành mẫu số chung cho cả một thời đại văn học. Như ta sẽ thấy ở giai đoạn văn học tiếp theo, không chỉ trong văn học lãng mạn mà cả trong những tác phẩm hiện thực, sự mâu thuẫn không thể hòa giải giữa lý tưởng và hiện thực sẽ tiếp tục được đi sâu thể nghiệm. Và sự thể nghiệm này cũng không chỉ đóng khung trong giói hạn văn chương. Sau này, trước cái chết của Tản Đà, tất cả giới cầm bút lúc đó đều bộc lộ một xúc động chân thành. Người ta ngưỡng mộ một tài năng, ngậm ngùi về một đấng “trích tiên” cuối cùng nơi dương thế nhưng trong đó không phải không có ít nhiều tâm sự của những kẻ “đồng bệnh tương liên”. Bằng chính cuộc đời của mình họ hiểu bi kịch Tản Đà: bi kịch về sự thất thế của những giá trị đẹp đẽ trong xã hội tư sản hào nhoáng nhưng cũng thật tàn nhẫn lạnh lùng.

Với Tản Đà, lần đầu tiên cái tôi cá nhân đã trở thành hình tượng trung tâm trong tác phẩm văn học. Tản Đà không còn đề cập đến con người cá nhân chung chung mà lấy chính cá nhân mình, cái tôi của mình làm đề tài, thậm chí làm nhân vật chính của tác phẩm.

Cái tôi tự thuật của Tản Đà gắn liền với những nếm trải chân thực trong cuộc sống đầy cay đắng mà ông trải qua, vì thế trong những tác phẩm của mình, Tản Đà đều thể hiện sự day dứt và sầu mộng, với nỗi buồn và trăn trở về cuộc sống. Tản Đà đã mượn văn chương để sống với cái mộng, cái ngông của mình, xét cho cùng là để giải thoát cho cái tôi cá nhân.

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w