0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (160 trang)

Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI (Trang 30 -30 )

Đánh giá tiềm năng DLST thƣờng đƣợc đánh giá theo địa phƣơng hay một vùng du lịch và đƣợc tiến hành theo 2 nội dung: đánh giá chất lƣợng của một số tài nguyên DLST cơ bản tại địa phƣơng đó và đánh giá tiềm năng DLST của một địa phƣơng hay một vùng du lịch. Thực chất, đánh giá tiềm năng DLST là đánh giá mức độ, khả năng thu hút đầu tƣ và thu hút KDL của từng tài nguyên DLST, của từng địa phƣơng hay một vùng địa phƣơng hay một vùng du lịch.

1.3.1. Phương pháp đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến và tác giả Phạm Hồng Long: "Đánh giá tiềm năng DLST là một việc làm khó và phức tạp vì có liên quan tới yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý của con ngƣời rất khác nhau, đặc điểm của tài nguyên và các điều kiện kỹ thuật. Vì vậy các nội dung và phƣơng pháp đánh giá phải không ngừng hoàn thiện" [45, tr.26]

1.3.1.1. Các phương pháp được sử dụng trong đánh giá tài nguyên du lịch

Cũng trong tác phẩm "TNDL" tác giả Bùi Thị Hải Yến và tác giả Phạm Hồng Long đã chỉ ra bốn phƣơng pháp đánh giá TNDL của các nhà nghiên cứu trƣớc đó, đó là:

- Phương pháp đánh giá theo tâm lý - thẩm mỹ: Phƣơng pháp đánh giá này thƣờng dựa vào cảm nhận, sở thích của du khách, dân cƣ đối với các loại tài nguyên môi trƣờng du lịch thông qua việc điều tra thống kê và điều tra xã hội.

- Phương pháp đánh giá theo sinh khí hậu: Nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích hợp nhất với sức khỏe con ngƣời, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi du lịch nhằm định giá trị của TNDL. Phƣơng pháp đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu, định giá trị của các loại TNDL đối với một số loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ sở để xác định các điểm du lịch, các khu du lịch này sẽ cho kết quả không chính xác vì và các trung tâm du lịch.

- Phương pháp đánh giá theo kỹ thuật: Là việc sử dụng các tiêu chí, các phƣơng tiện kỹ thuật để đánh giá số lƣợng và chất lƣợng của TNDL nhằm xác định giá trị của TNDL đối với các loại hình phát triển du lịch hoặc trong quá trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại các hệ thống địa phƣơng hay một vùng du lịch nhất định.

- Phương pháp đánh giá theo kinh tế: là phƣơng pháp vận dụng các phƣơng pháp và các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả về kinh tế xã hội hiện tại và trong tƣơng lai của các khu vực có nguồn tài nguyên có thể khai thác bảo vệ cho phát triển du lịch.

Các phƣơng pháp đánh giá trên, nếu thực hiện một cách độc lập sẽ gặp phải những bất cập sau: Phương pháp đánh giá theo tâm lý - thẩm mỹ rất khó để đƣa ra một kết quả chính xác vì tiêu chí đánh giá rộng, đối tƣợng tham gia đánh giá không đồng đều về trình độ, về nhận thức và thói quen,... Phương pháp đánh giá theo sinh khí hậu cũng khó phù hợp với tất cả các loại tài nguyên vì khí hậu là tài nguyên đối với loại hình DL này lại có thể là rào cản đối với loại hình DL khác.

Phương pháp đánh giá theo kỹ thuật cũng chƣa cho ta kết quả chính xác vì từ giá trị của TNTN đến giá trị xã hội và giá trị kinh tế của nó còn có khoảng cách khá xa phụ thuộc vào nhiều điều kiện kinh tế xã hội liên quan.

Phương pháp đánh giá theo kinh tế, thực chất là việc vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp đánh giá trên, phát triển du lịch cũng không loại trừ mục tiêu kinh tế.

Do đó phƣơng pháp này đƣợc sử dụng nhiều hơn trong đánh giá TNDL. Vấn đề là việc xác định "các phƣơng pháp và các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả về kinh tế xã hội hiện tại và trong tƣơng lai" nhƣ thế nào cho phù hợp.

Vì vậy, Luận án đề cập và giải quyết vấn đề phƣơng pháp và chỉ tiêu đánh giá tài nguyên DLST. Trong kinh tế, có nhiều phƣơng pháp đánh giá TNDL, nhƣng có thể quy về hai phƣơng pháp: Phƣơng pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính.

Phƣơng pháp định lƣợng trong đánh giá tài nguyên DLST là phƣơng pháp

sử dụng các tiêu chí, các phƣơng tiện kỹ thuật để đánh giá TNDL. Theo phƣơng pháp này, TNDL đƣợc điều tra, đánh giá từng mặt thông qua các thông số kỹ thuật cụ thể. Chẳng hạn:

Khi đánh giá vị trí địa lý của một TNDL, phải tính toán các thông số: Tọa độ địa lý; đƣờng hải giới, địa giới, vị trí tiệp giáp với các địa phƣơng khác, vùng khác hoặc quốc gia khác; khoảng cách đến các thủ đô, các trung tâm văn hóa, trung tâm du lịch hoặc đến các điểm du lịch khác; khoảng cách đến các trung tâm gửi khách; những thuận lợi, khó khăn trong giao lƣu kinh tế, văn hóa, thị trƣờng khi phát triển du lịch,... từ đó đánh giá mức độ thuận lợi về vị trí địa lý của TNDL cho mục tiêu khai thác phát triển du lịch.

Khi đánh giá địa hình, địa chất, địa mạo, phải nghiên cứu và đƣa ra đƣợc các thông số về: độ cao của địa hình, độ dốc của địa hình, hƣớng của địa hình, các loại địa hình; lịch sử kiến tạo, cấu tạo địa chất, các tác động ngoại lực đến địa hình, các hiện tƣợng địa mạo (xói mòn, xâm thực, lở đất,...); các hoạt động địa chấn (núi lửa, động đất, sụt lún,...); các địa hình có phong cảnh đẹp,.... từ đó đánh giá giá trị của tài nguyên đối với hoạt động du lịch

Đánh giá tài nguyên khí hậu phải đƣa ra đƣợc các số liệu về: nhiệt độ, độ ẩm, lƣợng mƣa, số ngày nắng, tốc độ gió, các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt (bão tố, lũ lụt, gió mùa,...),... trung bình năm và qua các tháng trong năm. từ đó, đối chiếu với các chỉ tiêu khí hậu sinh học của con ngƣời để đánh giá mức độ thuận lợi hay khó khăn đối với hoạt động du lịch của TNDL.

Cũng tƣơng tự nhƣ vậy đối với việc đánh giá tài nguyên nƣớc, tài nguyên sinh vật, ...

Phƣơng pháp định lƣợng thƣờng cho ta một kết quả khá chính xác và thuyết phục, tuy nhiên, rất khó để thực hiện trong một phạm vi rộng, trong điều kiện hạn chế về chuyên môn, về phƣơng tiện kỹ thuật, về kinh phí,... và đặc biệt trong khuôn khổ của một Luận án Tiến sỹ kinh tế. Vì vậy, Luận án chủ yếu sử dụng phƣơng pháp định tính trong đánh giá tài nguyên DLST.

Phƣơng pháp định tính trong đánh giá tài nguyên DL và tài nguyên DLST

nói riêng đƣợc thực hiện dựa vào cảm nhận, sở thích của con ngƣời đối với các loại TNDL thông qua việc điều tra thống kê và điều tra xã hội. Sự cảm nhận hay sở thích của con ngƣời xuất phát từ những cảm nhận trực tiếp hoặc từ các tài liệu đã đƣợc công bố (thông qua kết quả của phƣơng pháp định lƣợng đã đƣợc các nhà chuyên môn nghiên cứu). Đối tƣợng điều tra có thể là từ dân cƣ, từ KDL hoặc từ các chuyên gia trong ngành du lịch và các ngành liên quan.

Tuy nhiên, nếu điều tra từ dân cƣ và KDL sẽ gặp những khó khăn và đƣa lại kết quả có độ tin cậy không cao do mức độ am hiểu một cách toàn diện về tài nguyên DLST của du khách và dân cƣ bị hạn chế và có độ chênh lệch lớn. Vì vậy, Luận án sử dụng phƣơng pháp chuyên gia trong đánh giá tiềm năng DLST.

1.3.1.2. Phương pháp chuyên gia trong đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

Phƣơng pháp chuyên gia là phƣơng pháp đánh giá định tính trên cơ sở sử dụng kết quả đánh giá của các chuyên gia. Các chuyên gia là những ngƣời am hiểu về TNDL đƣợc đánh giá (thông qua việc nghiên cứu các tài liệu và nghiên cứu thực địa, nếu cần), họ có kiến thức khá tổng hợp về DLST, đƣợc mời riêng lẻ, không có sự gặp gỡ, thảo luận giữa họ. Kết quả tổng hợp sẽ là ý kiến chung của các chuyên gia.

Mặc dù khó khăn lớn nhất khi áp dụng phƣơng pháp này là việc đánh giá và lựa chọn chuyên gia, rất khó có thể chọn đƣợc một nhóm chuyên gia tƣơng đồng về chất lƣợng,... tuy nhiên, việc sử dụng phƣơng pháp định tính này là phù hợp với

điều kiện thiếu dữ liệu về hiện trạng tài nguyên cũng nhƣ thƣớc đo các điều kiện phát triển DLST nhƣ hiện nay.

Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành theo các giai đoạn sau: Giai đoạn 1: Lựa chọn và thành lập nhóm chuyên gia đánh giá:

Các chuyên gia tham gia đánh giá là những ngƣời am hiểu khá sâu sắc thuộc các lĩnh vực quản lý các tài nguyên DLST. Tuy nhiên, việc am hiểu của từng chuyên gia đến tiềm năng DLST có thể khác nhau đối với từng địa phƣơng và đối với từng tài nguyên DLST:

- Những ngƣời làm công tác nghiên cứu, giảng dạy có hiểu biết rộng về tiềm năng DLST, nên có thể tham gia đánh giá tài nguyên DLST ở tất cả các địa phƣơng trong vùng.

- Những ngƣời làm công tác quản lý các đơn vị kinh doanh du lịch và HDV du lịch có thể am hiểu tiềm năng DLST một số địa phƣơng nên có thể tham gia đánh giá tài nguyên DLST ở một số địa phƣơng.

- Những ngƣời làm công tác quản lý về DL có thể am hiểu về các tiềm năng DLST ở địa phƣơng, nên có thể tham gia đánh giá ở một vài địa phƣơng.

- Những ngƣời công tác tại các BQL các tài nguyên DLST thì am hiểu sâu sắc về tài nguyên DLST nên chỉ tham gia đánh giá tiềm năng DLST ở địa phƣơng nơi có tài nguyên DLST.

Ngƣời phân tích phải trao đổi trực tiếp hoặc gián tiếp (thông qua thƣ, điện thoại) với chuyên gia để tìm hiểu mức độ am hiểu của họ và quyết định những chuyên gia nào tham gia đánh giá trong phạm vi nào. Vì vậy, số địa phƣơng mà một chuyên gia tham gia đánh giá có thể khác nhau và số chuyên gia tham gia đánh giá ở từng địa phƣơng cũng có thể khác nhau.

Giai đoạn 2: Trƣng cầu ý kiến của các chuyên gia:

Trƣng cầu ý kiến chuyên gia là một giai đoạn của phƣơng pháp chuyên gia. Tùy theo đặc điểm thu nhận và xử lý thông tin mà chọn những phƣơng pháp trƣng cầu cơ bản nhƣ: trƣng cầu ý kiến theo nhóm và cá nhân; trƣng cầu vắng mặt và có mặt và trƣng cầu trực tiếp hay gián tiếp. Các chuyên gia tiến hành đánh giá các tiêu

chí theo danh mục đã đƣợc chuẩn bị sẵn dƣới dạng bảng câu hỏi với các mức đánh giá tƣơng ứng với số điểm cụ thể. Các chuyên gia dự báo cũng có thể bổ sung hoặc gạch bớt các tiêu chí trong danh mục đó.

Giai đoạn 3: Tổng hợp và đƣa ra kết quả đánh giá chung:

Sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, có thể có những ý kiến bất đồng, để giải quyết những bất đồng này, có thể tiến hành phân tích xử lý đánh giá bằng trung vị hoặc giá trị kỳ vọng của các mức giá trị mà chuyên gia đã đánh giá. Trung vị hoặc giá trị kỳ vọng đã tính toán đƣợc coi là ý kiến của tập thể chuyên gia. Độ tin cậy của kết quả đánh giá đƣợc biểu hiện thông qua độ lệch chuẩn và phƣơng sai của các biến số.

1.3.2. Nội dung đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

Nhƣ ở trên đã trình bày, tiềm năng DLST đƣợc đánh giá đối với một tài nguyên DLST nào đó và đối với một địa phƣơng hay một vùng du lịch nào đó.

1.3.2.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một số tài nguyên du lịch cơ bản bản

Tiềm năng của một tài nguyên DLST đƣợc phản ánh thông qua chất lƣợng của từng tài nguyên DLST, hay mức độ thu hút KDL cũng nhƣ thu hút đầu tƣ đối với tài nguyên DLST đó. Để đánh giá chất lƣợng của một tài nguyên DLST nào đó cần tiến hành qua các bƣớc sau:

(1) Xác định tiêu chí đánh giá, tiêu thức và mức độ đánh giá của từng tiêu chí Việc xác định tiêu chí đánh giá tài nguyên DLST, các tiêu thức để đánh giá mức độ của từng tiêu chí, có thể đƣợc thực hiện dựa trên một kết quả nghiên cứu đã đƣợc công nhận rộng rãi mà áp dựng vào thực tế yêu cầu đánh giá tài nguyên DLST. Cũng có thể, phải thực hiện một cuộc điều tra mở để xin ý kiến của các chuyên gia về các tiêu thức đánh giá một tài nguyên DLST. Trên cơ sở tập hợp kết quả điều tra (vì là cuộc điều tra mở nên tần suất cho từng tiêu thức có thể tập trung hay phân tán), phân tích dữ liệu mà nhóm gộp các tiêu thức cùng lại thành các tiêu chí đánh giá.

Mỗi tiêu chí đánh giá đã đƣợc xác định (Chẳng hạn: mức độ hấp dẫn, mức độ an toàn,...) đƣợc phân thành 5 bậc phản ánh các mức độ đáp ứng yêu cầu của khách DLST, mỗi bậc tƣơng ứng với một điểm số nhất định. Khả năng đáp ứng càng cao, càng thuận lợi cho hoạt động du lịch thì bậc càng lớn và điểm số càng cao, cụ thể là:

Bậc 1: Rất tốt tƣơng ứng với số điểm là 5 Bậc 2: Tốt tƣơng ứng với số điểm là 4

Bậc 3: Trung bình tƣơng ứng với số điểm là 3 Bậc 4: Kém tƣơng ứng với số điểm là 2 Bậc 5: Rất kém tƣơng ứng với số điểm là 1 (2) Chọn trọng số cho từng tiêu chí:

Trong các tiêu chí trên, ý nghĩa của mỗi tiêu chí đối với hoạt động DLST là khác nhau, vì vậy, khi tổng hợp và đánh giá mức độ thu hút đầu tƣ và thu hút khách DL của mỗi tài nguyên DLST, căn cứ vào mức độ quan trọng của từng tiêu chí mà mỗi tiêu chí đƣợc đánh giá theo một hệ số nhất định. Hệ số này phản ánh mức độ quan trọng của tiêu chí đối với hoạt động DLST. Trong đó: Hệ số là 3 đối với các tiêu chí có ý nghĩa rất quan trọng, hệ số là 2 đối với các tiêu chí có ý nghĩa quan trọng và hệ số là 1 đối với các tiêu chí còn lại. Việc xác định trọng số cho mỗi tiêu chí cũng đƣợc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

(3) Tổng hợp kết quả đánh giá

- Tổng hợp kết quả theo từng tiêu chí của từng tài nguyên DLST đƣợc tính theo phƣơng pháp bình quân gia quyền, trong đó, quyền số là số lƣợng chuyên gia đánh giá còn biến số là điểm đánh giá của chuyên gia.

- Tổng hợp kết quả đánh giá cho từng tài nguyên DLST: Điểm tổng hợp là điểm bình quân gia quyền mà quyền số là trọng số của từng tiêu chí và biến số là kết quả vừa tổng hợp đƣợc của từng tiêu chí.

Trên cơ sở điểm tổng hợp của từng tài nguyên DLST mà xếp loại tài nguyên DLST theo 3 loại:

- Loại 1: là những tài nguyên DLST có sức thu hút rất cao, có thể thu hút một lƣợng lớn KDL quốc tế và nội địa đã đến địa phƣơng. Đây là những tài nguyên DLST cần có sự ƣu tiên trong đầu tƣ, tổ chức hoạt động và quản lý chặt chẽ để tạo ra sắc thái riêng về DLST của từng địa phƣơng và của vùng. Thị trƣờng mục tiêu của những tài nguyên DLST này là khách quốc tế và khách nội địa.

- Loại 2: Là những tài nguyên DLST có sức thu hút khá cao, có khả năng thu hút KDL quốc tế và KDL nội địa. Đây là những tài nguyên DLST cần có sự đầu tƣ khai thác hợp lý. Thị trƣờng mục tiêu của những điểm du lịch này là KDL nội địa và một phần KDL quốc tế.

Loại 3: Là những tài nguyên DLST thiên nhiên còn lại, có thể thu hút khách DL trong nƣớc hoặc quốc tế. Thị trƣờng mục tiêu của những điểm DLST này là KDL ngắn ngày hoặc khách tham quan trong ngày của các địa phƣơng trong vùng.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI VÀ KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI (Trang 30 -30 )

×