2.1. Khái quát về Vùng Du lịch BắcTrung Bộ Việt Nam
2.2.1.3. Tài nguyên du lịch vùng đầm phá
Đầm phá là những vực nƣớc kéo dài song song với biển, đƣợc tạo ra bởi hệ thống cồn cát chắn, đƣợc thông ra biển qua một hay nhiều cửa một cách thƣờng xuyên hay định kỳ. Là nơi giao lƣu giữa môi trƣờng nƣớc ngọt và nƣớc mặn, HST đầm phá có tiềm năng DLST rất lớn nhờ tính đa dạng và đặc sắc của tài nguyên với nguồn gen khá phong phú, trong đó có nhiều loài thuỷ sản có giá trị đáp ứng nhu cầu ẩm thực của KDL. Hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản trên đầm phá cũng là một trong những nét đặc trƣng của HST đầm phá để tạo ra những sản phẩm DLST độc đáo. Ngoài ra, đầm phá còn là nơi có cảnh quan hấp dẫn với địa hình đa dạng và nhiều loài chim nƣớc cƣ trú.
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Lập An là những đầm phá tiêu biểu của Khu vực Bắc Trung Bộ, trong đó, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, có tiềm năng DLST rất lớn.
Vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đƣợc phân bố trên chiều dài 68 km, nơi rộng nhất là 14 km và nơi hẹp nhất là 0,6 km, có tổng diện tích mặt nƣớc là 216 km2, chiếm 43% diện tích lãnh thổ Thừa Thiên Huế, chiếm gần một nữa tổng diện tích đầm phá ven bờ Việt Nam (480,5 km2).
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là loại hình thuỷ vực rất độc đáo, là môi trƣờng thuận lợi cho sự sinh trƣởng và phát triển của nhiều loại thủy sản, tạo nên một hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là những thủy đặc sản quý hiếm, có giá trị cao.
Cƣ dân vùng đầm phá - ven biển có bản sắc dân tộc, mối quan hệ dòng tộc - họ hàng rất đạm nét. Cộng đồng cƣ dân đầm phá từ xƣa đã phân thành cƣ dân thuỷ diện (sống chủ yếu trên đầm) và cƣ dân bản địa ở trên bờ. Hai cộng đồng dân cƣ này với hai phƣơng thức sản xuất khác nhau đã góp phần làm giàu bản sắc văn hoá vùng đầm phá với các làng nghề, lễ hội nổi tiếng (Chùa Túy Vân, Lễ cầu ngƣ, Lễ tế thu, làng nghề An Truyền, đua thuyền,...), tạo điều kiện cho hoạt động DLST phát triển, KDL có thể hoà mình vào cuộc sống cộng đồng.