Đổi mới nội dung, ph−ơng thức hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các HTX.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay.pdf (Trang 47 - 50)

I. hoạt động của các HTXTM.

1.1.3. Đổi mới nội dung, ph−ơng thức hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các HTX.

kinh doanh của các HTX.

Về kết quả kinh doanh, tốc độ tăng tr−ởng bình quân của các HTX vào khoảng từ 8-12%/năm. Chất l−ợng hoạt động của các HTX đ−ợc nâng cao, số l−ợng HTX kinh doanh có lãi tăng đáng kể, nhiều HTX đã có điều kiện tích luỹ,

mở mang ngành nghề, tạo công ăn việc làm, đảm bảo thu nhập cho ng−ời lao động, góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa ph−ơng.

Đáng chú ý là nhiều HTXTM đã tự tổ chức hoặc liên doanh liên kết với HTXNN trong việc giải quyết đầu vào, đầu ra cho nông dân biểu hiện ở lĩnh vực cung ứng vật t−, công cụ sản xuất và các điều kiện sản xuất khác, tiêu thụ nông sản, thực phẩm cho các hộ. Hoạt động dịch vụ đầu ra, đầu vào của các HTXTM và các tổ, bộ phận trong các HTXNN đã góp phần phát triển sản xuất của kinh tế hộ, kinh tế trang trại và những làng nghề ở nông thôn. Đã hình thành những HTX chuyên lo đầu ra cho xã viên và các nông hộ trên địa bàn nh− HTX Miền Tây (Nghệ An) chuyên tiêu thụ nông sản cho các nông hộ (cà phê, hạt tiêu, đậu, lạc...) với số l−ợng khá lớn.

Một số HTX ở miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long đã thể hiện đ−ợc vai trò của th−ơng nghiệp HTX trong việc góp phần cung ứng kịp thời hàng hoá thiết yếu cho dân trong những ngày lũ lụt, tham gia ổn định thị tr−ờng hàng hoá và giá cả.

HTXTM ở địa bàn miền núi đã cùng TNQD có nhiều cố gắng trong việc cung ứng các mặt hàng thuộc diện chính sách, góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà n−ớc, đặc biệt là việc tham gia thực hiện Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998 về chính sách đối với th−ơng nghiệp miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.

Khác với tr−ớc đây, các HTXTM đã xây dựng đ−ợc ph−ơng án, kế hoạch kinh doanh và đề ra những biện pháp thực hiện cụ thể, thích hợp. Hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp, hàng hoá đa dạng về chủng loại, mẫu mã nh−ng sát với nhu cầu của thị tr−ờng, giá cả phù hợp nhu cầu và khả năng tài chính của đối t−ợng phục vụ. Nguồn hàng khai thác tại chỗ là chủ yếu nên giảm đ−ợc nhiều khâu trung gian và quan trọng hơn là đã góp phần giải quyết đầu ra cho kinh tế hộ gia đình.

Về vốn của HTX, năm 2000, tăng bình quân 2,7 lần so với năm 1996. Giai đoạn 2001-2002, mức tăng đạt 2.5 lần. Tuy nhiên, vốn hoạt động của các HTXTM còn nhỏ: vốn hoạt động bình quân 1 HTX là 758, 3 triệu đồng, trong đó vốn cố định là 431 triệu. Vốn hoạt động bình quân 1 xã viên đạt 1,26 triệu đồng. Nhiều HTX đã huy động đ−ợc vốn từ nhiều nguồn khác nhau, tranh thủ đ−ợc cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã viên, các hộ kinh doanh cá thể trong và ngoài địa bàn để mở rộng mạng l−ới.

Về ph−ơng thức phục vụ, do vốn có hạn nên nhiều HTX đã áp dụng ph−ơng thức làm đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá cho TNQD và các thành phần kinh tế khác. Ngoài hoạt động mua, bán hàng hoá, không ít HTX đã tiến hành

mở rộng kinh doanh sang những lĩnh vực khác nh− gia công, chế biến, dịch vụ th−ơng mại. Cơ cấu ngành nghề đã có nhiều thay đổi, hoạt động sản xuất, chế biến và dịch vụ đã chiếm tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu.

Ph−ơng thức thanh toán cũng rất linh hoạt: mua trả chậm, nợ gối đầu, bán trả góp, ứng tr−ớc hoặc đổi vật t− lấy sản phẩm nông nghiệp.

Kết quả khảo sát ở 256 HTXTM, trong đó có 159 HTX chuyển đổi và 97 HTX thành lập mới đã phản ánh những chuyển biến tích cực về hoạt động kinh doanh của các HTXTM trên phạm vi cả n−ớc trong 5 năm gần đây:

- Về các HTX chuyển đổi: (Chiếm tỷ lệ 62% tổng số HTXTM khảo sát) + Số HTX kinh doanh có lãi: 83,64% (bình quân các HTX khảo sát là 70,3%)

+ Mức nộp bình quân 1 HTX: 260 triệu (gấp 1,6 lần so mức bình quân) + Thu nhập bình quân 1 lao động/tháng: 600.000 đ (gấp 1,1 lần so với mức bình quân)

- Về các HTXTM thành lập mới:

Hầu hết các HTXTM đ−ợc thành lập mới đều xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất và đời sống, đ−ợc tổ chức theo nguyên tắc và quy định của Luật HTX. Trong các HTX mới thành lập, thành viên tham gia cũng đa dạng hơn, từ cá nhân ng−ời lao động, các hộ nông dân, hộ kinh tế gia đình đến các cơ sở sản xuất, các chủ trang trại, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, trong đó có cả doanh nghiệp nhà n−ớc. Điển hình là ở Đồng Nai, trong 15 HTX mới đã có 7 HTX thu hút đ−ợc các chủ trang trại hoặc chủ doanh nghiệp tham gia. Trình độ cán bộ quản lý của các HTX mới thành lập thấp: tỷ lệ đại học chỉ đạt 3%, trung cấp 15%, sơ cấp 20%, không bằng cấp trên 50%.

Tuy các chỉ tiêu về doanh thu, mức lãi, nộp ngân sách... còn thấp, nh−ng điều đáng mừng là số HTXTM mới thành lập kinh doanh có lãi và hoà vốn chiếm 73% (71/97 HTX).

Nhìn chung, tuy tỷ trọng của các HTXTM còn thấp so với tổng mức l−u chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ toàn xã hội nh−ng thông qua việc cung ứng hàng tiêu dùng, công cụ và t− liệu sản xuất; thông qua việc thu mua và tiêu thụ các loại sản phẩm hàng hoá của nông dân; tổ chức sản xuất, chế biến và thực hiện các hoạt động dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống, HTXTM đã góp phần phát triển sản xuất, tạo thêm sản phẩm hàng hoá cho xã hội, mở rộng giao l−u hàng hoá ở thị tr−ờng trong n−ớc nói chung và thị tr−ờng nông thôn nói riêng; góp phần ổn định và từng b−ớc cải thiện đời sống của nhân dân, đặc biệt

là vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa; hạn chế một số mặt tiêu cực của th−ơng nghiệp t− nhân, bảo vệ lợi ích của nông dân và đồng bào miền núi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay.pdf (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)