Các định hƣớng phát triển du lịch sinh thái Vùng Du lịch BắcTrung Bộ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 114)

3.2.1. Định hướng thị trường khách du lịch sinh thái

Thông thƣờng khách DLST là một bộ phận của KDL nói chung, họ có thể sử dụng các sản phẩm DLST thuần túy, nhƣng có thể DLST chỉ là một trong những nội dung trong chuyến đi của họ. Vì thế định hƣớng thị trƣờng khách DLST nằm trong định hƣớng tổng thể thị trƣờng KDL của VDLBTB hiện nay.

Đặc điểm KDL quốc tế là thƣờng có khả năng thanh toán cao, thời gian đi du lịch khá dài, có nhiều trải nghiệm trong du lịch, có nhận thức về môi trƣờng và có ý thức bảo vệ môi trƣờng, có nhu cầu tìm đến những điều mới lạ về thiên nhiên và văn hóa các dân tộc. Vì vậy, phát triển DLST không thể không quan tâm đến khai thác thị trƣờng khách quốc tế. Để phát triển thị trƣờng khách DLST VDLBTB trong thời gian tới tập trung vào một số định hƣớng cơ bản sau:

Một là: Trên cơ sở lợi thế Việt Nam đƣợc đánh giá ngày càng cao trong tƣơng quan so sánh giữa những điểm đến hấp dẫn và an toàn của thế giới, từ thứ hạng 89 năm 2009 đã vƣợt lên thứ hạng 80 năm 2011, tiếp tục khai thác những thị trƣờng truyền thống nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Bắc Mỹ, Châu Âu, Úc, các nƣớc khu vực Asean,... Tổ chức tuyên truyền quảng bá hình ảnh của du lịch và DLST VDLBTB đến những KDL tiềm năng. Nâng cao khả năng cạnh tranh với các nƣớc trong khu vực nhƣ Thái Lan, Campuchia,... Rút ngắn khoảng cách với Trung Quốc, Singapo,... về mức độ tăng trƣởng và số khách bình quân đầu ngƣời.

Hai là: Thu hút KDL quốc tế đã đến Việt Nam tới VDLBTB thông qua việc tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo riêng có của Vùng. Kết hợp du lịch văn hóa, du lịch theo chuyên đề (Con đƣờng di sản hoặc Con đƣờng xanh Tây nguyên) với DLST để khai thác lợi thế so sánh của vùng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các Vùng Du lịch Bắc bộ, Vùng Du lịch Nam Trung bộ và Nam bộ.

Ba là: thu hút khách đã đến VDLBTB tới các điểm DLST nhằm kéo dài thời gian lƣu lại của khách tại các địa phƣơng trong vùng, thông qua việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm DLST, đẩy mạnh công tác quảng bá về DLST và tổ chức một hệ thống bán sản phẩm đủ mạnh. Mục tiêu là hƣớng vào khách đến từ châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Bắc Á và khách caravan đến theo đƣờng bộ từ Trung Quốc, từ Lào và Campuchia tại các khách sạn, các khu nghỉ mát của các địa phƣơng trong vùng.

3.2.1.2. Định hướng thị trường khách du lịch nội địa

Với quy mô hơn 80 triệu dân, với mức sống và nhu cầu về du lịch ngày càng cao, thị trƣờng KDL nội địa rất quan trọng đối với DLST trong vùng.

KDL thông thƣờng, mùa vụ tập trung từ tháng 5 đến cuối tháng 8 hằng năm, thƣờng tập trung vào một số điểm truyền thống (Phong Nha Kẻ Bàng, Cù Lao Chàm, các bãi biển,...) với mật độ cao, thƣờng vƣợt quá sức chứa của các điểm du lịch với thời gian lƣu lại ngắn. Đối với thị trƣờng này cần tập trung tuyên truyền để nâng cao nhận thức về môi trƣờng, ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng cho KDL. Chú trọng việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ, và quảng bá những sản phẩm DLST tại những điểm DLST mới để dãn cầu tại các điểm du lịch truyền thống.

Đối với KDL công vụ, cần khai thác để tận dụng sự kết hợp giữa công việc (Hội thảo, hội nghị, ...) với nghỉ ngơi của số khách này. KDL công vụ thƣờng rải đều trong năm nên áp lực về sức chứa du lịch là không lớn. Bên cạnh công tác tuyên truyền quảng bá, cần có những chƣơng trình DLST cụ thể, với thời gian hợp lý để KDL công vụ có thể tham gia vào DLST.

Tập trung khai thác thị trƣờng KDL trong nội bộ Vùng, tổ chức các điểm DLST có quy mô gọn để thu hút khách DLST nội bộ vùng trong những ngày nghỉ cuối tuần. Chú trọng công tác tuyên truyền quảng bá và xây dựng những sản phẩm DLST thu hút KDL là HSSV và dân cƣ trong vùng.

3.2.2. Định hướng sản phẩm du lịch sinh thái

Để thỏa mãn những nhu cầu của khách DLST, thực hiện những mục tiêu, nguyên tắc của DLST, định hƣớng chung trong phát triển sản phẩm DLST phải hƣớng tới các loại sản phẩm DLST nhƣ sau:

- Sản phẩm là các hoạt động vui chơi giải trí tại điểm có tài nguyên DLST. Các hoạt động này phải gắn với VHĐP, góp phần nâng cao kiến thức về môi trƣờng và nhận thức trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng trong các sản phẩm DLST.

- Đẩy mạnh loại hình DL Trecking để KDL thể hiện sự nỗ lực về thể chất, về ý chí để họ tự khẳng định mình, vƣợt qua thách thức tích lũy những trải nghiệm quan trọng và thú vị trong cuộc đời và tìm kiếm sự hài lòng trong các chuyến đi.

- Sản phẩm DLST hƣớng về nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số cần đƣợc chú trọng hơn, tích cực hơn trong việc tổ chức các hoạt động giao lƣu, tƣơng

tác giữa KDL với CĐDCĐP và mang lại lợi ích cho họ. Bởi ngoài những sản phẩm DL truyền thống, KDL vẫn muốn tìm kiếm những mảnh ghép cuộc sống từ một đất nƣớc xa xôi, làm cho chuyến DL thú vị hơn, huyền diệu hơn.

- Chú ý đến tính mùa vụ của sản phẩm DLST do một số hoạt động bị hạn chế do ảnh hƣởng của khí hậu và tính chất mùa vụ của thực vật, động vật, dân tộc, văn hóa,... Giảm thiểu tác động này thông qua việc kết nối các sản phẩm DLST với các loại hình du lịch khác: Du lịch văn hóa, du lịch công vụ,...

- Xây dựng sản phẩm DLST phải lƣờng trƣớc tình huống nguy hiểm, những rủi ro tiềm tàng do địa hình, thời tiết,... phải có bảo hiểm để bảo vệ KDL và HDV.

Từ định hƣớng chung, để đáp ứng nhu cầu của khách DLST và phù hợp với điều kiện cụ thể của Vùng, việc phát triển sản phẩm DLST của VDLBTB trong thời gian tới tập trung vào một số định hƣớng cụ thể sau:

- Nâng cao chất lƣợng đối với những sản phẩm DLST truyền thống trong vùng nhằm tạo đƣợc những sản phẩm DLST có tính cạnh tranh cao: Tham quan, khám phá hang động (Quảng Bình), sản phẩm du lịch biển (Đà Nẵng), tham quan khám phá biển đảo (Cù Lao Chàm - Quảng Nam),...

- Tập trung xây dựng những sản phẩm DLST đặc thù nhằm khai thác lợi thế về tài nguyên DLST của các địa phƣơng đang còn bỏ ngỏ: tham quan, trải nghiệm cuộc sống, văn hóa của đồng bào dân tộc (Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam), tham quan khám phá đầm phá (Thừa Thiên Huế),...

- Tiếp tục cải thiện chất lƣợng của các sản phẩm DLST đã kết hợp với các sản phẩm DL khác: DL làng nghề, ẩm thực dân gian, du lịch sông nƣớc, thác, hồ,...

3.3. Các giải pháp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ Việt Nam Trung Bộ Việt Nam

Từ việc phân tích tiềm năng DLST VDLBTB, nghiên cứu những kinh nghiệm phát triển DLST một số quốc gia trên thế giới, những điểm mạnh, điểm yếu của hoạt động DLST trong vùng, nghiên cứu những thay đổi dự kiến trong

thời gian tới, Luận án nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng DLST VDLBTB nhƣ sau:

- Giải pháp về quy hoạch và phát triển các điểm DLST VDLBTB - Giải pháp về hoạt động tuyên truyền quảng bá cho DLST - Giải pháp về nguồn nhân lực cho DLST

- Giải pháp về vốn đầu tƣ cho DLST

- Giải pháp về quản lý hoạt động tại các điểm DLST

3.3.1. Quy hoạch và phát triển các tuyến điểm du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ (Phát triển du lịch sinh thái về mặt số lượng) Bắc Trung Bộ (Phát triển du lịch sinh thái về mặt số lượng)

Mục tiêu chung của quy hoạch phát triển các tuyến điểm DLST của VDLBTB là đƣa các tài nguyên DLST vào khai thác một cách hợp lý có kế hoạch. Mục tiêu cụ thể của giải pháp này là: Tạo đƣợc hệ thống tuyến, điểm DLST phản ánh sự độc đáo của DLST Bắc Trung bộ, tạo đƣợc hệ thống sản phẩm DLST đa dạng đáp ứng nhu cầu của các đối tƣợng KDL, thu hút khách đến nhiều lần, kéo dãn cầu để hạn chế tình trạng quá tải của DL văn hoá trong khu vực, đồng thời xác định lộ trình xây dựng và phát triển các tuyến điểm DLST theo đúng nghĩa của nó. Để thực hiện mục tiêu trên, việc quy hoạch và phát triển các tuyến điểm DLST tập trung vào các nội dung sau:

3.3.1.1. Xây dựng tuyến du lịch sinh thái cơ bản của Vùng

Tuyến du lịch sinh thái cơ bản của vùng là tuyến du lịch đi qua hầu hết các địa phƣơng trong vùng, lấy các điểm du lịch sinh thái có ý nghĩa quốc gia làm mục tiêu, tận dụng tối đa các phƣơng tiện giao thông và dễ dàng tiếp cận đến các điểm DLST khác cũng nhƣ các điểm du lịch văn hóa (khi cần kết hợp)

Tuyến DLST cơ bản sẽ là căn cứ quan trọng để xây dựng các tour DLST cụ thể đáp ứng nhu cầu của từng đối tƣợng khách cụ thể trên cơ sở khai thác hợp lý các tài nguyên DLST cũng nhƣ khai thác hợp lý thị trƣờng KDL. Tuyến DLST cơ bản Luận án đề nghị của Vùng đƣợc mô tả trong Phụ lục 35: "Sơ đồ tuyến DLST cơ bản VDLBTB".

Về nguồn khách: Ngoài việc đón và phục vụ KDL trong nội bộ vùng, tuyến

du lịch này có thể đón khách từ 4 phía:

- Phía Bắc: Bắt đầu từ Quảng Bình. Khách có thể tiếp cận bằng đƣờng bộ (theo đƣờng Hồ Chí Minh hoặc Quốc lộ 1A) hoặc bằng đƣờng sắt. Nguồn khách này bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa.

- Phía Nam: Bắt đầu từ Quảng Ngãi. Khách có thể tiếp cận bằng đƣờng bộ (theo đƣờng Hồ Chí Minh hoặc Quốc lộ 1A) hoặc bằng đƣờng sắt. Nguồn khách này bao gồm cả khách quốc tế và khách nội địa.

- Phía Tây: Bắt đầu từ cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị). Chủ yếu là khách quốc tế từ Lào, Thái lan, Myanma,... theo đƣờng hành lang Đông -Tây (phổ biến là du lịch caravan).

- Phía Đông: Bắt đầu từ cảng Đà Nẵng. Chủ yếu là khách quốc tế đến Việt Nam bằng những tàu du lịch quốc tế cập cảng Đà Nẵng.

Về phương tiện vận chuyển khách: Có thể sử dụng phƣơng tiện vận

chuyển bằng đƣờng bộ cho toàn tuyến du lịch theo hai tuyến đƣờng chủ đạo là Quốc lộ 1A và Đƣờng Hồ Chí Minh cùng với quốc lộ 9, quốc lộ 14 và các đƣờng xƣơng cá nối liền đƣờng Hồ Chí Minh với Quốc lộ 1A.

Về sản phẩm DLST: Kết hợp các sản phẩm DLST núi, DLST biển, đầm

phá, làng quê, làng nghề của toàn vùng để có đƣợc một tuyến DLST riêng có của Vùng. Ngoài ra còn có thể kết hợp với các sản phẩm DLVH trên toàn tuyến DL.

3.3.1.2. Xác định và phát triển các điểm du lịch sinh thái hạt nhân của Vùng.

Mục đích của việc xác định các điểm DLST hạt nhân trong vùng

- Các điểm DLST hạt nhân sẽ là tiêu điểm để ƣu tiên đầu tƣ phát triển, triển khai thử nghiệm phát triển thành điểm DLST thực sự theo đúng mô hình, tránh tình trạng đầu tƣ lan man, lạm dụng cụm từ DLST để phát triển DLST tràn lan, gây hậu quả cả về kinh tế, xã hội, môi trƣờng.

- Phân tích cụ thể những mặt mạnh, yếu trong hoạt động DLST, xác định những công việc phải tiến hành để phát triển DLST đúng nghĩa tại điểm du lịch đó.

- Các điểm DLST hạt nhân sẽ hình thành tuyến DLST đặc trƣng của VDLBTB, tập trung xây dựng thƣơng hiệu DLST của vùng để thu hút sự chú ý, sự tham gia của KDL, của các nhà đầu tƣ, các đơn vị kinh doanh du lịch.

- Trên cơ sở triển khai hoạt động thử nghiệm để rút ra những bài học kinh nghiệm đối với từng loại hình tài nguyên DLST, để hoàn thiện mô hình của một điểm DLST, hoàn chỉnh những chính sách khuyến khích phát triển DLST, đảm bảo tính bền vững trong phát triển du lịch.

Căn cứ xác định và phát triển các điểm DLST hạt nhân:

(1) Dựa trên kết quả đánh giá tài nguyên DLST trong vùng, đó là các điểm DLST có hội tụ tổng hợp các tiêu chí về tính hấp dẫn, tính thuận lợi, tính an toàn, tính bền vững, tính thời vụ và sức chứa du lịch

(2) Các điểm DLST hạt nhân là đại diện tiêu biểu cho từng địa phƣơng và là đại diện tiêu biểu cho từng loại TNDL trong vùng.

(3) Các điểm DLST đã và đang hoạt động, thu hút đƣợc sự quan tâm của KDL, có nguồn khách khá dồi dào trong hiện tại và tƣơng lai, ở gần các trung tâm gửi khách hoặc đón khách và tiềm năng vẫn còn rất lớn.

(4) Các điểm DLST đó khá thuận tiện về vị trí, khá gần các điểm DL khác, đã có những điều kiện cơ bản về kết cấu hạ tầng hoặc thuận tiện về giao thông.

(5) Đó là các điểm DLST đang thu hút sự quan tâm của CQĐP, khả năng đầu tƣ và thu hút đầu tƣ tƣơng đối thuận lợi.

Cần lý giải một số vấn đề khi đề nghị mỗi điểm DLST là hạt nhân:

- Lý do để lựa chọn là điểm DLST hạt nhân: Có vị trí tốt, thuận lợi về giao thông, có tài nguyên DLST phong phú, đa dạng, có VHĐP đặc sắc, địa phƣơng có khả năng kêu gọi đầu tƣ.

- Nguồn khách cung cấp cho điểm DLST: Gần trung tâm gửi khách, gần các khu công nghiệp hoặc khu đô thị mà dân cƣ và ngƣời lao động có nhu cầu và có khả năng đi du lịch.

- Sản phẩm DLST mà điểm DLST có thể xây dựng: Là những sản phẩm DLST đặc thù, có thể tổ chức cung cấp nhiều sản phẩm DLST khác nhau, gắn liền với văn hóa độc đáo của địa phƣơng.

- Những hoạt động giáo dục môi trƣờng tại điểm DLST hƣớng tới nhiều đối tƣợng khác nhau, bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó, coi việc giáo dục môi trƣờng đối với cƣ dân địa phƣơng là tâm điểm.

- Những đóng góp cho bảo tồn TNDLTN và TNDL nhân văn tại điểm: Bao gồm cả những đóng góp trực tiếp của KDL (bằng hành động hoặc trực tiếp đóng góp kinh phí, kiến thức và kinh nghiệm cho công tác bảo tồn) hoặc đóng góp gián tiếp (thông qua việc đóng góp vào quỹ bảo tồn của các đơn vị kinh doanh du lịch).

- Sự tham gia của cộng đồng dân cƣ vào hoạt động DLST và lợi ích của họ: Quy định những hoạt động mà cộng đồng dân cƣ phải tham gia thực hiện, những hoạt động mà dân cƣ nên tham gia và những thu nhập dự kiến mà họ có thể thu đƣợc từ hoạt động DLST đồng thời quy định trách nhiệm của dân cƣ địa phƣơng đối với phát triển du lịch bền vững..

Các điểm du lịch đề nghị điểm DLST hạt nhân:

Để đáp ứng mục tiêu trên, trên cơ sở nghiên cứu thực tế, tham khảo các ý kiến của các chuyên gia, Luận án đề xuất xây dựng các điểm DLST tiêu biểu và hình thành tuyến DLST đặc trƣng, biểu hiện sự độc đáo của DLST VDLBTB, phản ánh trong Phụ lục 36: " Sơ đồ các điểm DLST hạt nhân VDLBTB", bao gồm:

- VQG Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình): Là di sản thiên nhiên thế giới với Đa dạng sinh học cao, độc đáo và hệ thống hang động lớn và đẹp nhất thế giới.

- Khu DLST Đakrông (Quảng Trị): Là khu DLST hội tụ những yếu tố thiên nhiên đa dạng và những giá trị VHĐP đặc sắc của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều.

- Đầm phá Tam Giang Cầu Hai: là hệ thống đầm phá lớn nhất Đông Nam Á với đa dạng sinh học cao của vùng đất ngập nƣớc

- Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng): là khu bảo tồn quốc gia với sự gắn kết của sinh thái rừng nhiệt đới và sinh thái biển bên cạnh bãi biển Đà Nẵng - một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh

- Cù Lao Chàm: Khu dự trữ sinh quyển thế giới, gắn liền với đô thị du lịch văn hóa - sinh thái Hội An (Quảng Nam)

Các điểm DLST hạt nhân sẽ đƣợc ƣu tiên trong đầu tƣ khai thác, đƣợc ƣu tiên thực hiện đúng theo mô hình của một điểm DLST trong giai đoạn đầu (khoảng

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 114)