2.1. Khái quát về Vùng Du lịch BắcTrung Bộ Việt Nam
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hội Vùng Du lịch BắcTrung bộ
Trong những năm qua, nền kinh tế trong khu vực có sự chuyển biến sâu sắc cả về chất lƣợng và cơ cấu. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân trong khu vực
vào khoảng từ 8,5 - 9,05%, đặc biệt vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Huế - Đà Nẵng - Quảng Ngãi) có tốc độ tăng trƣởng cao so với cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng dần tỷ trọng các khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; giảm dần tỷ trọng của khu vực nông lâm thuỷ sản theo mô hình kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Tốc độ đô thị hoá nhanh, các nguồn vốn đầu tƣ xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, du lịch và VHXH,... ngày càng tăng về số lƣợng và quy mô.
Gần 20 dân tộc đã tạo nên một sắc thái văn hoá đa dạng, phong phú của vùng với những phong tục tập quán độc đáo, những làng nghề truyền thống và những lễ hội mang đậm nét văn hoá dân gian. Cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhƣng nhìn chung, các mặt VHXH, mức sống, trình độ, sức khoẻ của dân cƣ đƣợc nâng cao không ngừng, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tƣơng đối tốt.
Mặc dù VDLBTB là nơi tập trung hệ thống các trƣờng Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề với số lƣợng lớn, quy mô và chất lƣợng đào tạo tƣơng đối cao, cung cấp một lực lƣợng lao động đáng kể cho Vùng. Tuy nhiên lao động đƣợc đào tạo lành nghề chiếm tỷ lệ còn thấp. Ngoài ra, còn có các làng nghề truyền thống với các nghệ nhân tƣơng đối lớn nhƣng có độ tuổi cao và khả năng kế thừa của thế hệ trẻ còn hạn chế.
Dù có nhiều khó khăn do địa hình phức tạp, do hậu quả nặng nề của chiến tranh, cùng với thời tiết, khí hậu khá khắc nghiệt, các khu vực vùng sâu, vùng xa còn có những hạn chế về cơ sở hạ tầng, nhƣng về cơ bản, VDLBTB đã đảm bảo những điều kiện thuận lợi cần thiết cho việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng.