Không gian tưởng tượng

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 88 - 95)

Quan niệm về mộng của Tản Đà có hai nhân tố chính khiến Tản Đà đặc biệt say mê trong cõi mộng của mình đó là giấc mộng của người tài tử và giấc

mộng của người hào kiệt. Tình ái, phiêu lưu, du sơn ngoạn thủy là sự hiện thực hóa giấc mộng của người tài tử. Nhà văn kiêm triết học là giấc mộng hào kiệt của nguời hào kiệt ở Tản Đà. Về giấc mộng này Trần Ngọc Vương đã có những phân tích rất thuyết phục: “Giấc mơ người xưa sống lại với Tản Đà dưới một bộ sống áo mới: thôi “hèo hoa gươm bạc, tán tía lộng xanh", thôi “tế sinh dân yên xã tắc”, thôi “làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ”, thì vẫn còn lại một mảnh đất cuối cùng, vô chủ, mảnh đất để thi tài, để gieo mơ trồng ước: văn chương... Những cái lý tưởng cá nhân chủ nghĩa muôn thuở của người tài tử trong hoàn cảnh của xã hội mới bị méo mó đi, bị tỉa rút đi, bị cò con hóa đi, để chỉ còn lại một giấc mơ xa xôi, mơ một sự nghiệp văn chương có bóng mây hơi nước đến dân xã” [70, 351].

Tản Đà là người có ý thức đặc biệt về vấn đề: ý nghĩa của cái Tôi trong cuộc đời . Không phải ngẫu nhiên mở đầu Giấc mộng con là cuộc đối thoại giữa Nguyễn Khắc Hiếu với Lệ Trùng, Thu Thuỷ. Cuộc đối thoại này được bắt đầu từ một đặc điểm của kiếp nguời: sự hữu hạn của nó trước vũ trụ vô chung. Theo Tản Đà con người chẳng nên tranh thọ cùng giang sơn để đến nỗi nay sầu mai cảm. Con người sống ở đời chỉ nên quan tâm đến việc “nuôi cái tài sức, theo cái ý thú, để làm xong cái phận sự mình”. Nhân vật Nguyễn Khắc Hiếu nhận thấy: “Nếu không có riêng một ý thú, không định được một đích hạn, thời như đội chiếc thuyền nan ra đứng trông cửa bể”. Cái ý thú, cái đích hạn ấy, Tản Đà khao khát có được nó trong cuộc đời thực. Nhưng trong khi chưa được thoả nguyện, ông có thể tìm thấy nó, được sống với nó một cách thật thoả nguyện trong cõi mộng. Hai thuộc tính của cõi mộng nói trên: chân thực và không có giới hạn giúp ông được sống với những gì mà mình ao ước, với những gì mà ông cảm thấy có ý nghĩa trong cuộc đời. Toàn bộ nhũng cuộc phiêu lưu trong

Giấc mộng cơn I, II được dựng nên bởi khao khát đi tìm mình, đi tìm cái ý thú, cái lẽ sống của bản thân. Chân dung cái Tôi cá nhân ở Tản Đà do thế được bộc lộ rõ nhất trong thế giới của những giấc mộng.

Không bị ràng buộc bởi những giới hạn trong cuộc đời thực, mộng là môi trường để cái Tôi cá nhân hiện diện với những dự phóng để chiếm lĩnh thế giới lý tưởng, qua đó mà nếm trải khám phá những kích thước, những chân trời mới mẻ. Trong Giấc mộng con I Tản Đà trực tiếp nói rõ về những “ý thú” trong cõi mộng của mình. Theo Tản Đà, cái mộng của người đời xưa và đến nay là khác nhau. Tuy nhiên, có hai cảnh mộng của người xưa mà ông vẫn thấy tương đắc: “chén rượu trong màn ông Hạng vương lúc Cai hạ và cung đàn trong hàng rượu ông Tương Như ở Thành Đô. Lấy làm một cái trầm hùng, một cái thanh thú, là khí anh hùng, điệu tài tử, đều có trong lúc quẫn bách mà lại đều được cái hương phách người mỹ nhân làm màu. Cho nên cách ngàn thu đến nay, còn như có hương rơi, tiếng thừa phảng phất ở nhân thế”.

Cõi mộng của Tản Đà mở ra với không gian đầy thú vị. Đây cũng là không gian của tình yêu. Cuộc tình với Chu Kiều Oanh là giấc mơ đầu tiên trong cõi mộng của Tản Đà. Đây là tình yêu tự do. Những cảnh gặp gỡ hẹn hò của cặp tình nhân nơi công viên hay ở tầng hai ngôi nhà bỏ không cạnh hiệu buôn đều diễn ra một cách bí mật. Cuộc tình này càng thêm độc đáo khi bên cạnh đó còn song song câu chuyện của một vụ án. Xuất hiện trong giấc mơ yêu đương cả những cảnh tai ác khá ly kỳ, hội ngộ và đoàn tụ bất thường. Sự ly kỳ là một nhân tố làm nên sức hấp dẫn cho giấc mơ tình ái này. Nhân vật khi đối mặt với những tai biến này cũng có tâm trạng hoảng hốt mà nhận ra rằng: “sự vui thú trong thiên hạ có mấy khi mà trọn”[9/29]. Nhưng bên cạnh đó dường như cũng có cả sự hào hứng, thú vị để nếm trải trạng thái này. Những nhân vật trong Truyện Kiều khi đến với tình yêu luôn vội vã, thảng thốt. Họ bị ám ảnh bởi sự hiện diện của những điều bất thường trong cuộc đời. Tình yêu trong

Truyện Kiều được khắc hoạ trong thế ganh đua với số mệnh. Bất thường là guơng mặt của số mệnh. Sự xuất hiện của nó gây ra biết bao nỗi đoạn trường. Nhân vật hãi hùng khi phải đối diện với những bất thường trong cuộc đời. Nhân vật Nguyễn Khắc Hiếu trong Giấc mộng con lại dường như thích thú ném mình vào trong những tai ách để mà trải nghiệm cho hết những cảm xúc

mới lạ do cái bất thường đem đến. Đánh mất tiền của chủ nhân, phải trốn trong ngôi nhà hoang, mất hết cả tự do là một tai ách. Nhưng với nhân vật, sự trốn tránh ấy dường như cũng có nét thú vị riêng. Càng thú vị hơn khi nhờ thế mà hằng đêm được gặp gỡ ngưòi đẹp, được thường thức trà ngon trong cảnh thanh tĩnh: “Hiếu ta sinh bình thích chè ngon, thích người đẹp, thích cảnh trí thanh tĩnh, đến bận ấy được cả ba cái hợp một”. Những bất thường, ly kỳ như thế thật quyến rũ. Nó khiến nhân vật nảy sinh cảm xúc: “tiếc cho cả đời Nguyễn Khắc Hiếu, không được cả như cảnh tượng trong đêm gác kín và hưởng lạc”. Quan trọng hơn, tai ác là nhân vật phát hiện ra một trải nghiệm mới mẻ: “Thân thế con người ta có khi hai cảnh ngộ: cái lo và cái vui trùng nhau trong một lúc hiện tại”. Như thế, tìm đến tình yêu trong mộng ảo còn để phát hiện, để sống với những điều mới lạ mà trong đời thực không dễ gì có được. Đây là điều chưa được biết đến trong đề tài tình yêu truyền thống. Cuộc tình vì thế đã phong phú thêm với những màu sắc và cả những ý nghĩa mới.

Đây còn là một tình yêu ngoài hôn nhân. Không chỉ thế, đó còn là một tình yêu phân biệt với hôn nhân. Tình yêu của Kim - Kiều trong truyền thống dù có những nét ngoài giáo lý nhưng mới chỉ là tình yêu tiền hôn nhân gắn với những thề nguyền, kỷ vật để đính ước. Tình yêu của Nguyễn Khắc Hiếu và Chu Kiều Oanh đã có những khác biệt đáng kể. Đây là một tình yêu chỉ để mà yêu. Cả hai nhân vật dường như đến vối “luật chơi mới này một cách rất tự nhiên. Nguyễn Khắc Hiếu đọc cho Chu Kiều Oanh nghe bức thư mình viết cho vợ nơi quê nhà để rồi cùng nhau tán thưởng trước mộng áng văn “giản mà có vị”. Tất cả đều rất tương đắc, cả hai nhân vật không hề có một sự băn khoăn, cảm thấy cần thiết phải giải quyết sự vướng víu giữa tình yêu và hôn nhân. Dường như đây là hai phạm trù tuyệt không có can hệ gì với nhau. Một tình yêu như thế được Tản Đà lý giải bởi do: “cái giống đa tình, giời không để cho quên”. Một lý giải giống như một lời tự thú và quan trọng hơn nó rất tự nhiên không vương một chút mặc cảm đạo lý nào. Nét đa tình hiện lên rõ nhất khi trong Giấc mộng con II, bên cạnh Nguyễn Khắc Hiếu không chỉ có Chu Kiều

Oanh mà còn có rất nhiều những giai nhân khác: Chiêu Quân, Tây Thi, Dương Quý Phi. Cùng với những mỹ nhân ấy, Nguyễn Khắc Hiếu uống rượu, theo “mệnh lệnh của mỹ nhân mà làm thơ, nghe “Chiêu Quân đánh tỳ bà, Dương Phi say rượu đứng dậy múa. Tây Thi hát”. Tham lam hơn (và vì thế mà rất đáng yêu) khi giấc mộng đa tình của Tản Đà dựng nên những cảnh: “Dự tiệc có hơn trăm người mà chỉ có một mình mình không phải là mỹ nhân”; “có khi cùng các người ngồi thuyền quanh non câu cá chơi; có khi đi riêng với Tây Thi...;có khi hai người đối ẩm...; có khi kết đôi bên trăng, cùng vui chơi phong nguyệt’’. Những cảnh yêu đương trong cõi mộng như trên làm phát lộ rất rõ cái Tôi đa tình, tục luỵ nơi Tản Đà. Con người này lên tiên không phải để thoát tục, để tìm thuốc trường sinh mà để tìm giai nhân, tìm vui, tìm “ýthú” của chính mình.

Cuộc tình trong đời thực, như chính Tản Đà thuật lại trong Giấc mộng lớn, đã có một kết thúc thật ngang trái khiến cho Tản Đà chán nản đến độ phát tác thành cuồng điên. Không có được giai nhân của mình trong đời thực, cõi mộng là nơi để Tản Đà được sống và nếm trải những hương sắc ngọt ngào của thế giới tình yêu. Chưa ở đâu trong các tác phẩm của Tản Đà, tình yêu được miêu tả nên thơ và ngọt ngào và thanh thoát đến như thế: “Bóng cây rậm, thưa ánh đèn tỏ, khuất. Tiếng nói nhẹ bao nhiêu, dáng người mềm bấy nhiêu; chín bao nhiêu, tươi bấy nhiêu; tươi bao nhiêu, tình bấy nhiêu. Như ghét, như yêu, như chiều, như ngượng, lông mày ngài, con mắt phượng, cô nhìn ai”. Biết bao là vẻ đẹp: bóng cây, tiếng nói, dáng người. Bao nhiêu là sắc thái của tình yêu: ghét, yêu, chiều, ngượng. Tất cả đều dồn tụ, đồng hiện nơi đây. Nhân vật dường như chim đắm trong tình yêu để được hưởng thụ, nếm trải bất chấp cả thời gian thay đổi: “Xuân đi hạ tới, thu lại đông qua, mỗi đêm chỗ góc vườn công viên, dù mưa phùn, dù gió lạnh, thường cùng nhau họp chuyện”. Sau này khi xa nhau, buổi đầu xuân Chu Kiều Oanh trở lại chốn xưa “thấy người chơi xuân rất nhiều, cảnh tượng vui vẻ vẫn như cữ' chỉ có gốc liễu hai người “đứng nói chuyện với nhau trước thời trông ra mặt ủ mày rẩú” vì thế mà làm thơ gữi người tình lời lẽ thật tha thiết:

Cá cá lưu oanh điểm thụ hoàng

Nộ hồng tranh phóng loạn xuân quang Khả liên tối thị cựu thời liễu

Chung nhật sầu my ức Nguyễn lang.

Tình yêu đẹp, biết bao ngọt ngào, lại thêm có được người hồng nhan chung tình như thế, trách nào Tản Đà chẳng mãi mê trong cõi mộng tình ái của mình! Những mất mát trong đời thực được bù đắp, nhân vật đựợc sống với tất cả những gì mình khao khát, mơ ước kím tìm.

Trong giấc mộng của Tản Đà ta không chỉ bắt gặp cái Tôi trong những thể nghiệm tình ái. Song song với đó còn là cái Tôi bị hấp dẫn theo tiếng gọi của phương xa, của những miền đất lạ. Những tưởng tượng phóng túng đưa Nguyễn Khắc Hiếu đi khắp năm châu, tới những nơi kỳ thú nhất trên địa cầu. Ở hai chương Tiêu dao du A và B, Tản Đà đã thuật lại một cách đầy hào hứng những cuộc phiêu du bằng ảo mộng và cùng với đó là những vẻ đẹp của cảnh vật được thu lượm theo bước chân người du khách. Một phương diện mới trong cái Tôi cá nhân của Tản Đà được bộc lộ. Đó là cái Tôi khao khát phiêu du để khám phá, tận hưởng cái mới lạ. Mở rộng hơn đó là nhu cầu nhận biết khám phá về thế giới những cái ngoài mình, về một thế giới dường như có rất nhiều bí ẩn, kỳ thú. Phương xa hiện lên ở đây như một chân trời đầy hấp đẫn, một tiếng gọi quyến rũ đối với chủ thể. Nhu cầu nhận biết về cái mới lạ đã trở thành dấu hiệu định tính của cái Tôi.

Cõi mộng trong quá khứ là không gian tiên cảnh nơi non cao, biển rộng. Ở đó đầy ắp những yếu tố kỳ ảo, hoàn toàn cách biệt trần thế. Để đến được với cõi mộng ấy con người phải có kỳ duyên. Cõi mộng của Tản Đà không đi ra ngoài cuộc đời. Nó chỉ là sự dời bước vào thế giới của tương lai bằng tưởng tượng. Chất liệu của cõi mộng không hề xa lạ vói cuộc đời thế tục. Ngay cả trong không gian tiên giới, Tản Đà cũng cố ý mang theo hơi thở của cuộc sống thực. Chạm vai vào các cô tiên ông làm lộ trần cốt của mình. Ông lại để cho Hàn Thuyên làm báo bàn về Chiến tranh và hòa bình nơi hạ

giới. Những hoạt động đi chơi thuyền trên sông Ngân hà với người đẹp, say rượu, làm thơ dù diễn ra trong không gian tiên giới thì vẫn là hoạt động không hề vượt quá năng lực của con người trần thế. Cái Tôi cá nhân nhiều tục lụy nơi Tản Đà đã làm phàm trần hóa cõi tiên. Cõi mộng của Tản Đà vì thế gần gũi hơn, dễ có được sự đồng cảm của lớp độc giả mới trong môi trường đô thị vốn không còn mặn mà với những cảnh thần tiên đã trở nên sáo mòn trong tiếp nhận.

Trong cõi mộng của Tản Đà còn có tình yêu tự do, màu sắc xứ lạ. Không phải chờ đến Tản Đà văn học mới biết đến đề tài này. Nói riêng về đề tài phương xa chẳng những đó không phải là đề tài “độc quyền” mà còn là đề tài mà Tản Đà không có nhiều lợi thế (thiếu những trải nghiệm thưc tế, mắt thấy tai nghe). Nhưng chính trong đề tài không mới và không thuận lợi này, cái tôi cá nhận đã chứng tỏ sức mạnh nghệ thuật của nó. Tất cả các sáng tác của Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Trạc đều là những đu ký được viết dưới hình thức hồi ký. Tản Đà du ký bằng cái Tôi mộng tưởng, tưởng tượng. Nó không có được xác thực với những chi tiết mắt thấy tai nghe. Bù lại nó là tiếng nói của tâm hồn, của cảm xúc có khả năng làm say mê, quyến rủ. Người đọc theo cái nhìn tài hoa, tinh tế, hiếu kỳ của cái Tôi mà có đươck khoái cảm thẩm mỹ khi được tiếp xúc với những cảnh vật của xứ lạ. Những trang miêu tả của Tản Đà, khác hẳn với những cây bút khác, đã khiến thế giới phương xa không chỉ là tài liệu cho nhận thức mà cơ bản hơn nó ưở thành một thứ “thức ăn” cho những tâm hồn đã trở nên đặc biệt khao khát, nhạy cảm với những chân trời mới lạ qua việc tiếp xúc với báo chí và các tác phẩm dịch thuật thời kỳ này.

Lấy cõi mộng làm đối tượng miêu tả, như những phân tích ở trên đã , là một đặc sắc trong thế giói nghệ thuật của Tản Đà. Cõi mộng ấy cho phép chân dung của cái Tôi cá nhân - cá thể của Tản Đà hiện lên với tất cả những dự phóng, ao ước, khao khát. Tiếng nói của cái Tôi tạm vượt qua những cản trở của môi trường sống thực đẻ cất lên những âm thanh trung thực nhất của tâm hồn. Ý nghĩa biểu đạt tâm hồn của cõi mộng trong Tản Đà đã khá phong phú.

Nó là sự bù đắp là sự tìm lại những gì mất mát trong cuộc đời thực. Cơ bản hơn, đó là phương tiện để thám hiểm những chân trời mới lạ trong thế giới tình thần của cái Tôi. Đây chính là những ý nghĩa mới mẻ của thế giới ảo mộng mà Tản Đà đem đến cho văn học thời đại ông.

Có thể nói: cái Tôi say mê nếm trải những lạc thú tình yêu tự do với những phiêu lưu, gặp gỡ bất thường; cái Tôi nhạy cảm trong những vẻ đẹp nơi phương xa; cái Tôi trong những thể nghiệm về cô đơn vừa là sự tiếp nối vừa đem đến những phát hiện làm mới mẻ và sâu sắc thêm nhận biết về cái Tôi trong văn học truyền thống. Đến lượt mình, những khám phá về cái Tôi đà khiến Tản Đà mang tới cho thế giới mộng ảo, dù đuợc vay mượn từ trong truyền thống, không ít những cách tân quan trọng.

Một phần của tài liệu Cái tôi cá nhân lãng mạn trong văn xuôi Tản Đà (Trang 88 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w