Mô hình tổ chức quản lý HT Xở Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay.pdf (Trang 34 - 36)

Nhật Bản tiến hành công nghiệp hoá từ năm 1900, chậm hơn nhiều n−ớc Âu, Mỹ. Song đã sớm v−ơn lên để trở thành một trong những n−ớc có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, kinh tế nông trại Nhật Bản mang những đặc tr−ng nông nghiệp châu á có những đặc điểm khác với nông trại Tây Âu về các mặt.

Thứ nhất, qui mô đất canh tác nhỏ và tăng chậm, trong 43 năm qui mô bình quân 1 nông trại tăng 0,58 ha đất canh tác, từ 0,8 ha bình quân năm 1959 lên 1,1 ha năm 1970 và lên 1,38 ha năm 1993. Sở dĩ qui mô nông trại nhỏ là do: một mặt, đặc thù của ngành trồng lúa n−ớc, làm ruộng nh− làm v−ờn. Mặt khác Nhật Bản có truyền thống mỗi gia đình ở nông thôn cố gắng duy trì đất đai cha ông để lại và cuối cùng, sau cải cách ruộng đất 1946-1949 chính phủ Nhật Bản có qui định hạn chế việc mua bán đất ở nông thôn.

Thứ hai, sự khác nhau về ph−ơng thức canh tác, hiện nay Nhật Bản quay về ph−ơng thức truyền thống gắn liền với tiến bộ công nghệ sinh học. Số nông trại có qui mô d−ới 0,5 ha chiếm tỷ trọng lớn (41% năm 1950 và 41,7% năm 1990). Số nông trại có qui mô 1 ha trở lên tăng chậm (từ 25,5% tăng lên 30,3% cùng thời gian t−ơng tự, nhóm nông trại có qui mô từ 0,5 ha đến 1 ha thì giảm xuống.) Kinh tế trang trại Nhật Bản có nguồn thu nhập lớn từ phi nông nghiệp (65%) , gần đây chỉ còn 15% số nông trại thuần nông, số nông trại còn lại đều có nguồn thu nhập từ phi nông nghiệp.

Cùng với sự phát triển của kinh tế nông trại, kinh tế hợp tác, trong đó HTXNN thực sự trở thành hình thức tổ chức hoạt động kinh tế của nông dân với 99,2% nông trại gia đình là thành viên các HTX trong nông nghiệp. Thực hiện luật HTX ban hành năm 1947 và chính sách cơ bản về HTX đ−ợc chính phủ

Nhật Bản ban hành năm 1967, mạng l−ới HTXNN đ−ợc tập hợp thành một hệ thống HTXNN quốc gia với 2 loại hình: HTX tổng hợp và HTX chuyên ngành với 2 loại xã viên. Xã viên làm nông nghiệp bao gồm: nông dân - chủ trang trại gia đình và xã viên không trực tiếp làm nông nghiệp bao gồm: những ng−ời làm dịch vụ kinh tế kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, những ng−ời góp vốn kinh doanh của HTX.

- HTXNN tổng hợp:

HTXNN tổng hợp có chức năng hoạt động dịch vụ phục vụ đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và dịch vụ sinh hoạt, đời sống cho nông dân, xã viên.

Tr−ớc hết HTXNN cung ứng cho nông dân xã viên về t− liệu sản xuất, vật t− kỹ thuật nông nghiệp và hàng tiêu dùng vào những thời điểm hợp lý và theo hình thức cung cấp hàng hoá với đơn đặt hàng và thanh toán theo hệ thống giá cả thống nhất và hợp lý. Trên cơ sở kế hoạch sản xuất nông nghiệp và kinh tế gia đình để gửi đơn đặt hàng cho HTX và HTX căn cứ vào đó để cung ứng vật t− hàng hoá cho xã viên. Các HTXNN yêu cầu xã viên sử dụng hết các dịch vụ cung ứng để HTX bảo đảm thực hiện theo kế hoạch thu mua và cung ứng hàng hoá. Đối với hàng tiêu dùng hàng ngày đ−ợc bán bình th−ờng ở các cửa hàng của các HTXNN, xã viên không phải đăng ký theo đơn đặt hàng tr−ớc. Mạng l−ới HTXNN với hơn 2000 cửa hàng và siêu thị đã cung cấp 71% phân bón, 52% thuốc trừ sâu, 38% thức ăn gia súc, 44% máy móc nông nghiệp, 47% xăng dầu, 36% hơi đốt và nhiều mặt hàng thiết yếu khác (l−ơng thực, thực phẩm, quần áo, đồ gỗ, xe máy…)

Thứ ba, HTXNN với chức năng hoạt động tín dụng, bao gồm: nhận tiền của xã viên theo kỳ hạn và không kỳ hạn, cho các xã viên có nhu cầu vay với lãi suất thấp. Tiền gửi cho xã viên vào HTXNN cơ sở gồm tiền gửi kỳ hạn và không kỳ hạn. Với chức năng nh− là đại lý tín dụng của chính phủ, các HTXNN cơ sở đ−ợc vay một khoản vốn của các trung tâm Ngân hàng HTXNN và Liên hiệp HTX tín dụng. Trong đó, khoản vay dài hạn với lãi suất thấp có ý nghĩa sống còn đối với các HTXNN cơ sở, số tiền vốn đó, các HTXNN cơ sở cho xã viên vay với lãi suất thấp để phát triển sản xuất nông nghiệp, chính phủ sẽ bù lỗ cho các HTX về chênh lệch lãi suất vay.

Thứ t−, hoạt động dịch vụ đầu ra, HTX mua các loại nông sản do nông dân xã viên sản xuất ra, đ−a vào chế biến và đ−a đi tiêu thụ ở thị tr−ờng trong và ngoài n−ớc. Mạng l−ới HTXNN đ−ợc Nhà n−ớc cho phép mua bán phần lớn số l−ợng gạo do nông dân sản xuất ra và chi phối 95% thị phần gạo của Nhật, 25% thị phần rau quả, 16% thị phần thịt. Dịch vụ khâu tiêu thụ nông sản cho xã viên

đ−ợc thực hiện thông qua các cơ sở tiêu thụ của HTX với các hình thức tiêu thụ và thanh toán theo 3 hình thức:

- Ký gửi hàng hoá vô điều kiện: nông dân đ−a hàng hoá đến ký gửi cho các cơ sở tiêu thụ mà không ra điều kiện về giá cả. Các cơ sở tiêu thụ bán hàng xong sẽ thanh toán cho nông dân xã viên căn cứ vào giá bán thực tế.

- Ký gửi hàng hoá và trả tiền hoa hồng: Với hình thức này, nông dân xã viên ký gửi hàng nông sản cho các cơ sở tiêu thụ với giá cả đã định và trả cho HTX một khoản tiền hoa hồng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay.pdf (Trang 34 - 36)