Cái tôi giao tiếp với nhiều nhân vật “lạ”

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 49 - 50)

Tản Đà là người yêu nước -– yêu nước theo kiểu một Tản Đà nghệ sĩ. Trong văn xuôi Tản Đà có những nhân vật lịch sử kiệt xuất đó là những danh nhân lịch sử, văn hóa tuy xuất hiện không nhiều nhưng luôn để lại giấu ấn sâu đậm nhất là sự nể phục kính trọng từ đáy lòng của Tản Đà đối với các bậc tiền bối, những anh hùng vô danh đã cống hiến cả sinh mạng mình cho Tổ quốc. Tản Đà ngưỡng mộ, tôn kính, ca tụng những anh hùng liệt sĩ đã hy sinh tính mạng cho sự sống của Tổ quốc trong bài Nói về liệt đại anh hùng nước ta. Riêng đối với những phụ nữ có công lớn trong lịch sử chống ngoại xâm như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Thị Trinh,.. Tản Đà càng tỏ lòng cảm phục. Trong cuốn Quốc sử huấn mông đó, Tản Đà đã có ý thức giáo dục cho nhi đồng lòng tự hào dân tộc và lòng yêu quý công lao gây dựng đất nước của các thế hệ cha ông.

Nhưng điều đáng chú ý hơn, trong văn xuôi Tản Đà có không ít những nhân vật hư cấu, không có thực, những con người của huyền thoại, tưởng tượng (ông Trời, chị Hằng, nàng Ngu Cơ, các tiên nữ, Chu Kiều Oanh, v.v…) …; hoặc rất nhiều những nhân vật đã trở thành thiên cổ (Lư Thoa (J.J.Rousseau), Đông Phương Sóc, Khổng Tử, Hàn Thuyên, Nguyễn Trãi, Chiêu Quân, Tây Thi, Dương Quý Phi, v.v...)...

Tản Đà đã thổi hồn vào những nhân vật này tính cách mới, làm cho họ trở nên sống động hơn bao giờ hết. Cái hay của Tản Đà là thông qua hình ảnh các nhân vật hư cấu để nói về thực trạng làm báo lúc bấy giờ. Đó cũng là cái tài của Tản Đà.

Dưới ngòi bút của Tản Đà các nhân vật có cơ hội tái sinh lần nữa, nhưng trên hết, đó chính là sự tái sinh của Tản Đà để ông được bày tỏ những quan điểm, những tâm tư tình cảm gói gọn trong đó. Nếu còn chán với thực tại ông sẽ lại còn mơ mộng, còn viết.

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 49 - 50)