2.3. Thực trạng và đánh giá thực trang khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng
2.3.1. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch BắcTrung
Trung Bộ về mặt lượng
2.3.1.1. Việc hình thành các điểm du lịch sinh thái (Tình hình khai thác tiềm năng du lịch sinh thái về mặt lượng)
a. Các điểm DLST có ý nghĩa quốc gia
Bên cạnh những điểm du lịch văn hóa đặc sắc nhƣ Cố đô Huế, Đô thị cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Thành cổ Quảng Trị, Nghĩa trang Trƣờng Sơn (Quảng Trị), bảo tàng điêu khắc Chăm Pa,… VDLBTB còn khai thác tài nguyên DLST để hình thành các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia nhƣ VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Bà Nà, Bán đảo Sơn Trà, Cù lao Chàm,...
Các điểm du lịch này có vị trí tƣơng đối thuận lợi, hoặc nằm trên các tuyến đƣờng quốc lộ lớn (VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai) hoặc gần với các trung tâm du lịch (Bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng, Cù Lao Chàm của Quảng Nam). Trong những năm qua, hoạt động du lịch tại các điểm này ngày càng sôi động. Nghiên cứu lƣợng khách đến một số điểm DLST cho thấy, hầu hết các điểm DLST ngày càng thu hút lƣợng khách năm sau cao hơn năm trƣớc:
- Tại VQG Phong Nha Kẻ Bàng (Quảng Bình) năm 2000 đón 183.000 lƣợt khách, năm 2007 đón 244.000 lƣợt khách. Ngoài hoạt động tham quan động Phong Nha, các hoạt động du lịch vào sâu trong VQG đã đƣợc triển khai. Năm 2009, du lịch Phong Nha đã đƣa loại hình du lịch mới vào khai thác đó là: Du lịch sinh thái Suối nƣớc Moọc cũng là năm khách đến thăm quan đạt: 316.000 lƣợt khách (chiếm 48,4% KDL đến Quảng Bình), doanh thu từ phí, lệ phí du lịch đạt trên 12 tỷ. Hoạt động du lịch tại Phong Nha đã tạo công ăn việc làm cho hơn 150 cán bộ viên chức và lao động, 650 thuyền trƣởng và thuyền viên, hơn 400 thợ nhiếp ảnh và hàng trăm ngƣời tham gia các dịch vụ du lịch. Từ một xã đói nghèo, Sơn Trạch đã trở thành xã tiêu biểu cho hoạt động du lịch và dịch vụ của Quảng Bình.
- Vùng đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), vài năm trở lại đây, một số dự án đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch ven đầm phá đƣợc triển khai. Một số lễ hội đặc trƣng của cƣ dân vùng đầm phá đƣợc tổ chức qui mô rầm rộ hơn nhƣ, lễ hội Cầu ngƣ làng An Truyền, Lăng Cô huyền thoại biển, Thuận An biển gọi và mới đây là lễ hội "sóng nƣớc Tam Giang"..., nhƣng chỉ là những tour du lịch riêng lẻ và khai thác theo mùa vụ, chƣa nằm trên bản đồ tour, tuyến du lịch của Thừa Thiên Huế nên hiệu quả chƣa cao. Gần đây tại Quảng Điền, Phú Vang, tour du lịch đầm phá đƣợc triển khai qua dự án phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện sinh kế ở đầm phá Tam Giang với 2 tuyến DLST cộng đồng ở Quảng Điền và Phú Vang đã góp phần cải thiện cảnh quan, tạo sản phẩm du lịch mới, tăng thêm nguồn thu nhập trực tiếp và gián tiếp cho ngƣời dân.
- Tại Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng): Đƣợc Bộ Chính trị cho phép khai thác vào mục đích du lịch từ năm 2004, tháng 3/2009 Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng đã chính thức khai trƣơng tour du lịch khám phá bán đảo Sơn Trà. Các tour DLST: "Khám phá rừng già giữa lòng phố trẻ", "Ấn tƣợng phố biển Đà Nẵng", "Âm vang Sông Hàn",... đã đƣợc nhiều hãng lữ hành tham gia khai thác để du khách có thể chiêm ngƣỡng cảnh đẹp thiên nhiên hoang dã tại khu rừng bán đảo Sơn Trà, viếng Linh Ứng Tự, lặn ngắm san hô quanh bán đảo và tắm tại bãi biển đẹp nhất thế giới. Cao điểm là dịp 2/9/2010, mỗi ngày có khoảng 10.000 ngƣời đến viếng Linh Ứng tự và có khoảng 4.000 ngƣời tham quan bán đảo Sơn Trà.
- Điểm DLST Cù Lao Chàm (Quảng Nam), lƣợng khách tăng đột biến sau khi Cù Lao Chàm đƣợc UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Năm 2000 chỉ có 2.500 lƣợt khách ra đảo, năm 2007 là 15.000 lƣợt thì năm 2009 hòn đảo gồm 2.000 dân này đã đón tới 40.000 lƣợt khách,... Có ngày cao điểm đã đón tới 3.000 lƣợt khách/ngày.
- Tại Khu du lịch Bà Nà năm 2000 đón 45.000 lƣợt khách, năm 2007 đón 77.000 lƣợt thì năm 2009 số khách đến với Bà Nà đã là 102.000 lƣợt. Năm 2010 sau khi hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới đã đi vào hoạt động ổn định thì lƣợng khách đến với Bà Nà đã tăng cao hơn nhiều. Mặc dù còn có nhiều biểu hiện
vi phạm về tính bền vững trong khai thác tài nguyên của Bà Nà nhƣng điểm du lịch Bà Nà đang là điểm du lịch có sức hút cao.
Những con số trên chứng tỏ, các điểm DLST đang dần dần khẳng định vị trí nhất định của mình trong hoạt động du lịch.
Có thể nói rằng các điểm DLST đƣợc đánh giá có sức thu hút cao của Vùng đã dần trở nên quen thuộc với KDL trong và ngoài nƣớc, lƣợng khách đến các điểm DLST này ngày càng tăng. Hiện các điểm du lịch này vẫn tiếp tục đƣợc đầu tƣ để mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hoá và chuyên nghiệp hoá các dịch vụ của điểm du lich.
b. Các điểm DLST có ý nghĩa vùng và địa phƣơng
Đây là những điểm DLST đƣợc đánh giá là loại 2 và loại 3 mà trong chƣơng 2 đã đánh giá xếp loại, hiện nay ngành du lịch của các địa phƣơng trong vùng đang khai thác để đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dƣỡng vui chơi giải trí cho KDL trong và ngoài vùng. Những điểm DLST này có TNDL khá đặc sắc, quy mô khá lớn nhƣng cơ sở vật chất kỹ thuật chƣa cao hoặc quá xa đƣờng giao thông nên sức hấp dẫn đối với KDL còn bị hạn chế. Hiện tại, việc khai thác các điểm du lịch này chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu của KDL trong nƣớc, đặc biệt là nhu cầu du lịch cho những ngày nghỉ cuối tuần của dân cƣ tại địa phƣơng và vùng lân cận. Có thể điểm qua một số điểm DLST có ý nghĩa Vùng và địa phƣơng qua Phụ lục số 24: Các điểm du lịch sinh thái có ý nghĩa vùng và địa phương tại VDLBTB.
c. Những tài nguyên DLST chƣa đƣợc khai thác
Bên cạnh những tài nguyên DLST của VDLBTB đã đƣợc khai thác phục vụ hoạt động du lịch, cũng còn nhiều tài nguyên DLST chƣa đƣợc khai thác cho hoạt động du lịch hoặc đƣợc khai thác chƣa đáng kể, chƣa thƣờng xuyên, chủ yếu là các hoạt động tham quan trong ngày do dân cƣ tổ chức một cách tự phát, nhƣ:
- Tỉnh Quảng Bình: Khu vực đèo Lý Hoà, Núi Thần Đinh, khu vực đèo Ngang, các đảo Hòn La, Hòn Gió, Vũng Chùa, các bản làng dân tộc tiêu biểu của khu vực phía tây tỉnh Quảng Bình và dọc đƣờng Hồ Chí Minh.
- Tỉnh Quảng trị: Đảo Cồn Cỏ, các bản làng dân tộc và các tài nguyên DLST dọc đƣờng Hồ Chí Minh, các bãi biển phía nam tỉnh Quảng Trị
- Tình Thừa Thiên Huế: khu vực đầm Lập An, khu vực núi và chùa Tuý Vân, cửa Tƣ Hiền, các bản làng dân tộc và các TNTN khu vực Nam Đông - A Lƣới,..
- Thành phố Đà Nẵng: các TNTN và bản làng dân tộc Kơtu tại huyện Hoà Vang, khu vực hồ Đồng xanh Đồng Nghệ,....
- Tỉnh Quảng Nam: Khu vực suối Mơ, khe Lim, khu vực hồ Tân An, các điểm dọc theo sông Thu Bồn, các tài nguyên DLST vùng núi tây nam của tỉnh.
- Tỉnh Quảng Ngãi: Các bãi biển khu vực phía nam của tỉnh: Minh Tân, Tân Đinh, Sa Huỳnh, các bản làng dân tộc phía tây nam của tỉnh,...
Các điểm DL trên chủ yếu phục vụ nhu cầu tham quan, DL của KDL trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là nhu cầu tham quan DL của dân cƣ trong vùng vào những ngày nghỉ cuối tuần.
2.3.1.2. Đánh giá tình hình khai thác tiềm năng du lịch sinh thái về mặt lượng
Việc lƣợng hóa mức độ khai thác TNDL là rất khó vì mức độ khai thác tài nguyên DLST đƣợc đánh giá khác nhau từ các góc độ khác nhau. Chẳng hạn:
- Từ góc độ sức chứa của TNDL, mức độ khai thác đƣợc đánh giá bằng tỷ lệ giữa lƣợng KDL đã tới điểm du lịch với sức chứa của điểm du lịch đó. Tuy nhiên, lƣợng khách đến điểm du lịch sẽ khác nhau tại những khoảng thời gian khác nhau do tính thời vụ của cầu du lịch.
- Từ góc độ của thời vụ du lịch, mức độ khai thác đƣợc đánh giá bằng số ngày đón KDL đến điểm với số ngày trong năm.
- Từ góc độ số lƣợng tài nguyên DLST tại một điểm DL, mức độ khai thác lại đƣợc đánh giá bằng số lƣợng tài nguyên đƣợc khai thác tại điểm du lịch đó,...
Vì vậy, để đánh giá mức độ khai thác tài nguyên DLST, Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp chuyên gia bằng cách lấy ý kiến đánh giá của chuyên gia về mức độ khai thác tài nguyên DLST tại từng địa phƣơng theo 5 mức:
- Rất cao (5đ): Khoảng trên 80% các tài nguyên DLST đã đƣợc khai thác, sử dụng vào hoạt động du lịch.
- Khá cao (4đ): Khoảng từ 70% đến 80% tài nguyên DLST đã đƣợc khai thác, sử dụng vào hoạt động du lịch.
- Trung bình (3đ): Khoảng từ 50% đến 70% tài nguyên DLST đã đƣợc khai thác, sử dụng vào hoạt động du lịch.
- Thấp (2đ): Khoảng từ 20% đến 50% tài nguyên DLST đã đƣợc khai thác, sử dụng vào hoạt động du lịch.
- Rất thấp: dƣới 10% tài nguyên DLST đã đƣợc khai thác, sử dụng vào hoạt động du lịch.
Tổng hợp kết quả đánh giá của chuyên gia đƣợc phản ảnh tại Phụ lục 25: "Kết quả tổng hợp ý kiến đánh giá của chuyên gia về mức độ khai thác tiềm năng DLST tại VDLBTB"
Theo kết quả này, hầu hết các tỉnh đƣợc đánh giá mức độ khai thác tiềm năng DLST là chƣa cao. Trong đó, cao nhất là Quảng Nam (đạt 3,17 điểm) xếp loại khá, tiếp đó là Quảng Bình, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, (đạt lần lƣợt 2,91; 2,75 và 2,5 điểm) đƣợc đánh giá mức độ khai thác ở mức trung bình, Quảng Trị và Quảng Ngãi (đạt 2,09 và 2,10 điểm) đƣợc đánh giá mức độ khai thác còn thấp. Điều này chứng tỏ, về mặt số lƣợng, tiềm năng DLST của các địa phƣơng và của VDLBTB còn rất lớn.
Tuy nhiên việc đánh giá mức độ khai thác tài nguyên DLST về mặt lƣợng cũng chƣa đảm bảo độ chính xác cao do số liệu thống kê về tài nguyên DLST và khách DLST chƣa có cụ thể và chính xác. Mặt khác để TNTN trở thành TNDL là một quá trình nghiên cứu, tìm tòi và phát hiện không ngừng. Vì vậy, việc đánh giá mức độ khai thác ở những thời điểm khác nhau có thể cho các kết quả khác nhau.
2.3.2. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc của du lịch sinh thái tại các điểm du lịch có TNDL sinh thái du lịch có TNDL sinh thái
Về mặt chất lƣợng khai thác lại đƣợc phản ánh thông qua mức độ thực hiện các nguyên tắc của DLST: Việc gắn liền giữa khai thác tiềm năng về TNDL tự nhiên và tài nguyên VHĐP; Mức độ giáo dục và diễn giải môi trƣờng, mức độ nhận thức, ý thức bảo vệ môi trƣờng của các đối tƣợng có liên quan; mức độ đóng góp cho công tác bảo tồn; và, mức độ tham gia của ngƣời dân địa phƣơng vào hoạt động du lịch.
2.3.2.1. Sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hoá địa phương bản sắc văn hoá địa phương
Cùng với xu hƣớng chung của thế giới, hầu hết các sản phẩm du lịch ở VDLBTB đều gắn liền với thiên nhiên, mang màu sắc của DLST. Đó là:
- Dã ngoại: Thƣờng là những chuyến du lịch ngắn ngày, đƣợc tổ chức vào cuối tuần do KDL tự tổ chức theo nhóm nhỏ hoặc thông qua các tổ chức du lịch, rất phổ biến tại các suối thác, các vùng hồ, biển đảo,... trong vùng.
- Leo núi và đi bộ trong rừng cũng là một hình thức du lịch khá hấp dẫn
khi chinh phục các đỉnh núi cao Bạch Mã, Bà Nà, Sơn Trà và một số hoạt động leo núi tại đảo Cù Lao Chàm, Ngũ Hành Sơn…
- Tham quan, nghiên cứu đa dạng sinh học ở các VQG, các khu bảo tồn
thiên nhiên: Đây là loại hình DLST mặc dù chƣa phổ biến nhƣng sản phẩm này
tập trung chủ yếu ở các VQG (Phong Nha - Kẻ Bàng, Bạch Mã), các khu dự trữ thiên nhiên (Bà Nà, Cù lao Chàm, Sơn Trà, Nam Đông - A Lƣới...)
- Thăm bản làng dân tộc: là loại hình du lịch mang sắc thái của DLST khá rõ nét. KDL đƣợc tham quan, tìm hiểu những nếp sống, nét văn hoá, kiên sthwcs canh tác của các đồng bào dân tộc, tham quan và mua các sản phẩm thủ công truyền thống: Dệt thổ cẩm, rƣợu cần, múa quạt, cồng chiêng,... đƣợc thực hiện ở vùng núi phía Tây tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, các huyện Nam Đông, A Lƣới (Thừa Thiên Huế), Hoà vang (Đà Nẵng), Trà My, Phƣớc Sơn (Quảng Nam),....
Du thuyền: Hiện nay các đơn vị khai thác, kinh doanh du lịch phát triển
Phong Nha (Quảng Bình), Du thuyền Sông Hƣơng, Đầm phá Tam Giang Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), Hồ Phú Ninh, Sông Thu Bồn (Quảng Nam).
Du lịch mạo hiểm đang hình thành ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Đó là
các loại hình du lịch lặn biển ở Sơn Trà (Đà Nẵng), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi); du lịch leo núi ở Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng), khám phá thám hiểm hang động (Phong Nha - Kẻ bàng), các tour du lịch vƣợt các địa hình hiểm trở xuyên Việt bằng mô tô, xe đạp, xe jep vƣợt đèo Hải Vân,…
Du lịch làng nghề, nhà vườn: Loại hình du lịch này đang hình thành và
phát triển mạnh tại Hội An (Quảng Nam) và Thành phố Huế. Các làng nghề truyền thống nhƣ làng đúc đồng Phƣớc Kiều, làng rau Trà Quế, làng Mộc Kim Bồng,... (Quảng Nam), làng đá mỹ nghệ Non Nƣớc (Đà Nẵng), làng Nón Phú Cam (Huế),... đang thu hút ngày càng nhiều du khách tới thăm quan và mua sắm sản phẩm. Đây cũng là điều kiện để các làng nghề tồn tại, phát triển. Tại Huế, có những khu nhà vƣờn rất có ý nghĩa đối với hoạt động DLST nhƣ nhà vƣờn Phú Mộng Kim Long, nhà vƣờn An Hiên, nhà vƣờn Lạc Tịnh,...
Nhƣ vậy, du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, nội dung cơ bản của DLST, ngày càng phổ biến, thu hút lƣợng lớn KDL quốc tế và nội địa.
Tuy vậy, việc tạo ra các sản phẩm du lịch đủ sức thu hút nhằm khai thác tài nguyên DLST còn nhiều bất cập. Cụ thể là:
- Toàn vùng có hàng chục khu bảo tồn thiên nhiên đƣợc xem là nguồn TNDL sinh thái vô cùng quý giá nhƣng nhiều năm qua kho tài nguyên ấy vẫn chƣa đƣợc đánh thức. Điều này có nhiều nguyên nhân nhƣ: phƣơng tiện đi lại còn khó khăn, các phƣơng tiện cứu hộ còn giản đơn, chƣa thuyết phục, dịch vụ chƣa đƣợc đầu tƣ nên còn rất đơn sơ, thiếu sự phối kết hợp đồng bộ. Các hoạt động DLST hầu nhƣ phát triển còn mang tính tự phát, chƣa có sản phẩm và thị trƣờng mục tiêu, chƣa đầu tƣ cho xúc tiến và phát triển công nghệ phục vụ DLST,…
- Tại điểm du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, khách đến chủ yếu là để lên thuyền đi dọc Sông Son thăm quan hang động, còn toàn bộ VQG đầy sức hút thì sản phẩm còn đơn điệu. Những hàng lƣu niệm thì chất lƣợng thấp, thậm chí là giả
dối. Những giá trị văn hóa độc đáo của cƣ dân vùng đệm vẫn còn bỏ ngỏ, phƣơng tiện đi đến hệ thống suối thác chƣa thuận lợi, tính an toàn chƣa cao trong khi khả năng cứu hộ còn hạn chế.
- Tại điểm Du lịch Bà Nà, khách đến chủ yếu là để nghỉ mát, vui chơi, các dịch vụ mang tính trọn gói, khách hàng ít có cơ hội lựa chọn nên số ngày khách lƣu lại rất hạn chế, chỉ nhiều lắm là 1 đêm. Khu dự trữ thiên nhiên Bà Nà Núi Chúa rộng lớn nhƣ vậy nhƣng du khách chỉ chủ yếu quanh quẩn tham quan ở khu vực đỉnh Bà Nà tham gia các trò chơi trong nhà, còn những TNTN của khu dự trữ thì hầu nhƣ chƣa khai thác.
- Nhiều du khách khi kết thúc hành trình thăm vƣờn quốc gia Bạch Mã phải