Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một số tài nguyên du lịch cơ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 35 - 37)

1.3. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

1.3.2.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một số tài nguyên du lịch cơ

giá tƣơng ứng với số điểm cụ thể. Các chuyên gia dự báo cũng có thể bổ sung hoặc gạch bớt các tiêu chí trong danh mục đó.

Giai đoạn 3: Tổng hợp và đƣa ra kết quả đánh giá chung:

Sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia, có thể có những ý kiến bất đồng, để giải quyết những bất đồng này, có thể tiến hành phân tích xử lý đánh giá bằng trung vị hoặc giá trị kỳ vọng của các mức giá trị mà chuyên gia đã đánh giá. Trung vị hoặc giá trị kỳ vọng đã tính toán đƣợc coi là ý kiến của tập thể chuyên gia. Độ tin cậy của kết quả đánh giá đƣợc biểu hiện thông qua độ lệch chuẩn và phƣơng sai của các biến số.

1.3.2. Nội dung đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái

Nhƣ ở trên đã trình bày, tiềm năng DLST đƣợc đánh giá đối với một tài nguyên DLST nào đó và đối với một địa phƣơng hay một vùng du lịch nào đó.

1.3.2.1. Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái của một số tài nguyên du lịch cơ bản bản

Tiềm năng của một tài nguyên DLST đƣợc phản ánh thông qua chất lƣợng của từng tài nguyên DLST, hay mức độ thu hút KDL cũng nhƣ thu hút đầu tƣ đối với tài nguyên DLST đó. Để đánh giá chất lƣợng của một tài nguyên DLST nào đó cần tiến hành qua các bƣớc sau:

(1) Xác định tiêu chí đánh giá, tiêu thức và mức độ đánh giá của từng tiêu chí Việc xác định tiêu chí đánh giá tài nguyên DLST, các tiêu thức để đánh giá mức độ của từng tiêu chí, có thể đƣợc thực hiện dựa trên một kết quả nghiên cứu đã đƣợc công nhận rộng rãi mà áp dựng vào thực tế yêu cầu đánh giá tài nguyên DLST. Cũng có thể, phải thực hiện một cuộc điều tra mở để xin ý kiến của các chuyên gia về các tiêu thức đánh giá một tài nguyên DLST. Trên cơ sở tập hợp kết quả điều tra (vì là cuộc điều tra mở nên tần suất cho từng tiêu thức có thể tập trung hay phân tán), phân tích dữ liệu mà nhóm gộp các tiêu thức cùng lại thành các tiêu chí đánh giá.

Mỗi tiêu chí đánh giá đã đƣợc xác định (Chẳng hạn: mức độ hấp dẫn, mức độ an toàn,...) đƣợc phân thành 5 bậc phản ánh các mức độ đáp ứng yêu cầu của khách DLST, mỗi bậc tƣơng ứng với một điểm số nhất định. Khả năng đáp ứng càng cao, càng thuận lợi cho hoạt động du lịch thì bậc càng lớn và điểm số càng cao, cụ thể là:

Bậc 1: Rất tốt tƣơng ứng với số điểm là 5 Bậc 2: Tốt tƣơng ứng với số điểm là 4

Bậc 3: Trung bình tƣơng ứng với số điểm là 3 Bậc 4: Kém tƣơng ứng với số điểm là 2 Bậc 5: Rất kém tƣơng ứng với số điểm là 1 (2) Chọn trọng số cho từng tiêu chí:

Trong các tiêu chí trên, ý nghĩa của mỗi tiêu chí đối với hoạt động DLST là khác nhau, vì vậy, khi tổng hợp và đánh giá mức độ thu hút đầu tƣ và thu hút khách DL của mỗi tài nguyên DLST, căn cứ vào mức độ quan trọng của từng tiêu chí mà mỗi tiêu chí đƣợc đánh giá theo một hệ số nhất định. Hệ số này phản ánh mức độ quan trọng của tiêu chí đối với hoạt động DLST. Trong đó: Hệ số là 3 đối với các tiêu chí có ý nghĩa rất quan trọng, hệ số là 2 đối với các tiêu chí có ý nghĩa quan trọng và hệ số là 1 đối với các tiêu chí còn lại. Việc xác định trọng số cho mỗi tiêu chí cũng đƣợc tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.

(3) Tổng hợp kết quả đánh giá

- Tổng hợp kết quả theo từng tiêu chí của từng tài nguyên DLST đƣợc tính theo phƣơng pháp bình quân gia quyền, trong đó, quyền số là số lƣợng chuyên gia đánh giá còn biến số là điểm đánh giá của chuyên gia.

- Tổng hợp kết quả đánh giá cho từng tài nguyên DLST: Điểm tổng hợp là điểm bình quân gia quyền mà quyền số là trọng số của từng tiêu chí và biến số là kết quả vừa tổng hợp đƣợc của từng tiêu chí.

Trên cơ sở điểm tổng hợp của từng tài nguyên DLST mà xếp loại tài nguyên DLST theo 3 loại:

- Loại 1: là những tài nguyên DLST có sức thu hút rất cao, có thể thu hút một lƣợng lớn KDL quốc tế và nội địa đã đến địa phƣơng. Đây là những tài nguyên DLST cần có sự ƣu tiên trong đầu tƣ, tổ chức hoạt động và quản lý chặt chẽ để tạo ra sắc thái riêng về DLST của từng địa phƣơng và của vùng. Thị trƣờng mục tiêu của những tài nguyên DLST này là khách quốc tế và khách nội địa.

- Loại 2: Là những tài nguyên DLST có sức thu hút khá cao, có khả năng thu hút KDL quốc tế và KDL nội địa. Đây là những tài nguyên DLST cần có sự đầu tƣ khai thác hợp lý. Thị trƣờng mục tiêu của những điểm du lịch này là KDL nội địa và một phần KDL quốc tế.

Loại 3: Là những tài nguyên DLST thiên nhiên còn lại, có thể thu hút khách DL trong nƣớc hoặc quốc tế. Thị trƣờng mục tiêu của những điểm DLST này là KDL ngắn ngày hoặc khách tham quan trong ngày của các địa phƣơng trong vùng. Kết quả xếp loại tổng hợp về tiềm năng tài nguyên DLST là một trong những căn cứ để sắp xếp thứ tự ƣu tiên trong đầu tƣ khai thác để phát triển DLST.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)