Tiểu thuyết và nghệ thuật tổ chức tác phẩm của Tản Đà

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 72 - 79)

(Giấc mộng con I, Thần tiền, Giấc mộng con II)

Nhà văn kiêm triết học là giấc mộng khép lại của Giấc mộng con I. Giấc mộng tình ái, người du khách say mê những chân trời mới lạ của thế giới là sự thám hiểm của cái Tôi về những giới hạn, đồng thời cũng là giới hạn mà trong thực tế ông biết mình đã và sẽ không thể chạm tới được. Một sự chiếm lĩnh thuần tuý bằng mộng tưởng như thế đã làm xuất hiện cái Tôi với những ao ước, dự cảm đầy phóng túng. Nhưng giấc mộng nhà văn kiêm triết học thì lại khác. Giấc mộng ấy đã được hiện thực hóa một phần khi Tản Đà cầm bút viết Giấc mộng con. Chính vì thế, đây là giấc mộng gần gũi hơn và cũng hấp dẫn hơn đối với Tản Đà. Dễ hiểu là giấc mộng này đã và còn theo đuổi ông trong Giấc mộng con II cũng như trong toàn bộ cuộc đời thực.

Có thể nói, giấc mơ nhà văn kiêm triết học ở Tản Đà là sự tha hóa và cũng là thoái hóa của giấc mơ người hào kiệt trong truyền thống. Bàn về hiện tượng này là một vấn đề cũng rất thú vị song như thế sẽ đi quá xa giới hạn của vấn đề đang đề cập. Chỉ xin lưu ý ở đây: ngay cả khi đã bị “cò con hóa” như thế thì giấc mộng hào kiệt của Tản Đà cũng không dể khẳng định trong hiện thực. Càng về sau, giấc mông này ở Tản Đà càng thêm u ám, mệt mỏi. Mở đầu

Giấc mộng con I là giấc mộng tình ái, phiêu lưu (người tài tử đi tìm tự do và ý thức của riêng mình); kết thúc là giấc mộng nhà văn kiêm triết học (người hào kiệt đi tìm sự nghiệp). Logic này ở Giấc Mộng con II dường như đã bị nghịch đảo: người hào kiệt cảm thấy mệt mỏi nhường chỗ cho người tài tử tìm kiếm sự yên tĩnh tâm hồn trong lời ca tiếng nhạc với giai nhân.

Tuy nhiên, điều quan trọng là ở chỗ: chính những dư cảm về sự bất thành trong giấc mơ người hào kiệt đã làm nảy sinh ở Tản Đà một giấc mơ mới: giấc mơ về người tri kỉ . Một lần nữa giấc mơ này lại gắn với hình ảnh của Chu Kiều Oanh. Mỹ nhân thành Saint Etienne chỉ gắn với giấc mơ tình ái ở

phần đầu Giấc mộng con I. Ở những phần tiếp theo, và cả trong Giấc mộng con II, Chu Kiều Oanh chủ yếu đảm nhận chức năng của một người tri kỷ với giấc mộng hào kiệt của Nguyễn Khắc Hiếu. Mỗi khi mệt mỏi ta lại thấy Tản Đà tìm về với nhân vật này để nhắc nhở, động viên mình.

Người tri kỷ không phải là hình tượng nhân vật xa lạ trong văn chương người tài tử nhưng những biểu hiện và ý nghĩa của nó chưa được chú ý đúng mức. Bước đầu có thể nhận xét: ao ước người tri kỷ là một giấc mơ càng về sau càng được đặt ra một cách riết róng đối với cái Tôi trong văn học trung đại. Nó được xuất hiện như một hình tượng văn học, trước tiên, có lẽ là qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên của Nguyễn Dữ. Làm quan nhưng “vốn tính hay rượu, thích đàn, ham thơ, mến cảnh, việc sổ sách bỏ ùn cả lại” khiến Từ Thức là kẻ lạc lõng giữa chốn quan trường. Lên tiên nhưng “một tấm lòng quê”còn chưa dứt lại khiến chàng không tìm được sự cảm thông nơi tiên giới. Chàng là một giá trị cô đơn. Dù sao đối với các nhà nghiên cứu vấn đề cái Tôi cô đơn, khao khát có được người tri kỷ chưa hẳn đã là một vấn đề chính, thậm chí mới chỉ là một vấn đề “tiềm ẩn” trong tác phẩm này. Đến Truyện Kiều vấn đề trên đã được đặt ra một cách trực diện hơn qua mối tình của Kiều với Từ Hải. Cái gắn kết Từ Hải với Kiều là ở khả năng tri kỷ của nàng.

Lập nên một sự nghiệp phi thường: gồm hai văn võ rạch đôi sơn hà”với Từ Hải, như thế, là để khẳng định tài năng nhưng cũng là để đền đáp người tri kỷ. Trong Truyện Kiều những nhân vật như Kim Trọng ít nhiều đều có những nét phá cách nhưng chưa phải là tính cách nổi loạn. Từ Hải mới là tính cách nỗi loạn. Sự nổi loạn khiến chàng - cũng như Từ Thức - là một giá trị cô đơn. Tài năng và khát vọng của chàng vượt lên mọi người. Chàng cần được cảm thông, chia sẻ. Người duy nhất hiểu được giá tậ của Từ và Kiều. Cái chết của Từ Hải sau này là hợp lôgic. Nó cho thấy Từ đã hành động theo quan điểm của người tri kỷ.

Nhu cầu về người tri kỷ xuất hiện khi cá nhân bắt đầu cảm nhận mình như một thực thể riêng tư, cô đơn cần được cảm thông. Chính vì thế, đi tìm và

say mê với người tri kỷ trong mộng chính là một phương diện để phát lộ và cũng để thể nghiệm về trạng thái cô đơn của cái Tôi ở Tản Đà. Sau này, khi cái Tôi đã chính thức hiện diện trong văn học lãng mạn, ta thấy các nhà thơ văn luôn khao khát đi tìm một tri kỷ trong cuộc đời chính bởi lý do này. Cố nhiên, sự cô đơn ở Tản Đà chưa phải là sự cô đơn có nguồn gốc từ những bí ẩn của tâm hồn. Cái cô đơn cuả Tản Đà là cái cô đơn của cái Tôi giữa cuộc đời sòng bạc, của một đấng trích tiên trong xã hội tư sản [24, 341] và của người hào kiệt lạc lõng trong môi trường đô thị [64]. Nó là sự nối dài và tha hóa của những kinh nghiệm cô đơn ở người tài tử và người hào kiệt trong môi trường xã hội mới mà chưa phải là cái cô đơn của cái Tôi cá nhân tư sản sau này. Dù thế, những trải nghiệm về cô đơn, khát khao được cảm thông tri kỷ ở đây không phải là không tạo ra những đồng cảm, và ở một góc độ nào đó, theo chúng tôi đã đóng vai trò là sự báo trước cho sự hiện diện của cái Tôi cá nhân tư sản sau này.

Thần tiền là một tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt khi nói đến khuynh hướng thế tục trong những sáng tác của Tản Đà với nhân vật chính là đồng tiền. Tản Đà đưa người đọc chu du qua rất nhiều những không gian khác nhau của đời sống xã hội: nông thôn, thành thị; công đường, tư gia... Cùng với đó là vô số những cảnh đời: kiện cáo, giỗ tết, chơi gái, vay nợ...; vô số những hạng người khác nhau trong xã hội: ông quan, địa chủ, kẻ cướp, nhà thi sĩ, cô gái làng chơi. Bức tranh đời sống hiện lên với rất nhiều những cảnh ngộ, sự kiện.

Đây là cảnh đám dân đen lên hầu quan: “ - ừ, thôi sự ấy không nói nữa. Tao lại hỏi mày có từng phải theo người & dân nào đưa lên hầu quan mà vào đêm bao giờ không?- Có, cũng thường lắm. Nhưng vào các bận đêm thời phải đi đông với cả các chị em, ít ra thường cũng mười lăm hai mươi kẻ trở lên. - Thế sự đi ấy ra làm sao?- Ấy cũng theo các người dân, ban ngày lên ở phố, rồi đến đêm người ta mới đưa vào hầu quan. - Lúc ấy vào thời tình cảnh ra làm sao? - Những lúc vào đêm thời không phải ra trước công đường nữa, thấy người dân đưa mình đi theo một người nhà của quan dẫn vào mãi đến một chỗ như là buồng riêng

của ông quan. - Vào đến đấy rồi làm sao? - Thấy cái người dẫn vào lui đi ra chỗ khác rồi người dân mới đưa cả các chị em cùng cho ra hầu quan thời những nhời kêu khấn có bề khó chịu quá. - Thế rồi sau thế nào nữa? - Rồi sau lúc người dãn đi lùi ra, còn một mình quan thời quan cho các chị em cùng ở cả vào một chỗ rất kín đáo cùng trong một buồng của quan, thấy các chị em vào trước cùng ở cả đấy đông lắm”.

Cảnh ngộ được nói đến trong đoạn văn trên dường như là chất liệu, là sự báo trước cho những trang văn tả cảnh lên công đường hầu quan rất đặc sắc trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố và các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan sau này.

Còn đây là cảnh cho thấy mánh khoé kiếm tiền của quan lại: “Như có một người bị cháy nhà hay một nhà có người chết đuối mà quan muốn khép cho nhà nó vào tội, rồi nhà nó phải cậy đến chị em mình lên hầu quan để gỡ tội cho nó...Nghĩa là quan muốn chị em mình cho nền mới khép tội cho nhà nó. Chứ nếu không thời cái người bị cháy nhà hay cái nhà có người chết, vì tất nó đã có tội gì”.

Những mánh khoé kiếm tiền của giới quan lại, như chúng ta đều biết, rồi đây sẽ là một đề tài thường bắt gặp trong những sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Trong đoạn văn trên Tản Đà có nhắc đến cảnh một người chết đuối trở thành cái cớ để quan lại kiếm tiền. Truyện ngắn Thịt người chết của Nguyễn Công Hoan sau này chính là sự khai thác trực tiếp về cảnh ngộ này.

Ở một cảnh đời khác là nỗi cơ cực của những người dân nghèo: “Phần nhiều lại những người nghèo khổ hơn nữa thời làm gì có sẵn chị em mình trong nhà? Cho nên nảy sinh có tai vạ thời phải liệu cầm cố, bán trác tìm được chị em mình để đưa lên hầu quan miễn là gỡ cho khỏi tội cho được yên còn như sự đói rét của vợ chồng con cái trong một nhà thời lại chưa bụng nào đã tính đến cho nên vẫn làm ăn khó nhọc suốt quanh năm mà không bao giờ có máu mặt”.

Sẽ không là khiên cưỡng khi xem cảnh đời trong đoạn văn trên là một bức tranh có chung chủ đề với cảnh chị Dậu bán con, bán chó trong Tắt đèn của

Ngô Tất Tố sau này. Khuynh hướng thế tục ở đây (đi xa hơn hẳn những sáng tác khác của chính Tản Đà) đã làm xuất hiện, trong một chừng mực nhất định, cái gọi là cảm quan hiện thực. Đáng nói hơn, đặc điểm trên không chỉ xuất hiện trong Thần Tiền. Từ rất sớm, trong chuyên luận của mình về Tản Đà, nhà nghiên cứu Văn Tâm phát hiện ra: dựa vào câu chuyện về chiếc ô tô mà Tản Đà nhắc đến trong mục Xã hội thiển đàm (An Nam tạp chí số 11 năm 1930)sau này Nguyễn Công Hoan đã sửa sang cải biên thành Cái nạn ô tô. Một trường hợp khác: khi nghiên cứu về tản văn của Tản Đà, quan sát cách nhà văn miêu tả cảnh túng đi vay tiền, Xuân Diệu có một nhận xét tinh tế: “Với một chất liệu như thế này, mà có cái tài của Sêkhốp, thiên truyện ngắn sẽ động lòng người biết bao nhiêu" [5, 146].

Vì sao với tất cả những cách tân trên Tản Đà lại không đi đến được với chủ nghĩa hiện thực? Không nói đến những sáng tác của các nhà hiện thực sau này, tính chất hiện thực trong những sáng tác của Tản Đà cũng có những điểm chưa thể so sánh với ngay cả những cây bút đương thời như Phạm Duy Tốn. Trong khi dễ chấp nhận Sống chết mặc bay như là tiền thân của chủ nghĩa hiện thực sau này thì Thần tiền (với một dung lượng vượt trội, với một sự phong phú hơn hẳn về số lượng các nhân vật và những cảnh đời) và những cách tân của Tản Đà chưa đem đến một sự thay đổi về chất.

Dấu hiệu đầu tiên của một nhà văn hiện thực là một thái độ khách quan trước hiện thực đời sống. Nhà văn hiện thực để cho bức tranh đời sống tự nó cất lên tiếng nói của mình. Muốn như thế, tính cách và cốt truyện phải có một lôgíc nội tại, phải có một tiếng nói riêng của mình. Nhà văn không áp đặt cái nhìn chủ quan, thiên kiến có sẵn cho bức tranh đời sống. Một cái nhìn khách quan như thế chưa thực sự xuất hiện ở Tản Đà. Ta không nói đến những tác phẩm mà ở đó dấu ấn của lối viết truyền thống còn chiếm vai trò chủ đạo. Ngay cả trong những sáng tác ít nhiều đã được đổi mới bởi sự xuất hiện của cảm quan về thời hiện tại thì không hiếm khi những dấu hiệu hiện thực mới chỉ dừng lại ở bên ngoài (khung cảnh, môi trường sống của nhân vật), còn toàn bộ

tính cách và cốt truyện đã bị uốn nắn theo một ý tưởng chủ quan của tác giả. Tiểu thuyết Thề non nước có ba chương, được gọi tên lần lượt: thanh lương - náo nhiệt - hoài cảm. Cách gọi tên này, ít cho ta thấy sự vận động của cốt truyện mà chủ yếu để phục vụ cho thuyết lý được nêu ra trực tiếp ở phần kết: đời người như “một giấc mộng''’ nhưng phải biết giữ cho giấc mộng ấy được trong sạch [16,540]. Hứng thú của người cầm bút không phải là hiện thực đời sống mà là những thuyết lý có sẵn.

Nội dung thuyết lý được thể hiện dưới rất nhiều hình thức trong các sáng tác của Tản Đà. Trước tiên, nó hiện ra trực tiếp qua những lời bàn (bằng thơ hoặc văn xuôi) của chính tác giả ở phần cuối truyện (Chuyện thế gian), hoặc có khi gián tiếp qua sự tổ chức cốt truyện (Thề non nước), dạng thức độc đáo nhất của lối thuyết lý này là những bức thư (Thề non nước, Giấc mộng con I, II). Sự phong phú của các hình thức thể hiện như thế khiến nội dung thuyết lý của Tản Đà không quá nặng nề như trường hợp các truyện ngắn của Nguyễn Bá Học; nhưng dù sao đi nữa nó vẫn khiến các nhân vật của Tản Đà có xu hướng chỉ còn là những hình bóng phản chiếu trực tiếp những ý tưởng triết học, thuyết lý (đặc biệt là thuyết thiên lương) của tác giả. Thế giới nhân vật của Tản Đà tuy nhiều về số lượng nhưng các nhân vật này chưa có được sự tồn tại độc lập, chưa có được những liên hệ đối ứng cần thiết với hiện thực đời sống. Hiện thực đời sống chỉ có được tính khách quan khi nó không bị che lấp bởi cái nhìn đã trở thành tiên nghiệm, có sẵn. Ở Tản Đà, tài tử - giai nhân không chỉ là đề tài ưa thích mà nó còn là lăng kính để ông nhìn vào thế giới. Sự luân chuyển, lẽ hợp - tan, tài hoa mệnh bạc, bèo mây gặp gỡ là những công thức đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức cốt truyện, xây dựng số phận các nhân vật của Tản Đà. Đây là những công thức đã có từ trong truyện Nôm của các nhà Nho tài tử. Xuất hiện trong Hoa tiên và Truyện Kiều, những nhân tố này là một cách tân để nói lên khát vọng của tình yêu tự do, để gửi gắm một cảm nhận về cuộc đời dâu bể. Trữ lượng nghệ thuật của những cách tân này đã được khai thác triệt để và theo thời gian chúng đã trở thành những công thức cần được vượt

qua. Nhu cầu đặt ra từ thực tế sáng tác văn học này chưa có chỗ đứng trong nhận thức của Tản Đà. Từ Vân Anh và nhân vật người khách trong Thề Non Nước, mỹ nhân tên Hiếu trong Xuân như mộng cho đến cô Đào, cô Liễu, cô Cúc trong Kiếp phong trần... tất cả đều mang dấu ấn của những công thức đã nêu trên. Ngay cả đồng tiền, một nhân vật đặc trưng nhất cho cảm quan của thời hiện tại trong sáng tác của Tản Đà cũng được tái hiện qua số phận của người con gái tài sắc sớm chịu cảnh lưu lạc giang hồ, đầy những ê chề thẹn thùng [16/418,430]. Rõ ràng, Tản Đà tiếp cận những vấn đề của thời đại mình qua ô cửa đã trở thành quen thuộc, tiên nghiệm của truyền thống. Chính điều này khiến cho hiện thực đời sống đi vào trong tác phẩm của Tản Đà qua một cái nhìn, một ô cửa chẳng những chật hẹp mà còn khá cũ. Tản Đà nhạy cảm với những vấn đề của đời sống hiện tại, nhưng ông lại nhìn nó, tiếp cận với nó từ một lăng kính cũ của chuyện Nôm, của nhãn quan người tài tử. Kết quả là: trong sáng tác của ông có những chất liệu mới, nhưng hệ quy chiếu vẫn chưa có được những đổi mới phù hợp, cần thiết.

Cơ bản hơn, Tản Đà thiếu một hiểu biết về nghệ thuật tự sự của phương

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w