Các yêu cầu đối với định mức chi của Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 25 - 26)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.5.2 Các yêu cầu đối với định mức chi của Ngân sách Nhà nước

Trong hoạt động thực tiễn định mức phân bổđược sử dụng cho công tác quản lý chi NSNN. Tuy nhiên, muốn cho định mức phân bổ trở thành chuẩn mực để phân bổ kinh phí thì phải thoả mãn các yêu cầu sau:

Mt là, các định mức chi phải được xây dựng một cách khoa học. Từ việc phân loại đối tượng đến trình tự, cách thức xây dựng định mức phải được tiến hành một cách chặt chẽ và có cơ sở khoa học xác đáng. Nhờ đó mà các định mức chi đảm bảo được tính phù hợp với mỗi loại hình hoạt động, phù hợp với từng đơn vị. Bởi vậy, sự đồng nhất một cách rộng rãi các loại hình đơn vị hay các loại hình hoạt động; hoặc việc làm tắt đi một bước công việc nào đó sẽ làm giảm, thậm chí có thể làm triệt tiêu tính khoa học của các định mức chi.

Hai là, các định mức chi phải có tính thực tiễn cao. Tức là nó phải phản ánh mức độ phù hợp của các định mức với nhu cầu kinh phí cho các hoạt động. Chỉ có như vậy thì định mức chi mới trở thành chuẩn mực cho cả quá trình quản lý kinh phí chi thường xuyên.

Ba là, định mức chi phải đảm bảo thống nhất đối với từng khoản chi và với từng đối tượng thụ hưởng NSNN cùng loại hình hoặc cùng loại hoạt động.

Tóm lại, để có thể góp phần chấn chỉnh lại kỷ cương của Nhà nước trong quản lý tài chính nói chung và quản lý chi TX của NSNN nói riêng, đòi hỏi các định mức chi phải đáp ứng một cách cao nhất các yêu cầu trên [5].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)