3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch
3.1.1.2. Yêu cầu trong phát triển du lịch của Vùng Du lịch BắcTrung Bộ
Về phát triển các vùng DL, "Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến
2010 định hƣớng đến 2015" đã chỉ rõ: "Vùng DL Bắc Trung Bộ: Gồm các tỉnh từ
Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Huế và Đà Nẵng là trung tâm của vùng và địa bàn động lực tăng trƣởng DL Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Sản phẩm DL đặc trƣng của vùng là DL thể thao, giải trí, nghỉ dƣỡng biển, tham quan các di tích lịch sử văn hoá, cách mạng, di sản hoá thế giới." [31, tr.3].
Triển khai chiến lƣợc phát triển ngành du lịch Việt Nam, các địa phƣơng trong VDLBTB đã cụ thể hoá đƣờng lối phát triển du lịch của địa phƣơng mình.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XIV đã định hƣớng: “Ưu tiên phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh”, phấn đấu đƣa ngành Du lịch Quảng Bình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Chƣơng trình phát triển Du lịch của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011 – 2015 nhấn mạnh việc nâng cao hơn nữa nhận thức cộng đồng dân cƣ về phát triển du lịch bền vững; đẩy mạnh công tác xã hội hoá DL, phát triển du lịch theo hƣớng bền vững về kinh tế, xã hội, môi trƣờng và giữ gìn an ninh quốc gia.
Trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã định hƣớng xây dựng chiến lƣợc tăng tốc các hoạt động dịch vụ. Xây dựng các đề án, dự án khai thác và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; Xây dựng Chiến lƣợc phát triển bền vững - Agenda 21 của địa
phƣơng; triển khai mô hình điểm thực hiện chiến lƣợc phát triển bền vững ở đô thị Huế và khu DLST Bạch Mã - Cảnh Dƣơng - Lăng Cô - Hải Vân.
Mục tiêu Đà Nẵng hƣớng đến trong Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố là ƣu tiên phát triển du lịch biển, đồng thời phát triển du lịch văn hóa- lịch sử, DLST, du lịch công vụ theo hƣớng nâng cao sức cạnh tranh trong nƣớc và khu vực, đặc biệt chú trọng xây dựng các sản phẩm văn hóa đặc thù, triển khai các sản phẩm du lịch, xây dựng môi trƣờng du lịch bền vững; tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch... để thu hút du khách.
Tại Hội thảo “Chiến lƣợc phát triển du lịch vùng” tháng 7/2010 do Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với 3 tỉnh, thành phố Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế cùng Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức,đa số các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng, để xây dựng du lịch vùng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2020, mỗi địa phƣơng nên chọn ra những dự án du lịch ƣu tiên trên cơ sở định hƣớng phát triển du lịch và nguồn vốn sẵn có để triển khai thực hiện, tạo cơ sở cho sự phát triển du lịch bền vững, tạo động lực phát triển kinh tế vùng và phát triển du lịch Việt Nam.