Điều kiện tự nhiên Vùng Du lịch BắcTrung Bộ

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 58 - 59)

2.1. Khái quát về Vùng Du lịch BắcTrung Bộ Việt Nam

2.1.1. Điều kiện tự nhiên Vùng Du lịch BắcTrung Bộ

VDLBTB có địa hình đa dạng và phong phú, khoảng 80% diện tích tự nhiên của vùng là đồi núi và cồn cát với độ dốc lớn, dọc theo các tỉnh là dãy Trƣờng Sơn kéo dài, chạy song song với biển, nhiều nhánh đâm ngang ra biển nhƣ Hoành Sơn, Bạch Mã, Hải Vân,… làm cho địa hình rất cheo leo, hiểm trở, tạo nên những cảnh trí ngoạn mục, có ý nghĩa to lớn đối với việc phát triển DLST.

Hệ thống đồng bằng duyên hải từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi khá nhỏ, hẹp, chạy dài theo bờ biển, chứa đựng nhiều TNDL, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển du lịch làng quê, du lịch sông nƣớc. Đặc biệt, nhiều cồn cát, đụn cát lấn sâu ra biển tạo nên những đầm phá rất có giá trị nhƣ Phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Lăng Cô,... với HST đầm phá nƣớc lợ điển hình, văn hóa tín ngƣỡng độc đáo của ngƣ dân địa phƣơng, không chỉ có giá trị khai thác phục vụ phát triển kinh tế xã hội mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển DLST.

Khí hậu khu vực Bắc Trung bộ mang tính chất nhiệt đới gió mùa, khá phức tạp và khắc nghiệt. Mặc dù vậy, vẫn có những địa điểm tuyệt vời mà ngƣời ta gọi là Đà Lạt hay Sapa tại Miền Trung, đó là Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) và Bà Nà (Đà Nẵng), nhiệt độ tại đây chỉ từ 19oc đến 25oc ngay trong mùa hè nắng nóng.

Chế độ thuỷ văn trong vùng tƣơng đối phức tạp. Hầu hết các con sông (Sông Nhật Lệ, sông Bến Hải, sông Hƣơng, sông Hàn, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc,…) đều ngắn và có độ dốc cao, ệ thống sông trong vùng cũng là những tài nguyên có giá trị rất lớn đối với hoạt động DLST. Do ảnh hƣởng của điều kiện khí hậu, địa hình, sông ngòi của vùng đã tạo nên một lớp phủ thực vật rừng phong phú với nhiều loại gỗ quý, nhiều loài động vật kể cả những động vật quý hiếm.

Biển là đặc trƣng cơ bản của tất cả các tỉnh trong vùng, những bãi cát phẳng, sạch đẹp đã tạo nên những bãi biển nổi tiếng nhƣ Đá Nhảy (Quảng Bình), Cửa Tùng (Quảng Trị), Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng), Cửa Đại (Quảng Nam), Sa Huỳnh, (Quảng Ngãi),… Ngoài khơi là những đảo đƣợc coi là những địa danh nổi tiếng nhƣ Cồn cỏ (Quảng Trị), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi)…

Phát triển kinh tế biển, rừng và đặc biệt là phát triển du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế xã hội của các địa phƣơng trong vùng.

Một phần của tài liệu những vấn đề lý luận về du lịch sinh thái và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)