1.4. Khai thác tiềm năng du lịch sinh thá i Nguyên tắc, nội dung và điều kiện kha
1.4.4.1. Quy định các tiêu chí của một điểm du lịch sinh thái
Trên cơ sở mô hình điểm DLST đã đƣợc xây dựng (Sơ đồ 1.2), tạo điều kiện cho cộng đồng dân cƣ, các đơn vị kinh doanh DL và một số cán bộ quản lý nhà nƣớc các cấp dễ dàng nhận thức về DLST, tạo thuận lợi trong quản lý về hoạt động DLST, việc cụ thể hóa mô hình điểm DLST thông qua những tiêu chí cụ thể để phân biệt điểm DLST với các điểm DL thông thƣờng là một điều cần thiết.
Để phát triển điểm DLST theo mô hình đã xây dựng ở phần 1.1.2.2, Luận án cụ thể hóa các tiêu chí của điểm DLST nhƣ sau:
Thứ nhất, phải có những tài liệu mô tả những giá trị của TNTN và các giá
trị VHĐP tại điểm DL đó. Đảm bảo TNTN ở đó là hấp dẫn và VHĐP độc đáo, có khả năng thu hút KDL.
Thứ hai, phải có cam kết của những ngƣời tham gia hoạt động DL tại điểm
DLST để khẳng định họ sẵn sàng chia sẻ và có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên DL.
Thứ ba, phải có chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục nhận thức về môi
trƣờng đối với những ngƣời liên quan (KDL, các nhà quản lý tài nguyên, các nhà kinh doanh du lịch, HDV và cộng đồng dân cƣ). Có những tài liệu phục vụ cho chƣơng trình diễn giải, giáo dục đó.
Thứ tƣ, trên cơ sở nhận thức của cộng đồng về tài nguyên, môi trƣờng mà
đề xuất các biện pháp cụ thể để kiểm soát việc sử dụng các tài nguyên, bảo vệ môi trƣờng nhằm phát triển bền vững. Nêu các tiêu chuẩn trong sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng.
Thứ năm, xác định mức độ và nội dung mà nhân viên ngành DL và KDL
có thể tham gia để đóng góp cho công tác bảo tồn tại điểm DL. Đề ra các chỉ tiêu tài chính cụ thể mà điểm du lịch có thể đóng góp cho công tác bảo tồn giá trị TNTN và VHĐP.
Thứ sáu, chỉ tiêu việc làm tạo ra để thu hút ngƣời lao động của địa phƣơng,
chỉ tiêu về thu nhập của dân cƣ từ hoạt động du lịch, đề ra chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ ngƣời dân địa phƣơng chiếm trong tổng số lao động mà điểm DL đang sử dụng, số ngƣời ở vị trí quản lý.
Thứ bảy, đề ra chỉ tiêu cụ thể về những yếu tố đầu vào, những loại sản
phẩm và dịch vụ phục vụ cho KDL và hoạt động của đơn vị đƣợc sử dụng do dân cƣ địa phƣơng cung cấp (trong vòng bán kính cụ thể)
Thứ tám, có chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ % nƣớc thải, rác thải đƣợc xử lý trƣớc
Thứ chín, có quy định cụ thể về tỷ lệ % HDV tại điểm DLST là ngƣời dân
địa phƣơng hoặc có hiểu biết sâu sắc về nền VHĐP nhằm hạn chế những hiểu lầm hay sự xung đột giữa KDL với ngƣời dân địa phƣơng.
1.4.4.2. Quy hoạch tuyến điểm du lịch sinh thái và chuẩn bị các điều kiện để triển khai hoạt động du lịch sinh thái theo quy hoạch
Việc quy hoạch tuyến điểm DLST đƣợc thực hiện sau khi có kết quả đánh giá tiềm năng DLST của từng tài nguyên DLST và của địa phƣơng. Nội dung của quy hoạch phát triển tuyến điểm DLST và chuẩn bị các điều kiện để triển khai hoạt động DLST theo quy hoạch của địa phƣơng hay của vùng là:
(1) Xác định những điểm DLST hạt nhân của địa phƣơng hay của vùng. Trong đó, điểm DLST hạt nhân phải là điểm DL có tiềm năng DLST lớn, địa phƣơng có điều kiện để đầu tƣ khai thác, có thể đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và là tâm điểm lựa chọn của KDL khi đến địa phƣơng. Điểm DLST hạt nhân sẽ đƣợc ƣu tiên đầu tƣ xây dựng (nếu là điểm DLST mới hình thành) hoặc ƣu tiên điều chỉnh (đối với điểm du lịch có tài nguyên DLST đang hoạt động) theo đúng mô hình điểm DLST, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của điểm DLST. Việc triển khai tổ chức hoạt động tại các điểm DLST hạt nhân phải thƣờng xuyên đƣợc đánh giá, rút kinh nghiệm và hoàn thiện các tiêu chí của một điểm DLST.
(2) Các điểm DLST vệ tinh là những điểm DLST cận kề với điểm DLST hạt nhân của mỗi địa phƣơng. Các điểm DLST vệ tinh sẽ đƣợc hoàn thiện theo hƣớng DLST đúng nghĩa khi đã thử nghiệm thành công điểm DLST hạt nhân.
(3) Hình thành tuyến DLST cơ bản của địa phƣơng và của vùng để tổ chức các tour DLST hoặc kết hợp DLST với các loại hình du lịch khác, góp phần chia sẻ áp lực đối với các điểm DL đang trong tình trạng quá tải tại địa phƣơng, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế xã hội đối với hoạt động DL của địa phƣơng và của vùng.
(4) Việc đầu tƣ hình thành các điểm DLST phải đƣợc thực hiện từng bƣớc, có chọn lọc trên cơ sở chuẩn bị chín muồi các điều kiện tránh tình trạng đầu tƣ lan
man, dàn trải, vừa lãng phí tài nguyên vừa không đảm bảo hiệu quả trong đầu tƣ và hoạt động. Các điều kiện phải chuẩn bị bao gồm:
- Chuẩn bị điều kiện về vốn đầu tƣ: bao gồm vốn đầu tƣ cho hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội (đƣờng sá, cầu cống, thông tin liên lạc,...) và vốn đầu tƣ để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (hệ thống khách sạn, nhà hàng, các khu vực vui chơi giải trí, phƣơng tiện vận chuyển KDL,...). Trong đó, xác định rõ tổng số vốn đầu tƣ cần thiết, tiến độ đầu tƣ, các nguồn vốn có thể huy động: từ nhà nƣớc, từ các nhà đầu tƣ, từ dân cƣ,...
- Chuẩn bị điều kiện về nguồn nhân lực: Đảm bảo có đủ số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực cho hoạt động DLST, bao gồm: nhân lực quản lý nhà nƣớc về DLST, nhân lực quản lý, điều hành tại điểm DLST, nhân viên phục vụ. Trong đó, đặc biệt chú ý đến nguồn nhân lực là dân cƣ địa phƣơng. Phải đảm bảo rằng, dân cƣ địa phƣơng đạt đến một mức độ nhất định về kiến thức và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực du lịch.
Trên cơ sở các điểm DLST đã hình thành mà xây dựng tuyến DLST đặc thu hoặc các tuyến du lịch kết hợp giữa DLST với các loại hình du lịch khác nhằm khai thác các điểm DLST một cách hợp lý và có hiệu quả.