Hệ thống sông, hồ, suối

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 65)

2.1. Khái quát về Vùng Du lịch BắcTrung Bộ Việt Nam

2.2.1.4. Hệ thống sông, hồ, suối

Đặc điểm địa hình ở khu vực Bắc Trung Bộ là có độ dốc lớn nên hệ thống sông trong khu vực rất phong phú và rải đều khắp các tỉnh. Hầu hết các con sông chảy từ thƣợng nguồn mang lƣợng phù sa lớn nên về hạ nguồn lòng sông rộng và đất đai màu mỡ, phì nhiêu, và dòng chảy ở khu vực hạ lƣu chậm hơn và thƣờng ngắn nên tạo thành những cảnh quan tự nhiên thơ mộng. Các cửa sông có đặc điểm nƣớc lợ nên các loài sinh vật rất phong phú và đa dạng. VDLBTB có các hồ thuỷ lợi, có tiềm năng lớn nhƣ Hồ Phú Ninh và Hồ Khe Tân (Quảng Nam), hồ Nƣớc Trong (Quảng Ngãi),… Luận án có thể điểm qua những tài nguyên DLST sông hồ suối cơ bản trong Phụ lục 20: Một số tài nguyên du lịch sông, hồ, suối VDLBTB

2.2.1.5. Tài nguyên du lịch văn hóa bản địa (hay văn hóa địa phương)

Xuất phát từ đặc điểm, điều kiện tự nhiên, tài nguyên văn hoá bản địa VDLBTB cũng khá phong phú, đa dạng. Tài nguyên văn hoá để khai thác trong DLST là những giá trị văn hoá bản địa thuần nhất, chƣa bị lai tạp, nhƣ: những lễ hội, những làng nghề, làng quê truyền thống, những kiến trúc dân gian độc đáo, những nét văn hoá ẩm thực riêng có, những làn điệu dân ca,... chúng góp phần tăng thêm những vẻ đẹp mà thiên nhiên đã ban tặng.

Các lễ hội: Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh

em, với các ngành nghề khác nhau, phong tục tập quán muôn hình muôn vẻ, với các lễ hội dân gian độc đáo, thu hút sự chú ý của du khách trong nƣớc và nƣớc ngoài, họ đã đón nhận một cách thích thú cả phần trang nghiêm, huyền bí của các

phần "lễ" và cả phần nhộn nhịp, đầy sức sống của các phần "hội". Các lễ hội của các làng quê, của từng cộng đồng dân cƣ nhƣ làm tô điểm thêm đời sống văn hoá tinh thần vốn đã rất phong phú đa dạng của cƣ dân miền Trung. Ngoài Tết Nguyên Đán là lễ hội chung lớn nhất của cả cộng đồng ngƣời Việt Nam, Phụ lục 21: "Các Lễ hội tiêu biểu của VDLBTB" liệt kê một số lễ hội quan trọng VDLBTB".

Các làng nghề truyền thống: Hệ thống làng nghề là một trong những

nguồn TNDL quan trọng của nƣớc ta. Phát triển du lịch làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam. Theo Tiến sĩ Phạm Từ, Phó Tổng cục trƣởng Tổng cục Du lịch: "Du lịch làng nghề là loại hình du lịch văn hoá chất lượng cao. Theo thống kê, lượng khách chọn du lịch văn hoá- làng nghề hiện chiếm tới 60% trong tổng lượng 800 triệu KDL trên toàn thế giới. Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch làng nghề. Nếu được đầu tư đúng mức, khai thác hợp lý, đây sẽ là phương tiện giao lưu, quảng bá đất nước, con người mạnh mẽ và sâu rộng nhất. Khi văn hoá được giao thoa một cách tích cực thì giới hạn về không gian, địa lý sẽ không còn ý nghĩa. Lợi ích kinh tế, văn hoá, vị thế của địa phương, quốc gia sẽ tăng lên gấp bội" [40]

Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiện nay nƣớc ta có khoảng hơn 2000 làng nghề thủ công, thuộc 11 nhóm nghề chính nhƣ: sơn mài, gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, cói, dệt, giấy, tranh dân gian, gỗ, đá…, hàng năm thu hút khoảng 13 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 600 triệu USD. (Thanh niên.net - 25/9/2007). Điểm chung của các làng nghề là thƣờng nằm trên trục giao thông, đặc điểm này đƣợc hình thành từ xƣa, giúp các làng nghề có thể dễ dàng luân chuyển hàng đi các nơi tiêu thụ. Phụ lục 22: Các làng nghề tiêu biểu của VDLBTB sẽ điểm qua một số Làng nghề cơ bản của VDLBTB. Đây cũng là điều kiện thuận lợi bổ sung cho việc xây dựng các tour, tuyến du lịch.

Các nét văn hoá dân gian: Văn hoá dân gian của VDLBTB thể hiện sự

giao lƣu văn hoá giữa Bắc và Nam, giữa văn hoá Việt, văn hoá Chăm Pa và văn hoá Khơ me Nam bộ. Những điệu hát chòi, hát vè, các điệu hò giã gạo, hò mái

đẩy, mái nhì đầy tình trữ tình, các điệu múa Long, Lân, Phụng nhận đƣợc sự tán thƣởng nhiệt tình của du khách quốc tế. Một số sản phẩm du lịch nhƣ: du lịch bản làng trải nghiệm cuộc sống của ngƣời dân tộc, du xuân cùng dân cƣ, du thuyền trên sông nghe dân ca địa phƣơng,... có thể thực hiện ở VDLBTB.

Bên cạnh các món ăn dân giã nhƣ: cơm hến, bún bò Huế, nƣớc mắm Nam Ô, bánh tráng thịt heo - Đà Nẵng, mì Quảng, Cao lầu Hội An - Quảng Nam, mạch nha, bánh nổ - Quảng Ngãi,… đã làm hài lòng KDL trong và ngoài nƣớc thì những du khách hạng sang cũng bị thu hút bởi những món ăn cầu kỳ, sang trọng phục vụ theo kiểu Cung đình và theo những nét văn hoá riêng biệt khác.

2.2.2. Các điều kiện khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ Trung Bộ

2.2.2.1. Điều kiện về thị trường khách du lịch sinh thái

Lƣợng KDL của Việt Nam tăng không ngừng qua các năm nhƣ đã phân tích trong bảng 2.1 của chƣơng này. Theo dự báo của Tổng cục Du lịch Việt Nam, lƣợng KDL đến Việt Nam năm 2010 là 6 triệu lƣợt khách quốc tế, 20-25 triệu lƣợt khách nội địa, tăng gần gấp 1,5 lần năm 2005, con số này vào năm 2020 sẽ là 11 triệu KDL quốc tế và 35 lƣợt khách nội địa, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2005, đây chính là cơ hội lớn cho du lịch Việt Nam và cho VDLBTB.

Thị trƣờng KDL có thể thấy đƣợc thông qua tốc độ tăng trƣởng ổn định của nguồn KDL qua các năm. Trong những năm qua, số lƣợng khách đến khu vực tăng với tốc độ cao so với cả nƣớc, tuy nhiên, tỷ lệ so sánh giữa lƣợng khách đến các địa phƣơng trong vùng so với cả nƣớc còn thấp.

Bảng 2.3: Tỷ lệ giữa lƣợng KDL đến các địa phƣơng VDLBTB với tổng số KDL của cả nƣớc qua các năm:

Địa phƣơng 2000 2007 2009 2010 Tổng lƣợt khách Tỷ lệ (%) Tổng lƣợt khách Tỷ lệ (%) Tổng lƣợt khách Tỷ lệ (%) Tổng lƣợt khách Tỷ lệ (%)

(1000) (1000) (1000) (1000) Quảng Bình 240 2.1% 593 2.6% 653 2.5% 858 2.9% Quảng Trị 165 1.5% 509 2.2% 746 2.9% 946 3.2% TT Huế 470 4.2% 1518 6.5% 1430 5.6% 1486 5.1% Đà Nẵng 394 3.5% 1024 4.4% 1300 5.1% 1770 6.1% Quảng Nam 403 3.6% 2104 9.1% 2320 9.0% 2543 8.7% Quảng Ngãi 84 0.8% 220 0.9% 313 1.2% 345 1.2% Cả nƣớc 11200 23210 25674 29174

(Nguồn: Tổng Cục du lịch Việt Nam và Sở VHTTDL các tỉnh) Theo bảng trên, nếu năm 2000 cứ 100 KDL có tại Việt Nam thì có 2,1 khách đến Quảng Bình, 3,5 khách tới Đà Nẵng, 3,6 khách tới Quảng Nam,... Con số đó ở năm 2010 là có 6,1 khách đến Đà Nẵng, 8,7 khách đến Quảng Nam và 1,2 khách đến Quảng Ngãi. Trong khi đó, theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, lƣợng KDL đến Hà Nội có tỷ lệ so với cả nƣớc là khoảng 30%, Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50% trong đó, tỷ lệ KDL quốc tế đến Thành phố Hồ Chí Minh bằng 60% lƣợng khách đến Việt Nam. Nhƣ vậy thị trƣờng KDL đến VDLBTB vẫn còn ở dạng tiềm năng.

Cùng với tổng lƣợng KDL và KDL quốc tế đến việt Nam ngày càng tăng lên thì tỷ trọng khách đến Việt Nam với mục đích nghỉ ngơi, du lịch cũng tăng không ngừng. Số liệu trong bảng 2.4 dƣới đây sẽ phản ánh điều này.

Bảng 2.4: Số lƣợng và tỷ trọng khách quốc tế đến Việt Nam theo mục đích:

Mục đích đi du lịch

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 SL (1000 khách ) Tỷ trọn g (%) SL (1000 khách ) Tỷ trọn g (%) SL (1000 khách ) Tỷ trọng (%) SL (1000 khách ) Tỷ trọn g (%) Tổng số 4172 100 4254 100 3772 100 5049 100 Du lịch, nghỉ ngơi 2569 61 2632 62 2226 59 3110 62

Đi công việc 644 15 8455 20 783 21 1024 20

Thăm thân nhân 604 15 509 12 518 14 574 11

Mục đích khác 355 9 267 6 245 6 341 7

(Nguồn: Tổng Cục du lịch Việt Nam) Nếu năm 2007 tỷ trọng KDL quốc tế đến Việt Nam với mục đích nghỉ ngơi là 61% thì năm 2008 là 62%. Riêng năm 2009 cũng do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và dịch cúm AH1N1 thì tỷ lệ khách đi nghỉ ngơi giảm đi đôi chút (59%), nhƣng năm 2010 tỷ lệ này lại tăng lên (62%).

Đối với KDL đến VDLBTB, kết quả nghiên cứu nhu cầu và mục đích đi du lịch của KDL đến các địa phƣơng VDLBTB, đƣợc phản ánh trong bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Kết quả điều tra nhu cầu và mục đích đi du lịch của KDL

Địa phƣơng Tổng số khách đƣợc điều tra Tham quan, nghỉ ngơi Công vụ MĐ khác Không trả lời Số lƣợng (1000 khách) Tỷ lệ Số lƣợng (1000 khách) Tỷ lệ Số lƣợng (1000 khách) Tỷ lệ Số lƣợng (1000 khách) Tỷ lệ Quảng Bình 92 86 93% 4 4% 2 2% 0 0% Quảng Trị 88 43 49% 5 6% 32 36% 8 9% T.Thiên Huế 100 87 87% 5 5% 8 8% 0 0% Đà Nẵng 100 76 76% 15 15% 9 9% 0 0% Quảng Nam 100 88 88% 3 3% 7 7% 2 2% Quảng Ngãi 92 54 59% 18 20% 3 3% 17 18% Cộng 572 434 76% 50 9% 61 11% 27 5%

Nguồn: Kết quả điều tra du khách Nhƣ vậy, KDL ở hầu hết các địa phƣơng tỷ trọng KDL có mục đích nghỉ ngơi trong chuyến đi đều rất cao. Đặc biệt ở Quảng Bình có 93% khách đƣợc hỏi có mục đi nghỉ ngơi, khách đến Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Quảng Trị thì tỷ lệ này thấp hơn. Cũng qua nghiên cứu, tỷ lệ khách MICE của Đà Nẵng, khách công vụ

của Quảng Ngãi và khách tìm về ký ức của Quảng Trị cao hơn các địa phƣơng khác. Tuy nhiên, đó chỉ là mục đích chính của chuyến đi, cũng trong 572 khách đƣợc hỏi với 545 khách trả lời thì có tới 100% khách trả lời có nhu cầu tìm đến thiên nhiên.

Một lý do khác khiến thị trƣờng khách DLST ngày càng lớn bởi xu hƣớng thay đổi nhu cầu, thị hiếu của KDL, đó là:

Thứ nhất, cuộc sống công nghiệp phát triển, tình trạng căng thẳng tâm lý

gia tăng vì vậy xu hƣớng du khách tìm về với thiên nhiên ngày càng tăng.

Thứ hai, dân trí ngày càng cao dẫn đến ý thức bảo vệ môi trƣờng cũng

tăng, trong đó DLST đƣợc coi là lựa chọn số một của KDL có trình độ dân trí cao để vừa nghỉ ngơi, khám phá, vừa chứng tỏ quan điểm bảo vệ môi trƣờng của họ.

Thứ ba, du khách ở độ tuổi thanh niên đang ngày càng tăng, khi đi du lịch,

họ có khả năng chấp nhận những nơi có điều kiện, tiện nghi ăn ở, đi lại chƣa cao. Khả năng ấy của họ phù hợp với đặc điểm của tài nguyên DLST.

Thứ tƣ, KDL trong nội bộ vùng có nhu cầu cao trong việc tổ chức các

chuyến du lịch ngắn ngày cùng gia đình, bạn bè trong những ngày lễ tết, những ngày nghỉ cuối tuần và họ thƣờng tìm đến với thiên nhiên.

Thứ năm, đặc trƣng của khách DLST là thƣờng tìm đến những TNTN và

bản sắc văn hóa còn ban sơ nên DLST có khả năng thu hút du khách địa phƣơng và từ những thị trƣờng xa xôi, có mức sống và sự trải nghiệm du lịch cao.

Với số lƣợng khách đến Việt Nam, đến VDLBTB ngày càng tăng, tỷ trọng khách đến với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, đến với những tài nguyên DLST ngày càng tăng, có thể nói, điều kiện về thị trƣờng của DLST nói chung và DLST ở VDLBTB là khá thuận lợi.

2.2.2.2. Về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái

Nằm ở miền Trung Việt Nam, VDLBTB khá thuận lợi về giao thông với các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không, đƣờng sông,... tuy nhiên cũng còn có nhiều khó khăn, bất cập đối với du lịch và DLST.

Về đƣờng bộ, do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, chi ngân sách cho công tác bảo dƣỡng đƣờng còn ít nên chất lƣợng đƣờng vừa yếu lại vừa xuống cấp rất nhanh, địa hình có độ dốc cao, với đặc điểm nhiều sông suối, hệ thống cầu cống trong khu vực còn bộc lộ nhiều yếu kém. Đối với giao thông đƣờng sắt, với chất lƣợng chung của đƣờng sắt Việt Nam còn thấp, mặc dù đã đƣợc đầu tƣ cải thiện nhƣng ƣu thế của đƣờng sắt trong hệ thống giao thông chƣa cao. Giao thông đƣờng biển cũng là thế mạnh của VDLBTB vì tất cả các tỉnh thành trong khu vực đều nằm trên vùng duyên hải. Các cảng biển Cửa Việt, Chân Mây, Tiên Sa, Sông Hàn, Kỳ Hà, Dung Quất,.. trong khu vực cho phép nối các tỉnh trong vùng, với các vùng khác trong nƣớc, cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) có thể đón đƣợc các tàu du lịch lớn trên thế giới. Tuy nhiênn, quy mô các cảng còn nhỏ, độ sâu còn hạn chế, phƣơng tiện kỹ thuật chuyên chở còn lạc hậu nên ƣu thế của giao thông đƣờng biển chƣa thật sự đƣợc phát huy. Đƣờng hàng không, ngoài sân bay Quốc tế Đà Nẵng với năng lực giải toả khoảng 500 hành khách/giờ, sân bay Phú Bài có thể tiếp nhận đƣợc các máy bay cỡ nhỏ, còn lại các sân bay Chu Lai, Đông Hà, Đồng Hới,.. đang có kế hoạch nâng cấp, cải tạo. Do đặc điểm của các tài nguyên DLST là thƣờng nằm ở những nơi xa xôi hẻo lánh nên việc đầu tƣ cho hệ thống giao thông tới các điểm DLST lớn, khả năng tiếp cận của KDL còn nhiều khó khăn. Chẳng hạn:

- Để đến cổng VQG Bạch Mã, xe 45 chỗ ngồi có thể dễ dàng tiếp cận, nhƣng chỉ có xe tối đa 16 chỗ ngồi có thể lên đỉnh Bạch Mã. Đỉnh Sơn Trà cũng chỉ có loại xe tối đa 14 chỗ ngồi có thể tiếp cận, vì vậy với lƣợng khách quốc tế đến bằng đƣờng biển nếu có chƣơng trình khám phá Sơn Trà thì sẽ là quá tải với lƣợng xe dƣới 16 chỗ ngồi của Đà Nẵng.

- Khu du lịch Bà Nà Hill có thể đón hàng nghìn KDL mỗi ngày thông qua hệ thống cáp treo hiện đại nhất Việt nam với 2 kỷ lục thế giới, nhƣng đầu tƣ hệ thống cáp treo tƣơng tự nhƣ Bà Nà Hill thì không dễ dàng.

- VQG Phong Nha Kẻ Bàng đƣợc ƣu tiên đầu tƣ về hệ thống giao thông đƣờng bộ, xe du lịch lớn (đến 50 chỗ ngồi) có thể đến bến đò Phong Nha khá thuận tiện theo 2 con đƣờng huyết mạch Bắc Nam: Quốc lộ 1A và đƣờng Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên để vào đƣợc VQG thì các phƣơng tiên đi lại chủ yếu là thuyền, ghe, còn việc sử dụng các loại xe ô tô rất khó khăn,...

Các điều kiện khác đều đã và đang đƣợc nâng cấp đảm bảo thuận lợi cho hoạt động DL. Hầu hết các địa phƣơng đã đƣợc cung cấp điện theo lƣới điện quốc gia, mạng lƣới hệ thống thông tin liên lạc đều đƣợc phủ khắp, dịch vụ internet phát triển mạnh, hệ thống cáp quang, tốc độ đƣờng truyền tƣơng đối nhanh và ổn định, số lƣợng điện thoại cố định và di động ngày càng tăng với tốc độ nhanh. Các website của các địa phƣơng, của các ban ngành, các khu DL lớn đã đƣợc triển khai và hoà mạng, cung cấp nhiều thông tin bổ ích và phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho KDL trong thông tin liên lạc.

2.2.2.3. Về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (CSVCKTDL) là hệ thống các phƣơng tiện kỹ thuật của các tổ chức DL giúp cho việc thoả mãn các nhu cầu của KDL về ăn, ở, đi lại,... nhƣ khách sạn, nhà hàng, hệ thống phƣơng tiện vận chuyển, các khu giải trí, cửa hàng, công viên, đƣờng sá, hệ thống cấp thoát nƣớc, mạng lƣới điện,... trong khu vực cơ sở du lịch. CSVCKTDL đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác các TNDL, trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm du lịch.

Trong những năm qua, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch VDLBTB đã không ngừng đƣợc đầu tƣ xây dựng, đổi mới, nâng cấp cả về số lƣợng và chất

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)