Bối cảnh hoạt động của các HTXTM đến năm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay.pdf (Trang 78 - 79)

II. Đánh giá thực trạng tổ chức và phát triển HTXT Mở nông thôn

1.1.Bối cảnh hoạt động của các HTXTM đến năm

Trong giai đoạn từ nay đến 2010, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất n−ớc, nông thôn n−ớc ta sẽ có nhiều chuyển biến cơ bản. Hoạt động sản xuất đ−ợc đẩy mạnh, kinh tế trang trại phát triển, nhiều nguồn lực ở nông thôn đ−ợc phát huy theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hàng loạt công trình xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn thành trong giai đoạn tr−ớc sẽ tạo nên diện mạo mới cho nông thôn Việt Nam. Tất cả những đổi thay này sẽ là nhân tố quan trọng để “kích cầu” cả hai lĩnh vực đầu t− và tiêu dùng ở khu vực nông thôn. Chủ tr−ơng phát triển ngành nghề ở nông thôn đ−ợc xem là một động lực làm chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn từ nay đến 2010. Việc khôi phục các làng nghề truyền thống và phát triển các nghề mới vừa giải quyết việc làm, thu hút lao động nông nhàn và tạo điều kiện tăng thu nhập của hộ nông dân.

Giai đoạn từ nay đến 2010, cũng sẽ có những tín hiệu đáng mừng trong sản xuất công nghiệp. Công nghiệp n−ớc ta phát triển theo h−ớng đa dạng mặt hàng, nâng cao chất l−ợng và hạ thấp giá thành, tạo tiền đề cho thị tr−ờng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng. Thông qua đó, kích thích nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc, đặc biệt là thị tr−ờng nông thôn.

Trong thập niên tới, sản xuất nông nghiệp và địa bàn nông thôn vẫn đóng vai trò quan trọng trên một số mặt sau:

- Tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến trong n−ớc phát triển.

- Là nguồn thực phẩm cho thị tr−ờng đô thị, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân trong cả n−ớc. Tạo nguồn nông sản hàng hoá phục vụ xuất khẩu.

- Là thị tr−ờng tiêu thụ lớn, quan trọng và nhiều tiềm năng cho các ngành công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hoá chất....

Tuy nhiên, trong giai đoạn từ nay đến 2010, Việt Nam vẫn là n−ớc nghèo và kém phát triển. Điểm xuất phát so với các n−ớc trong khu vực còn rất thấp.

Thách thức về sự tụt hậu, về khoảng cách giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế các n−ớc trong khu vực sẽ là thách thức không nhỏ trong quá trình hội nhập. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp n−ớc ta, giai đoạn từ nay đến 2010, ch−a có đột biến lớn: trồng trọt, trong đó l−ơng thực vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, cây công nghiệp và cây ăn quả chiếm tỷ trọng nhỏ; ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp cũng ở trong tình trạng t−ơng tự; tỷ trọng lao động nông nghiệp còn cao (trên 65%), bình quân 1 năm chỉ giảm ch−a đ−ợc 1%. Lao động nông nghiệp khi đó đã tăng lên gần 30 triệu, làm cho diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 lao động sẽ rất thấp, số lao động nông nghiệp thiếu việc làm tăng lên đáng kể. Bộ phận nông dân có thu nhập cao, cũng nh− số hộ giầu ở nông thôn sẽ tăng, nh−ng bên cạnh đó, đến năm 2010, mục tiêu phấn đấu của chúng ta ở nông thôn vẫn ở mức khiêm tốn "Cơ bản xoá hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 10% vào năm 2005 và đến 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo” 4 .

- Thị tr−ờng nông thôn tuy là thị tr−ờng tiềm năng, có dung l−ợng lớn (chiếm gần 80% dân số) và hiện tại mọi nhu cầu tiêu dùng của nông dân đều thấp so với khu vực thành thị, nh−ng sức mua và cơ cấu thu nhập của dân c− nông thôn về cơ bản ch−a có chuyển biến lớn. Quỹ mua của khu vực nông thôn tuy có tăng, nh−ng tốc độ tăng chậm, quy mô quỹ mua còn nhỏ vì thu nhập bình quân tính theo đầu ng−ời của dân c− nông thôn thấp, không đồng đều giữa các vùng, miền, bên cạnh đó khoảng cách đang doãng ra giữa thu nhập của dân c− thành thị và nông thôn là những tồn tại không phải khắc phục ngay đ−ợc trong một vài năm tr−ớc mắt. Cơ cấu quỹ mua ở khu vực nông thôn đang chuyển dịch theo xu h−ớng: Phần chi phí vật t− đầu vào cho sản xuất nông nghiệp đã trở thành bộ phận quỹ mua hết sức quan trọng của hộ gia đình nói riêng và khu vực nông thôn nói chung. Phần quỹ mua này khá lớn, t−ơng đ−ơng với phần quỹ mua dành cho các nhu cầu đời sống và sinh hoạt của nông dân. Phần quỹ mua hàng công nghiệp tiêu dùng, trong những năm tới sẽ đ−ợc tiếp tục phát triển cả về l−ợng và chất. Bộ phận dân c− nông thôn có mức sống khá giả đã và đang hình thành quỹ mua hàng tiêu dùng giá trị cao ở khu vực này. Tuy nhiên, do tỷ lệ hộ giầu thấp, sự v−ợt trội so với mức đủ ăn ch−a cao nên tỷ trọng trong quỹ mua còn nhỏ bé.

Với mức thu nhập thấp, quỹ mua của khu vực nông thôn ch−a đủ đạt mức về l−ợng để tạo nên sự thay đổi về chất, làm đà cho thị tr−ờng nông thôn phát triển sôi động hoặc gây đột biến lớn.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay.pdf (Trang 78 - 79)