II. Những giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức, cơ chế quản lý của HTXTM ở nông thôn
2.1.1 Các mô hìn hở địa bàn nông thôn đồng bằng:
Đặc điểm nổi bật có liên quan đến sự phát triển của kinh tế HTX của khu vực này là: nằm giữa các thị tr−ờng tiểu vùng (nông thôn, ven đô, đô thị) có sự chồng lấn, giao thoa. Đây cũng là khu vực có mật độ dân c− cao, gần 80% số hộ làm nông nghiệp; Lao động cơ bản vẫn là thủ công, nên năng suất thấp; Sản xuất công nghiệp mới chỉ chiếm 12,4%, dịch vụ chiếm 13,6%, nên cơ bản cơ cấu kinh tế nông thôn vẫn là nông nghiệp; Tỷ lệ lao động ch−a có việc làm cao (24,7%), trên 90% số lao động nông thôn ch−a qua đào tạo nghề. Từ đặc điểm trên, chúng ta nhận thấy rõ hơn vai trò và vị trí của kinh tế tập thể và HTXTM trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở khu vực này. Đây cũng nét đặc thù và là điểm xuất phát khi lựa chọn mô hình tổ chức HTXTM. ở khu vực nông thôn đồng bằng, có thể áp dụng cho cả địa bàn xã, thị trấn, thị tứ những mô hình HTXTM sau:
2.1.1.1. Mô hình HTX đa chức năng:
Do thị tr−ờng vùng nông thôn đồng bằng tiếp nối với các đô thị, gần các trục giao thông và những hạn chế hiện tại của kinh tế tập thể ở xã, các xã và cụm xã đồng bằng, nếu tổ chức các HTXMB hàng hoá thuần tuý với môi tr−ờng kinh doanh hiện nay thì rất khó cạnh tranh với th−ơng nghiệp t− nhân. Vì vậy, có thể thành lập các HTX đa chức năng (trong đó có th−ơng mại); thành phần tham gia là những ng−ời nông dân, thợ thủ công và các hộ gia đình ở nông thôn hoạt động chủ yếu là dịch vụ phục vụ sản xuất (những dịch vụ HTX thực hiện có hiệu quả hơn từng cá nhân, từng hộ gia đình) nh− cung ứng các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất của kinh tế hộ, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và các làng nghề truyền thống, hỗ trợ xã viên tìm kiếm thị tr−ờng, bạn hàng, nguồn hàng, trực tiếp tổ chức hoặc liên doanh, liên kết với DNNN, các HTXNN, doanh nghiệp t− nhân, hộ kinh doanh cá thể nhằm tiêu thụ sản phẩm hàng hoá cho xã viên HTX và các đối t−ợng khác trên địa bàn.
Ngoài ra, tuỳ theo điều kiện cụ thể, HTX có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh khác nh− giúp nông dân tiêu thụ nông sản, thực phẩm ; tổ chức sản xuất, chế biến (chủ yếu là sơ chế) hoặc bán lẻ hàng tiêu dùng và vật t− nông nghiệp.
Hình thức HTX đa chức năng có thể phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông thôn đồng bằng. Do đó, không nhất thiết trong một xã phải có đủ các HTX của các ngành, vì nh− vậy sẽ dẫn đến tình trạng phân tán lực l−ợng, chồng chéo trong hoạt động và khó khăn trong quản lý.
2.1.1.2. Mô hình kinh doanh tổng hợp
Mô hình kinh doanh tổng hợp là mô hình khá phổ biến hiện nay của các HTXTM. Đây là mô hình kết hợp giữa kinh doanh th−ơng mại với tổ chức chế biến và hoạt động dịch vụ (cung ứng vật t− nông nghiệp, hàng tiêu dùng thiết yếu, đại lý bán các mặt hàng chính sách...).
2.1.1.3. Mô hình HTX chuyên làm dịch vụ:
Mô hình HTX chuyên làm dịch vụ là hình thức tổ chức HTX cơ sở có thể áp dụng ở các vùng kinh tế khác nhau, trong đó vùng nông thôn đồng bằng có điều kiện phát triển mạnh hơn cả. Nội dung hoạt động của mô hình này là chuyên làm dịch vụ hỗ trợ cho các hộ gia đình trong việc cung ứng vật t− thiết bị sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm và các điều kiện sản xuất khác. Đây là mô hình xuất hiện trong những năm thực hiện đổi mới và đã có chỗ đứng trong đời sống sản xuất ở nông thôn n−ớc ta. Ng−ời nông dân không những đã nhận thấy hiệu quả kinh tế mà HTX hoạt động dịch vụ đem lại, mà quan trọng hơn là sự tồn tại của mô hình này đánh dấu sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của họ về vai trò của kinh tế tập thể và HTX trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp n−ớc ta. Nếu xét về cơ cấu kinh tế, sự xuất hiện hàng loạt các HTX chuyên làm dịch vụ trên địa bàn nông thôn có tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang khu vực dịch vụ và giải quyết việc làm ở nông thôn.
Với gần 80% dân số sống ở nông thôn, thị tr−ờng nông thôn giữ vai trò cực kỳ quan trọng trong chiến l−ợc phát triển kinh tế của cả n−ớc. Tổ chức thị tr−ờng nông thôn tr−ớc hết phải giải quyết có kết quả việc tiêu thụ nông sản hàng hoá và cung ứng vật t− ổn định cho nông dân để thúc đẩy phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp. Thực tế đã chứng minh vị trí và vai trò của các HTX và hệ thống chợ ở thị tr−ờng nông thôn. Trong quá trình tổ chức cần tập trung ở hai địa bàn chính:
* Mô hình có thể phù hợp với địa bàn huyện lỵ, thị trấn, thị tứ, đầu mối giao thông trên địa bàn huyện
- Mô hình HTX kinh doanh th−ơng mại tổng hợp:
ở các thị trấn, thị tứ hoặc vùng gần khu công nghiệp, vùng ven đô hoặc gần các trục lộ lớn... có thể thành lập các HTX kinh doanh th−ơng mại tổng hợp với hoạt động chính là đại lý cho các DNNN và Liên hiệp HTXTM kiêm bán lẻ vật t− phục vụ sản xuất nông nghiệp nh− giống, phân bón, xăng, dầu, thuốc trừ sâu, đại lý hoặc trực tiếp bán lẻ một số hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ c− dân trong vùng, tự tổ chức hoặc phối hợp với th−ơng lái, chủ vựa thu mua nông sản hàng hoá và xây dựng các cơ sở chế biến với qui mô nhỏ (chủ yếu là sơ chế) nhằm bảo quản và nâng cao giá trị hàng hoá. Đối t−ợng tham gia các HTX theo hình thức trên bao gồm th−ơng nhân thuộc các thành phần kinh tế. Bên cạnh thể nhân nh− cá nhân, đại diện hộ gia đình có cả đại diện tổ hợp tác, đại diện các doanh nghiệp (có thể có đại diện của doanh nghiệp nhà n−ớc).
+ Mô hình HTXTM chủ yếu làm đại lý mua - bán cho các doanh nghiệp nhà n−ớc sản xuất, kinh doanh các mặt hàng: xăng dầu, xi măng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, mặt hàng chính sách...
+ Mô hình HTXTM đ−ợc doanh nghiệp nhà n−ớc đỡ đầu về vốn, đầu t− trang thiết bị nh− xây kho sấy, cơ sở chế biến - bảo quản. Đây là mô hình đang đ−ợc một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long áp dụng. Với mô hình này, HTXTM sẽ có điều kiện làm tốt việc thu mua nông sản hàng hoá (nh− lúa gạo, cà phê) cho các hộ nông dân Nam Bộ và Tây Nguyên. Mô hình chứng tỏ một thực tế: Doanh nghiệp nhà n−ớc có vai trò quan trọng đối với sự ra đời và phát triển của HTXTM và góp phần tích cực bảo vệ trực tiếp quyền lợi của ng−ời nông dân thông qua các hợp đồng kinh tế về cung cấp giống, vốn, vật t− và đặc biệt tiêu thụ nông sản. Trong báo cáo chính trị tại đại hội Đảng lần thứ IX về chiến l−ợc phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001-2010) đã đề cập: "Mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp, liên kết, liên doanh giữa HTX với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế", chắc chắn sẽ là tiền đề tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển mạnh trong giai đoạn tới.
* Mô hình áp dụng ở địa bàn x∙
- Chú trọng mô hình HTX nông - th−ơng - tín (nông nghiệp - th−ơng mại - tín dụng) vừa hoạt động sản xuất vừa kinh doanh th−ơng mại, tín dụng và hệ thống chợ.
Thực tế khảo sát cho thấy: các HTX kinh doanh th−ơng mại thuần tuý trên địa bàn xã không có đủ điều kiện phát triển, vì sức mua của nông dân còn thấp, chi phí cao, nhiều mặt hàng th−ơng nghiệp t− nhân kinh doanh hiệu quả hơn... Vì vậy, ở địa bàn nông thôn nói chung và thôn, xã nói riêng, mô hình các HTX vừa làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp (cung ứng vật t− nông
nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, t−ới tiêu, xay xát lúa gạo, sấy lúa...), vừa tổ chức kinh doanh th−ơng mại (tiêu thụ nông sản, làm đại lý mua, bán hàng hoá cho các loại hình doanh nghiệp khác...) và hoạt động tín dụng (huy động vốn của xã viên và các đối t−ợng khác nh− cán bộ công chức, giáo viên…cho vay vốn phục vụ xã viên và dân c−) là hợp lý. Có thể nói, đây là mô hình tổ chức phù hợp với kinh tế HTX ở nông thôn trong thời kỳ từ nay đến 2010.
Mô hình HTX nông - th−ơng - tín có những đặc tr−ng sau:
+ Có sự kết hợp giữa kinh tế hộ và kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp và kinh doanh th−ơng mại: HTX có thể tổ chức dịch vụ t−ới tiêu, làm đất hoặc cơ sở sản xuất giống cây trồng để cung cấp cho xã viên và c− dân trên địa bàn; Xã viên hoàn toàn chủ động trong hoạt động sản xuất và đ−ợc HTX hỗ trợ những dịch vụ trên để có điều kiện nâng cao năng suất và chất l−ợng sản phẩm.
+ Có sự kết hợp giữa kinh doanh dịch vụ, kinh doanh th−ơng mại thuần tuý và kinh doanh tiền tệ - tín dụng, nhận tiền của xã viên theo kỳ hạn và không kỳ hạn, cho các xã viên có nhu cầu vay với lãi suất thấp.
+ Gắn kết giữa nhiệm vụ sản xuất với phục vụ sản xuất; giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm; giữa mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội.
+ Đối t−ợng tham gia HTX Nông - Th−ơng chủ yếu là nông dân, nh−ng lực l−ợng lao động nòng cốt là những xã viên có kinh nghiệm, tay nghề, có vốn hoặc có thể hợp tác với hộ kinh doanh và các đối t−ợng khác có nguyện vọng tham gia.
+ Ph−ơng thức hoạt động linh hoạt: HTX thu phí ở một số dịch vụ nh− t−ới tiêu, làm đất...nh−ng không thu phí ở khâu h−ớng dẫn kỹ thuật sản xuất và bảo vệ thực vật. Giá bán vật t− phục vụ sản xuất và giá thu mua nông sản có khác nhau giữa xã viên HTX và ng−ời không phải là xã viên HTX. Xã viên HTX đ−ợc mua vật t− rẻ hơn và giá thu mua sản phẩm cao hơn.
- Bên cạnh mô hình có tính phổ biến trên, ở địa bàn xã cũng cần khuyến khích thành lập và nhân rộng tổ chức HTXTM của các trang trại và trong các làng nghề truyền thống nhằm gắn sản xuất với l−u thông hàng hoá, tạo điều kiện cho kinh tế trang trại và các nghề thủ công ở địa ph−ơng phát triển.
- Tổ chức địa điểm giao dịch mua bán nh− chợ: Sự phồn thịnh của chợ phản ánh sự phát triển sinh động kinh tế nông thôn.Những loại hình chợ chuyên doanh, chợ bán buôn phát luồng đã góp phần quan trọng vào việc định h−ớng cho sản xuất hàng hoá tập trung, tác động tích cực đến cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, gắn sản xuất với thị tr−ờng. Sự phát triển của chợ cũng kéo theo các ngành nghề sản xuất, ngành nghề truyền thống phát triển. Chính vì vậy, Nhà n−ớc cần đầu t− xây dựng một số chợ mới có quy mô thích hợp gắn với các làng nghề truyền thống nhằm cung ứng nguyên liệu, phục vụ nhu cầu hàng ngày của
nông dân và là nơi tiêu thụ sản phẩm cho ng−ời sản xuất. Đây là tiền đề để từng b−ớc hình thành các trung tâm th−ơng mại, các thị trấn, thị tứ t−ơng lai ở khu vực nông thôn. Và đây cũng là điều kiện vật chất để các HTXTM ra đời và phát triển. Do đó, h−ớng phát triển các HTXTM phải trở thành một bộ phận trong qui hoạch chợ, trung tâm th−ơng mại, trung tâm cụm xã... ở địa ph−ơng.
ở địa bàn thôn, xã, các chợ đ−ợc tổ chức để nông dân trực tiếp hoặc thông qua HTXTM bán nông sản và mua vật t−, hàng tiêu dùng trên thị tr−ờng. Th−ơng nghiệp Nhà n−ớc hỗ trợ các HTXTM mở các điểm kinh doanh trong phạm vi chợ, tổ chức các điểm mua gom nông sản và cung ứng vật t−, hàng tiêu dùng cho nông dân, qua đó hạn chế sự chèn ép của t− th−ơng.
Do hàng loạt yếu tố khác nhau và không đồng nhất nh−: điều kiện địa lý, đặc điểm kinh tế - xã hội, tập quán và thói quen tiêu dùng, sức mua và khả năng thanh toán, trình độ văn hoá...sẽ tác động đến mô hình tổ chức HTXTM ở từng khu vực trên địa bàn nông thôn.