Những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 102 - 105)

2.3. Thực trạng và đánh giá thực trang khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng

2.3.3.2.Những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó

Mặc dù hoạt động DLST tại một số địa phƣơng, một số điểm du lịch đã mang dáng dấp của DLST và ngày càng rõ nét hơn nhƣng vẫn chƣa phản ánh đúng bản chất của DLST, chƣa đảm bảo sự phát triển bền vững trong du lịch. Cụ thể là:

- Công tác quy hoạch phát triển du lịch chƣa có tầm chiến lƣợc, còn dàn trải, có quá nhiều dự án phát triển DLST đƣợc đƣa ra xây dựng song còn bỏ ngỏ vì không kêu gọi đƣợc đầu tƣ, một số điểm du lịch việc đầu tƣ còn manh mún, chƣa đủ độ hấp dẫn nên khách còn vắng, hiệu quả kinh tế không cao.

- Sản phẩm DLST còn hết đơn điệu, nghèo nàn và bất tiện. Tính chuyên nghiệp chƣa cao. Vệ sinh vẫn là vấn đề nhức nhối. Dọc đƣờng đi không có những khu vực vệ sinh công cộng đủ chuẩn cho du khách.

- Việc giáo dục môi trƣờng thƣờng đƣợc thực hiện chủ yếu ở các Ban quản lý các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn biển và một số điểm du lịch bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên hiệu quả của việc giáo dục môi trƣờng của ngành du lịch chƣa rõ nét, chƣa phát huy đƣợc tác dụng đối với dân cƣ, KDL và thậm chí ngay cả các đơn vị kinh doanh du lịch.

- Việc quản lý của các cơ quan hữu quan đến vấn đề bảo tồn trong phát triển du lịch còn rất hạn chế, dẫn đến nhiều tài nguyên DLST đã bị chính cơ quan quản lý và khai thác tài nguyên tàn phá.

- Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động phát triển DLST ở nhiều điểm du lịch vẫn chủ yếu là để có thu nhập. Kết quả là hoạt động tham gia của cộng đồng hƣớng tới việc hỗ trợ công tác bảo tồn và phát triển tài nguyên, ĐDSH và môi trƣờng không đƣợc nhƣ mong muốn. Điều này vừa ảnh hƣởng đến sức hấp dẫn du lịch ở các VQG, khu BTTN vừa ảnh hƣởng đến tài nguyên, môi trƣờng và ĐDSH khu vực.

- Nhận thức của cộng đồng chƣa đầy đủ về lợi ích cũng nhƣ nghĩa vụ khi tham gia hoạt động du lịch, đặc biệt là ở các VQG, khu BTTN. Lực lƣợng lao động DLST là ngƣời địa phƣơng chƣa đƣợc đầu tƣ đào tạo đúng mức, tính chuyên nghiệp chƣa cao, trình độ giao tiếp thấp dẫn đến sự không hài lòng cho khách.

- Hệ thống chính sách cho phát triển DLST chƣa rõ ràng, hiệu lực quản lý nhà nƣớc về DL tại các khu, điểm du lịch, tại các VQG, khu BTTN còn thấp. Tình trạng bắt chẹt khách, vòi vĩnh, ăn xin tại các điểm DLST vẫn tồn tại gây phiền nhiễu cho KDL. Các tiêu chí cho một điểm DLST chƣa đƣợc ban hành, nội dung của hoạt động DLST chƣa đầy đủ, những lợi ích mà ngƣời dân địa phƣơng nhận đƣợc chƣa đƣợc tổng kết, công bố.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Với nhiều nét đặc thù về tự nhiên và xã hội đã tạo ra một VDLBTB đầy tiềm năng du lịch. Bên cạnh lợi thế với 4 di sản văn hóa thế giới thì DLST cũng là một thế mạnh của VDLBTB. Việc điều tra, đánh giá tiềm năng về tài nguyên DLST cũng nhƣ tiềm năng về thị trƣờng khách DLST là một việc cần thiết làm cơ sở cho việc quy hoạch và đầu tƣ phát triển loại hình DLST trong Vùng.

Tiềm năng DLST của VDLBTB đƣợc Chƣơng 2 đánh giá qua chất lƣợng của một số tài nguyên DLST cơ bản trong Vùng, cũng nhƣ đánh giá tiềm năng DLST và các điều kiện khai thác tiềm năng DLST của từng địa phƣơng và của

toàn Vùng. Luận án đã sử dụng phƣơng pháp chuyên gia để đánh giá. Kết quả đánh giá đã xếp loại đƣợc một số tài nguyên DLST cơ bản cũng nhƣ xếp loại tiềm năng chung về DLST của từng địa phƣơng và toàn Vùng.

Tiềm năng DLST VDLBTB là rất lớn, nhƣng việc khai thác các tiềm năng để phát triển DLST trong vùng còn nhiều bất cập. Mặc dù đã có một lƣợng tài nguyên DLST đã đƣợc khai thác nhƣng cũng còn rất nhiều những tài nguyên còn bỏ ngỏ, đặc biệt là những tài nguyên DLST phía tây của các địa phƣơng trong vùng. Bên cạnh đó, chất lƣợng hoạt động DLST chƣa cao. Một số điểm DLST xây dựng quá nhiều tại những khu bảo tồn thiên nhiên, làm phá vỡ cảnh quan, ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống của động vật hoang dã, một số điểm có sản phẩm DLST nghèo nàn. Các nguyên tắc của DLST chƣa đƣợc thực hiện triệt để làm lãng phí tài nguyên DLST, một số điểm DLST hoạt động tự phát, không chuyên nghiệp, một số điểm DLST đang bị báo động về vấn đề môi trƣờng, chƣa quan tâm khai thác tiềm lực của ngƣời dân địa phƣơng, lợi ích thật sự từ hoạt động du lịch cho ngƣời dân còn chƣa hợp lý, chƣa đáng kể. Chƣơng 2 cũng đã đánh giá tình hình khai thác tiềm năng DLST và chỉ ra những nguyên nhân cơ bản.

Kết quả đánh giá tiềm năng DLST và các điều kiện để khai thác tiềm năng DLST, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động DLST trong Vùng sẽ là cơ sở để trong Chƣơng III, Luận án đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng DLST VDLBTB.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI VÙNG DU LỊCH BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 102 - 105)