Sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên và

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 92)

2.3. Thực trạng và đánh giá thực trang khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng

2.3.2.1. Sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên và

bản sắc văn hoá địa phương

Cùng với xu hƣớng chung của thế giới, hầu hết các sản phẩm du lịch ở VDLBTB đều gắn liền với thiên nhiên, mang màu sắc của DLST. Đó là:

- Dã ngoại: Thƣờng là những chuyến du lịch ngắn ngày, đƣợc tổ chức vào cuối tuần do KDL tự tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc thông qua các tổ chức du lịch, rất phổ biến tại các suối thác, các vùng hồ, biển đảo,... trong vùng.

- Leo núi và đi bộ trong rừng cũng là một hình thức du lịch khá hấp dẫn

khi chinh phục các đỉnh núi cao Bạch Mã, Bà Nà, Sơn Trà và một số hoạt động leo núi tại đảo Cù Lao Chàm, Ngũ Hành Sơn…

- Tham quan, nghiên cứu đa dạng sinh học ở các VQG, các khu bảo tồn

thiên nhiên: Đây là loại hình DLST mặc dù chƣa phổ biến nhƣng sản phẩm này

tập trung chủ yếu ở các VQG (Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã), các khu dự trữ thiên nhiên (Bà Nà, Cù lao Chàm, Sơn Trà, Nam Đông - A Lƣới...)

- Thăm bản làng dân tộc: là loại hình du lịch mang sắc thái của DLST khá rõ nét. KDL đƣợc tham quan, tìm hiểu những nếp sống, nét văn hoá, kiên sthwcs canh tác của các đồng bào dân tộc, tham quan và mua các sản phẩm thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, rƣợu cần, múa quạt, cồng chiêng,... đƣợc thực hiện ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, các huyện Nam Đông, A Lƣới (Thừa Thiên Huế), Hoà vang (Đà Nẵng), Trà My, Phƣớc Sơn (Quảng Nam),....

Du thuyền: Hiện nay các đơn vị khai thác, kinh doanh du lịch phát triển

Phong Nha (Quảng Bình), Du thuyền Sông Hƣơng, Đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), Hồ Phú Ninh, Sông Thu Bồn (Quảng Nam).

Du lịch mạo hiểm đang hình thành ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Đó là

các loại hình du lịch lặn biển ở Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi); du lịch leo núi ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), khám phá thám hiểm hang động (Phong Nha - Kẻ bàng), các tour du lịch vƣợt các địa hình hiểm trở xuyên Việt bằng mô tô, xe đạp, xe jep vƣợt đèo Hải Vân,…

Du lịch làng nghề, nhà vườn: Loại hình du lịch này đang hình thành và

phát triển mạnh tại Hội An (Quảng Nam) và Thành phố Huế. Các làng nghề truyền thống nhƣ làng đúc đồng Phƣớc Kiều, làng rau Trà Quế, làng Mộc Kim Bồng,... (Quảng Nam), làng đá mỹ nghệ Non Nƣớc (Đà Nẵng), làng Nón Phú Cam (Huế),... đang thu hút ngày càng nhiều du khách tới thăm quan và mua sắm sản phẩm. Đây cũng là điều kiện để các làng nghề tồn tại, phát triển. Tại Huế, có những khu nhà vƣờn rất có ý nghĩa đối với hoạt động DLST nhƣ nhà vƣờn Phú Mộng Kim Long, nhà vƣờn An Hiên, nhà vƣờn Lạc Tịnh,...

Nhƣ vậy, du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, nội dung cơ bản của DLST, ngày càng phổ biến, thu hút lƣợng lớn KDL quốc tế và nội địa.

Tuy vậy, việc tạo ra các sản phẩm du lịch đủ sức thu hút nhằm khai thác tài nguyên DLST còn nhiều bất cập. Cụ thể là:

- Toàn vùng có hàng chục khu bảo tồn thiên nhiên đƣợc xem là nguồn TNDL sinh thái vô cùng quý giá nhƣng nhiều năm qua kho tài nguyên ấy vẫn chƣa đƣợc đánh thức. Điều này có nhiều nguyên nhân nhƣ: phƣơng tiện đi lại còn khó khăn, các phƣơng tiện cứu hộ còn giản đơn, chƣa thuyết phục, dịch vụ chƣa đƣợc đầu tƣ nên còn rất đơn sơ, thiếu sự phối kết hợp đồng bộ. Các hoạt động DLST hầu nhƣ phát triển còn mang tính tự phát, chƣa có sản phẩm và thị trƣờng mục tiêu, chƣa đầu tƣ cho xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ DLST,…

- Tại điểm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, khách đến chủ yếu là để lên thuyền đi dọc Sông Son thăm quan hang động, còn toàn bộ VQG đầy sức hút thì sản phẩm còn đơn điệu. Những hàng lƣu niệm thì chất lƣợng thấp, thậm chí là giả

dối. Những giá trị văn hóa độc đáo của cƣ dân vùng đệm vẫn còn bỏ ngỏ, phƣơng tiện đi đến hệ thống suối thác chƣa thuận lợi, tính an toàn chƣa cao trong khi khả năng cứu hộ còn hạn chế.

- Tại điểm Du lịch Bà Nà, khách đến chủ yếu là để nghỉ mát, vui chơi, các dịch vụ mang tính trọn gói, khách hàng ít có cơ hội lựa chọn nên số ngày khách lƣu lại rất hạn chế, chỉ nhiều lắm là 1 đêm. Khu dự trữ thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa rộng lớn nhƣ vậy nhƣng du khách chỉ chủ yếu quanh quẩn tham quan ở khu vực đỉnh Bà Nà tham gia các trò chơi trong nhà, còn những TNTN của khu dự trữ thì hầu nhƣ chƣa khai thác.

- Nhiều du khách khi kết thúc hành trình thăm vƣờn quốc gia Bạch Mã phải than phiền vì quá buồn tẻ, muốn mua gì cũng khó khăn. Khách đến với đỉnh Sơn Trà thì đi không quá nửa ngày vì trên đỉnh núi hầu nhƣ không có dịch vụ gì để giữ chân khách. Một số điểm du lịch khác thì phong cách phục vụ chƣa chuyên nghiệp, hàng quán lụp xụp, đắt đỏ, vệ sinh công cộng không đảm bảo.

- Một số điểm DLST khi lập dự án đầu tƣ chƣa tính toán kỹ lƣỡng, hoạt động không chuyên nghiệp, khi triển khai hoạt động còn nhiều lúng túng, không khai thác đƣợc nguồn khách nên không hiệu quả gây lãng phí vốn đầu tƣ. Theo bài viết nhan đề: "Du lịch làng nghề miền Trung chưa xứng tầm" đăng trên Việt báo.vn - 2006 đã nêu rõ: "Một dự án khôi phục làng nghề truyền thống nhằm phục vụ du lịch ở Quảng Nam với số vốn đầu tư của ngân sách 300 triệu đồng thì kinh phí xây dựng nhà trưng bày hiện vật đã hết 80% kinh phí, chỉ còn 20% đầu tư cho sản xuất, sản phẩm bị nhái mẫu, lai tạp nên viễn cảnh KDL đến để tham quan và mua sản phẩm chỉ có trong... mơ".

- Một số tài nguyên DLST rất giá trị nhƣ hệ thống đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với vị trí thuận lợi nhƣng tài nguyên này còn bỏ ngỏ. Lý do là vị trí quá dàn trải, khách không tập trung nên nếu đầu tƣ sẽ bị lỗ, trong khi nhiều khách muốn đi tham quan thì tìm tour rất khó khăn. Khu vực Núi Ngọc Linh của Quảng Nam với bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, với đặc sản có một không hai (Sâm Ngọc Linh) nhƣng việc khai thác cho du lịch hầu nhƣ chƣa có, hệ thống giao thông

thấp kém nên khả năng tiếp cận khó khăn, đã có những tour du lịch đƣợc tổ chức nhƣng chất lƣợng không tốt, ngƣời dân tham gia vào hoạt động DL có trình độ dân trí hạn chế, chƣa đƣợc đào tạo tính chuyên nghiệp, quá coi nặng về thu nhập,.. gây chán nản cho du khách.

Nhƣ vậy, mặc dù có những bƣớc đi ban đầu đáng ghi nhận, nhƣng việc tổ chức các hoạt động DLST VDLBTB còn bộc lộ nhiều điểm yếu. Nếu đƣợc nhìn nhận khách quan, đúng mức để đầu tƣ và tổ chức khai thác hợp lý, hệ thống tài nguyên DLST sẽ góp phần đáng kể vào sự phát triển du lịch của Vùng.

2.3.2.2. Du lịch gắn với giáo dục về môi trường

Du lịch gắn với giáo dục môi trƣờng là nội dung cơ bản của DLST. Hoạt động này đƣợc thực hiện phổ biến ở các VQG và các khu bảo tồn thiên nhiên, các bãi biển,... Việc giáo dục môi trƣờng vừa đƣợc thực hiện đối với KDL vừa thực hiện đối với công đồng dân cƣ địa phƣơng và cả những ngƣời làm du lịch.

Đối với Du khách: Việc giáo dục về môi trƣờng trong DLST đƣợc xác định

là rất quan trọng và có thể tiến hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau:

Đa số các VQG, các khu bảo tồn thiên nhiên có tổ chức các hoạt động du lịch đều có hệ thống thông tin, ấn phẩm giới thiệu về môi trƣờng sinh thái, các bảng biểu tuyên truyền. Tại các điểm khách dừng chân, dọc theo các đƣờng mòn du lịch đƣợc bố trí các bảng biểu với các thông điệp bảo tồn, vệ sinh môi trƣờng,... để nhắc nhở du khách khi tham quan. Các điểm DLST tại các VQG Bạch Mã, VQG Phong Nha Kẻ Bàng, khu bảo tồn Biển Cù lao Chàm đều giao cho ban Quản lý VQG, khu bảo tồn trực tiếp quản lý và chỉ đạo. Tại các điểm du lịch này thƣờng có trung tâm Du khách để thực hiện các hoạt động tuyên truyền từ phim ảnh, ngƣời hƣớng dẫn và các trò chơi, chủ đề trƣng bày có liên quan đến rừng, bảo tồn rừng và các lƣu ý, quy định đối với khách tham quan,... Điều này đƣợc thực hiện tƣơng đối tốt tại các VQG Bạch Mã, VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Cù Lao Chàm,…

Hƣớng dẫn viên và các nhân viên của các đơn vị kinh doanh DLST và của

về VQG, bảo tồn thiên nhiên,... để có thể nói chuyện, hƣớng dẫn khách nhằm đem lại những hiểu biết, nhận thức về bảo tồn thiên nhiên cho du khách. Do đó, việc xây dựng những tập thông tin hƣớng dẫn, tổ chức các đợt tập huấn cho nhân viên đƣợc các cơ sở rất quan tâm.

Đối với cộng đồng địa phƣơng: Việc giáo dục môi trƣờng thƣờng đƣợc tổ

chức cho các đối tƣợng khác nhau bằng các hình thức khác nhau. Một số VQG còn xây dựng nhiều bảng biểu tuyên truyền BVR, PCCCR, ... cũng nhƣ tổ chức các đợt tuyên truyền lƣu động trong cộng đồng. Ngoài ra, một số địa phƣơng, một số VQG, KBTTN còn tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trƣờng, các cuộc thi tìm hiểu về công tác bảo vệ rừng, công tác PCCC, tìm hiểu đa dạng sinh học, ...

Tại các bãi biển việc giáo dục môi trƣờng thƣờng đƣợc thực hiện thông qua những thông điệp về bảo vệ môi trƣờng biển, đặt các thùng đựng rác ngay tại bãi biển để tạo thói quen cho ngƣời dân giữ vệ sinh môi trƣờng. Tại Đà Nẵng, có cả một đội vệ sinh bãi biển, hàng loạt các thùng rác di động đƣợc đặt tại các bãi tắm, khẩu hiệu "Hãy giữ gìn cho bãi biển Đà Nẵng sạch đẹp" đƣợc đặt ở những vị trí thuận lợi nhất để có thể gửi đến nhiều KDL nhất. Tại các điểm du lịch sông, hồ, suối, ngƣời dân đƣợc khuyến khích sử dụng các phƣơng tiện vận chuyển thủ công, điều này vừa giữ vệ sinh môi trƣờng vừa tạo ra sự gần gũi với thiên nhiên.

Tại điểm DLST Cù lao Chàm, ngay từ khi lên ca nô ra đảo, KDL đã nhận đƣợc thông điệp "Không mang túi ni lông ra đảo", tàu cập bến, KDL đã nhận đƣợc hàng loạt những biển thông báo những việc đƣợc làm và không đƣợc làm tại đảo. Đối với ngƣời dân trên đảo, việc giáo dục môi trƣờng đƣợc thực hiện khá mộc mạc gần gũi, họ gắn việc bảo vệ môi trƣờng với việc tạo công ăn việc làm cho ngƣời dân, gắn lời nói và hành động, toàn bộ dân cƣ trên đảo thực hiện "nói không với túi ni lông". Danh sách những loài sinh vật biển không đƣợc và hạn chế khai thác: Cua đá, vú nàng, hạn chế chặt cây, đốt củi,... đối với ngƣời dân và KDL nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trƣờng.

- Khu du lịch Bà Nà (Đà Nẵng) đang biến đổi từ DLST sang du lịch giải trí là cơ bản, toàn bộ khu vực đỉnh Bà Nà biến thành một công trƣờng xây dựng

khổng lồ với nhiều công trình khác nhau. Những con đƣờng mòn cùng với những vƣờn lan, rừng cây trƣớc đây trên đỉnh núi bây giờ đang đƣợc san phẳng thay thế bằng những ngôi nhà cao tầng và khu vui chơi giải trí trong nhà cao cấp. Tại đây, du khách thỉnh thoảng vẫn đƣợc những ngƣời dân trà trộn chào bán (không công khai) động vật quý hiếm với tƣ cách là phục vụ ẩm thực.

- Theo Thiên nhiên.net, ngày 15/10/2010: "VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) đóng cửa gần 2 năm nay để xây dựng. Ở đây đang diễn ra tình trạng chặt rừng bạt núi để mở rộng con đƣờng lên Bạch Mã. Gỗ rừng đƣợc chặt thành một đống, xếp thành hàng dài ven đƣờng". Theo Tiến sĩ Phạm Khắc Liệu – Trƣởng khoa Môi trƣờng, Đại học Khoa học Huế: “Việc nổ mìn phá đá trong vƣờn quốc gia chắc chắn sẽ làm xáo động không gian sống của các loài động vật hoang dã vốn rất nhạy với tiếng ồn”. Nhiều nhà khoa học cũng nhƣ giới bảo tồn thiên nhiên bất bình về việc Hải Vọng Đài trong VQG Bạch Mã bị “trùng tu” thành chùa.

- Vệ sinh vẫn đang là vấn đề nhức nhối, hầu hết dọc theo các tuyến du lịch chƣa có đủ nhà vệ sinh công cộng đủ chuẩn. Các khu du lịch Cù Lao Chàm, Sơn Trà, Suối Voi, Bạch Mã,... nhà vệ sinh công cộng vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Tình trạng tạm bợ, mất vệ sinh và thậm chí trống trải, không mang lại cho khách cảm giác tiện nghi, an toàn, đồng thời thải nƣớc trực tiếp xuống suối, biển không qua xử lý cũng làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc tại điểm du lịch.

2.3.2.3. Đóng góp cho việc bảo tồn

Với nỗ lực bảo tồn các giá trị ĐDSH, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng đƣợc công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, Cù Lao Chàm đƣợc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cùng với các khu dự trữ thiên nhiên và bảo vệ sinh cảnh nhƣ Bà Nà, bán đảo Sơn Trà,.. là những nơi bảo tồn nhiều HST với tính ĐDSH cao, là các điểm đến du lịch hấp dẫn. Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng loại tài nguyên DLST mà những nỗ lực bảo tồn đƣợc thể hiện khác nhau.

Tại Thành phố Hội An, những giá trị VHĐP đƣợc khai thác triệt để trong hoạt động du lịch. Đó là những "Đêm rằm phố Hội" với những nét VHĐP đặc sắc:

Thả hoa đăng trên sông Hoài, hát bội trên thuyền, đêm thơ, thƣ pháp, cầu an cầu phúc, cầu lộc tại các chùa, hội quán,...

Tại điểm du lịch Cù lao Chàm, ngoài kinh phí bảo tồn của CQĐP, của các dự án quốc tế và kinh phí bảo tồn của các đơn vị kinh doanh du lịch đóng góp theo quy định, khi bƣớc chân lên đảo, mỗi KDL đều đóng góp phí bảo tồn là 2USD đối với khách nƣớc ngoài, 20.000 đ đối với khách nội địa cũng mang lại một khoản tiền không nhỏ đóng góp cho quỹ bảo tồn.

Qua nghiên cứu thực tế, trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng phát triển, các giá trị văn hoá bản địa rất dễ bị mai một, bị lai căng. Vì vậy những nỗ lực bảo tồn của DLST sẽ góp phần gìn giữ những bản sắc văn hoá đƣợc xây dựng từ ngàn đời. Tuy nhiên, sự kết hợp hài hòa giữa đầu tƣ cho bảo tồn để phát triển du lịch và đóng góp từ hoạt động du lịch cho công tác bảo tồn cũng còn nhiều bất cập:

- Cù Lao Chàm đƣợc coi là một trong những điểm sáng về DLST, nhƣng công tác bảo tồn đa dạng sinh học cũng có vấn đề. Mặc dù từ tháng 8/2009, Chính quyền Thành phố Hội An đã có chỉ thị cấm tất cả mọi hình thức săn bắt cua đá, thành phố hỗ trợ vốn cho những ngƣời sống bằng nghề săn bắt loại động vật này để chuyển đổi nghề nghiệp, thế nhƣng, cua đá đang đứng trƣớc nguy cơ tuyệt chủng do nạn săn bắt ráo riết để phục vụ nhu cầu ẩm thực của KDL, nhiều HDV vẫn làm ngơ cho cƣ dân địa phƣơng lén lút bán cho KDL.

- Nhà vƣờn là một trong những tài nguyên DLST rất riêng có, rất độc đáo và góp phần rất lớn trong việc tạo nên diện mạo văn hóa truyền thống của Huế: Nhà vƣờn An Hiên, Lạc Tịnh viên, nhà vƣờn Phú Mộng - Kim Long,... Vì mục đích thu lợi nhuận đã khiến ngƣời dân mở những nhà hàng, quán karaoke ồn ào, mất mỹ quan, những giá trị nguyên sơ của một khu nhà vƣờn đúng nghĩa đã bị mai một, đã bị làm méo mó sản phẩm DLST, đang làm giảm đi giá trị đích thực của những khu nhà vƣờn tiêu biểu của Việt Nam,...

Trong điều kiện đời sống dân cƣ còn nhiều khó khăn, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa, là những nơi giàu tài nguyên DLST, thì hoạt động du lịch với

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)