2.3. Thực trạng và đánh giá thực trang khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng
2.3.3.1. Những mặt tích cực
Với tiềm năng DLST khá lớn, các địa phƣơng trong VDLBTB đã bƣớc đầu tận dụng đƣợc lợi thế để khai thác khá tập trung các TNDL, hình thành đƣợc các tuyến điểm DLST, thực hiện bƣớc đầu các nội dung và các yêu cầu của DLST. Mặc dù, hoạt động DLST VDLBTB chƣa thực sự rõ nét, chƣa đồng bộ nhƣng cũng đã phản ánh đƣợc những nét cơ bản của DLST, cụ thể nhƣ sau:
- Các nội dung của DLST đã đƣợc đề cập trong hoạt động du lịch: Phát triển du lịch dựa vào TNTN và văn hoá địa phƣơng, gắn với công tác giáo dục về môi trƣờng, đóng góp cho công tác bảo tồn những giá trị tự nhiên và giá trị văn hoá, quan tâm phát triển du lịch cộng đồng tạo việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống cho ngƣời dân địa phƣơng từ hoạt động du lịch.
- Đã bƣớc đầu hình thành những điểm DLST và tuyến DLST kết hợp với một số loại hình du lịch khác. Đã đầu tƣ xây dựng các cơ sở hạ tầng cần thiết nhằm
phục vụ cho nhu cầu của KDL, đã tạo ra những sản phẩm DLST tƣơng đối rõ nét, tạo sức hấp dẫn cho các điểm du lịch này.
- Công tác quy hoạch phát triển du lịch của hầu hết các địa phƣơng đã quan tâm, đề cập đến loại hình DLST, đã lập quy hoạch phát triển du lịch và kêu gọi đầu tƣ khai thác các điểm du lịch trong quy hoạch. Đã kết hợp với các tổ chức du lịch để quản lý và khai thác từng tuyến điểm cụ thể.
- Đã thực hiện các hoạt động marketing cho DLST, làm cho thuật ngữ DLST trở nên quen thuộc với KDL cũng nhƣ cộng đồng dân cƣ. Một số đơn vị, địa phƣơng đã xây dựng website, phát hành sách về DLST, du lịch làng nghề. Đã tận dụng đƣợc sự hỗ trợ của một số tổ chức quốc tế tham gia hỗ trợ cho việc phát triển du lịch cộng đồng.