3.1. Các căn cứ để xây dựng giải pháp nhằm khai thác hợp lý tiềm năng du lịch
3.1.2.4. Về vấn đề nhân lực du lịch
Trong cả nƣớc, quy mô tuyển sinh vào các trƣờng đào tạo ngành du lịch ngày càng tăng, từng bƣớc đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tế; mạng lƣới cơ sở đào tạo du lịch bậc đại học, cao đẳng (khoảng gần 40 trƣờng), trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề (hơn 30 trƣờng) và nhiều trung tâm dạy nghề đƣợc hình thành và phát triển nhanh, đang đƣợc định hƣớng, quy hoạch và điều chỉnh hợp lý. CSVCKT của các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch đƣợc nâng cấp, xây dựng mới, trang bị ngày càng đồng bộ và hiện đại. Đội ngũ giáo viên, giảng viên và đào tạo viên tăng nhanh về số lƣợng, nâng dần về kiến thức nghiệp vụ, ngoại ngữ và có trách nhiệm với sự nghiệp đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch. Chƣơng trình, giáo trình đào tạo, bồi dƣỡng từng bƣớc đƣợc chuẩn hóa. Chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng đƣợc nâng lên một bƣớc, lực lƣợng lao động có tay nghề cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế đã đƣợc hình thành; nguồn lực trong nƣớc đầu tƣ cho đào tạo, bồi dƣỡng nhân lực du lịch đã đƣợc tăng cƣờng; nguồn lực bên ngoài đƣợc thu hút ngày một tăng, đã thu hút đƣợc trên 30 triệu USD cho phát triển nguồn nhân lực du lịch (Riêng "Dự án phát triển ngồn nhân lực du lịch Việt Nam" do EU tài trợ đa lên con số hơn 12 triệu euro) và sử dụng ngày một hiệu quả.
Với những tín hiệu khả quan trên, số lƣợng và chất lƣợng lao động ngành du lịch nói chung và DLST nói riêng sẽ có những chuyển biến mạnh mẽ hơn. Đáp ứng nhu cầu khai thác các tiềm năng du lịch và DLST trong phạm vị quốc gia, phạm vi các vùng và các địa phƣơng.