Kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao chất l−ợng cán bộ quản lý nhà n−ớc đối với kinh tế HTX trong th−ơng mại:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay.pdf (Trang 107 - 110)

III. Hoàn thiện các chính sách và khuyến khích biện pháp hỗ

3.3.2. Kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao chất l−ợng cán bộ quản lý nhà n−ớc đối với kinh tế HTX trong th−ơng mại:

Theo xu h−ớng cải cách hành chính, tiếp tục củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy của các cơ quan quản lý HTX nói chung, HTXTM nói riêng trong hệ thống của các cơ quan hành pháp. Tổ chức bộ máy vừa là sản phẩm của cơ chế vừa là công cụ để thực hiện cơ chế. Do vậy, nó cần đ−ợc tổ chức hợp lý, khoa học và hoạt động một cách đồng bộ, nhịp nhàng, có hiệu quả nhằm đáp ứng đ−ợc nhu cầu phát triển kinh tế HTX trong tình hình hiện nay.

Công tác quản lý của nhà n−ớc đối với HTXTM hiện nay thuộc nhiều Bộ, ngành khác nhau. Do đó, cơ quan theo dõi, chỉ đạo kinh tế HTX thuộc Văn phòng Chính phủ cần phát huy tốt vai trò đầu mối phối hợp hoạt động của các Bộ, ngành nhằm thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý nhà n−ớc đối với các HTX. Tr−ớc mắt, cơ quan này tập trung vào giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:

- Chủ trì sự phối hợp của các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu hoạch định chiến l−ợc phát triển kinh tế HTX.

- Cùng các Bộ, ngành và cơ quan có liên quan tham m−u cho Chính phủ về những chính sách hỗ trợ đối với các HTX và chỉ đạo hoạch định các chính sách đó với nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan hữu quan.

- Tham gia các ch−ơng trình xây dựng pháp luật, tạo hành lang pháp lý để các HTX có thể hoạt động thuận lợi và an toàn.

Thực hiện đ−ợc điều đó, chắc chắn công tác xây dựng pháp luật, đề ra chính sách đối với các HTX sẽ đ−ợc làm tốt hơn, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng chồng chéo, lấn sân nhau do chức năng, nhiệm vụ của một số cơ quan quản lý nhà n−ớc đối với HTX không đ−ợc phân định rõ ràng; khắc phục đ−ợc tình trạng chắp vá, không đồng bộ hoặc mâu thuẫn nhau trong việc xây dựng và ban hành các văn bản qui phạm pháp luật.

Tiếp tục hoàn thiện môi tr−ờng pháp lý cho tổ chức và hoạt động của các HTXTM. Chính phủ sớm ban hành nghị định h−ớng dẫn các HTX xây dựng điều lệ và nghị định về chính sách khuyến khích phát triển các HTX cho phù hợp với luật HTX năm 2003. Trên cơ sở đó, các bộ ngành và các địa ph−ơng ban hành các chính sách, thông t− h−ớng dẫn cụ thể cho phù hợp với lĩnh vực của mình.

Do HTXTM cũng là đối t−ợng điều chỉnh của Luật Th−ơng mại, vì vậy, Chính phủ cần khẩn tr−ơng ban hành Nghị định về tổ chức quản lý Nhà n−ớc đối với hoạt động th−ơng mại từ Trung −ơng đến địa ph−ơng. Có nh− vậy, các nội dung quản lý nhà n−ớc đối với chủ thể kinh doanh và hành vi th−ơng mại, đặc biệt là việc tổ chức thực hiện pháp luật chính sách mới có điều kiện để thực thi. Bởi lẽ, nếu chính sách ban hành đầy đủ, đồng bộ nh−ng không có tổ chức và cán bộ (đặc biệt ở cấp quận, huyện) để triển khai kịp thời thì nhiều tác dụng của chính sách không đ−ợc phát huy hoặc phát huy ở mức thấp. Ban hành Nghị định trên, một mặt đáp ứng đ−ợc đòi hỏi bức xúc hiện nay là qui định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, vai trò chủ trì, phối hợp, của các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng khác trong công tác quản lý Nhà n−ớc đối với các chủ thể kinh doanh th−ơng mạị, khắc phục đ−ợc tình trạng chồng chéo hoặc bỏ sót nội dung; Mặt khác, giải quyết đ−ợc mối quan hệ giữa Bộ Th−ơng mại, Sở Th−ơng mại đối với các cơ quan hữu

quan trong nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động th−ơng mại, do đó, khắc phục đ−ợc tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, đổ lỗi cho nhau khi thực thi công vụ.

Hiện tại, Thông t− 36/2000/TTLB-BTM-BTCCBCP ngày 27/1/2000 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Bộ Th−ơng mại có quy định về quản lý nhà n−ớc của Sở Th−ơng mại đối với HTXTM, nh−ng còn chung chung, không rõ chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ với với các cơ quan quản lý nhà n−ớc khác và cơ quan đại diện, t− vấn. Do đó, cùng với những hạn chế của nhận thức, hoạt động của các Sở Th−ơng mại trong thời gian qua vẫn nặng về hình thức, hiệu lực và hiệu quả quản lý ở mức thấp. Vì vậy, đề nghị sửa đổi Thông t− trên theo h−ớng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Th−ơng mại nói chung, nội dung quản lý th−ơng nhân, trong đó có HTXTM nói riêng. Mối quan hệ giữa Sở Th−ơng mại với các cơ quan quản lý nhà n−ớc ở địa ph−ơng, đặc biệt là các Sở chuyên ngành trong hoạt động quản lý liên quan đến HTXTM cũng cần đ−ợc UBND các tỉnh, thành phố qui định cụ thể. Trong đó chú ý vai trò của các Sở Th−ơng mại trong việc tham gia ý kiến xây dựng các đề án, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại địa ph−ơng có liên quan đến HTXTM. Sớm cụ thể hoá nội dung quản lý nhà n−ớc đối với các HTXTM để các tỉnh, thành phố dễ thực hiện và tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm tra của các cơ quan chức năng.

Theo tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung −ơng Đảng lần thứ 5 (Khoá IX), để thực hiện chức năng quản lý nhà n−ớc đối với kinh tế tập thể, các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung −ơng cần phải có bộ máy quản lý chuyên trách thích hợp (các Bộ có Vụ, Sở có Phòng Quản lý kinh tế tập thể).

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đối với kinh tế tập thể không nên tổ chức hoàn toàn giống nhau do tình hình th−ơng nhân, môi tr−ờng kinh doanh, dân số, khả năng huy động tài chính, điều kiện địa lý, điều kiện đầu t− ở thành thị khác nông thôn và miền núi. Vì thế, áp dụng một mô hình quản lý với cơ cấu tổ chức, chức vụ, thẩm quyền, quyền lợi, trách nhiệm của cán bộ quản lý giống nhau là bất hợp lý và không khoa học. ở địa bàn quận, huyện, nơi nào HTXTM phát triển mạnh thì có thể thành lập các tổ chuyên trách nằm trong phòng Quản lý th−ơng nhân hoặc phòng Quản lý hành chính th−ơng nghiệp. Trong tr−ờng hợp số HTXTM quá ít thì chỉ cần một cán bộ theo dõi kiêm nhiệm, chịu sự quản lý trực tiếp của Tr−ởng phòng Quản lý hành chính Th−ơng nghiệp hoặc Tr−ởng phòng Quản lý th−ơng nhân.

Đi đôi với việc kiện toàn tổ chức bộ máy nhằm làm tốt công tác quản lý Nhà n−ớc đối với các HTXTM, cần khẩn tr−ơng nâng cao chất l−ợng của đội ngũ cán bộ quản lý cả ở trung −ơng và địa ph−ơng.

ở các cơ quan trung −ơng (bộ, cơ quan ngang bộ...) cần có những chuyên gia giỏi, với kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế HTX, có khả năng vạch ra chiến l−ợc, qui hoạch, kế hoạch phát triển và hoạch định chính sách đối với kinh tế HTX nói chung, HTXTM nói riêng.

ở các tỉnh, thành phố đòi hỏi phải có những cán bộ quản lý có khả năng phổ biến, tuyên truyền, h−ớng dẫn pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách đối với các HTX.

Để nâng cao chất l−ợng của công tác quản lý, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ đã đ−ợc phân định rõ, các Bộ, ngành chức năng và các địa ph−ơng tiếp tục rà soát, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là số cán bộ trực tiếp hoạch định và tổ chức thực thi chính sách đối với kinh tế HTX, trong đó có HTXTM; có chế độ đãi ngộ thoả đáng để họ yên tâm công tác; chấn chỉnh lề lối và phong cách làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức; tăng c−ờng phối hợp trong xử lý công việc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức và phát triển hợp tác xã thương mại ở nông thôn ở nước ta hiện nay.pdf (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)