5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.4.2.3 Nguồn vốn từ Quỹ nhà và đất
- Cần ưu tiên phân bổ vốn để tập trung xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh hạ tầng ở những khu vực có điều kiện chuyển nhượng, làm tăng giá trị sử dụng của đất để có quỹđất chuyển nhượng thu tiền sử dụng đất và đất bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Tích cực triển khai đấu giá quỹđất, nhà ở khu vực trung tâm thành phố Đồng Hới, có giá trị thương mại để huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu đô thị.
3.4.2.4 Đẩy mạnh xã hội hoá tạo chuyển biến cơ bản nhằm thu hút vốn đầu tư trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội
Chủ trương xã hội hoá của Đảng và nhà nước ta đã được khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt tài chính là nhằm huy động thêm nguồn vốn ngoài NS để cùng với nhà nước tăng nhanh đầu tư cho một số lĩnh vực văn hoá xã hội. Thông qua đó, nhà nước cơ cấu lại việc phân bổ vốn đầu tư theo ngành.
Vì vậy cần:
- Xây dựng lộ trình chuyển đổi ngay một số đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các ngành giáo dục, đào tạo, văn hoá, thể dục thể thao, y tế sang ngoài công lập theo Nghị quyết số 05/NQ-CP của Chính phủ; theo các Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách xã hội hoá.
- Qui hoạch lại một số công sở để giao lại đất cho các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập; hỗ trợ kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và lãi vay đầu tư, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực... như là một giải pháp quan trọng thúc đẩy tiến trình xã hội hoá.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN
1- Để công tác phân bổ NSNN ở địa phương đạt hiệu quả và đảm bảo công bằng, minh bạch, phù hợp với tình hình thực tế thì yêu cầu đặt ra là xây dựng được hệ thống ĐMPBNS phù hợp, khoa học. Do đó, việc xây dựng ĐMPBNS có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các mục tiêu tăng trưởng KTXH của mình.
2 - Quá trình thực hiện phân bổ NSNN tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2004- 2007 cơ bản phù hợp với tình hình thực tế về nguồn lực ngân sách, đáp ứng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị và các địa phương; phù hợp với khả năng cân đối NSNN; với hệ thống tiêu chí phân bổ tương đối cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, định mức phân bổ ngân sách còn một số tồn tại: Xây dựng ĐMPBNS thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH trung hạn, các tiêu chí phân bổđang theo khoản mục đầu vào, ngân sách chi TX và ngân sách chi ĐTPT được soạn lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công…
3 - Để khắc phục những tồn tại nói trên và phát huy những kết quả đạt được nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển KTXH, đáp ứng yêu cầu tài chính-ngân sách trong giai đoạn phát triển mới. Đề tài đã mạnh dạn đưa ra 6 giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác phân bổ Ngân sách và xây dựng ĐMPBNS trong thời gian tới. Nội dung các giải pháp tập trung vào việc xây dựng kế hoạch phát triển KTXH trung hạn, nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện phân bổ NSNN, các cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực.
4 - Để những giải pháp đó đạt tính khả thi cao, đề tài đưa ra một số kiến nghị đối với các cơ quan tham gia trực tiếp về công tác xây dựng ĐMPBNS nói riêng và phân bổ NSNN nói chung.
5 - Bản thân ĐMPBNS cũng có những cách lựa chọn tiêu chí khác nhau qua mỗi bước của quá trình lập dự toán NSNN. Điều quan trọng nhất là lựa chọn tiêu chí như thế nào để vừa đạt được công bằng, minh bạch lại vừa phát huy được hiệu quả của quá trình phân bổ nguồn tài lực đó từ phía Nhà nước. Vấn đề này thực sự là một vấn đề phức tạp và mới mẻ cả về lý luận lẫn thực tiễn
II. KIẾN NGHỊ
Để đạt được hiệu quả trong công tác xây dựng ĐMPBNS từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi kiến nghị như sau:
1- Đối với Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh
- Cần công khai hoá quy hoạch phát triển KTXH của tỉnh; Tuyên truyền, quảng cáo, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện quy hoạch. Đồng thời thường xuyên điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Nghiên cứu, hoàn thiện công tác xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và ĐMPBNS làm căn cứ phân bổ dự toán chi NSNN tỉnh giai đoạn 2011-2015. Định mức phân bổ ngân sách phải được thảo luận rộng rãi ở các ngành, các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách nhằm đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch.
- Giao Sở Tài chính chủ trì nghiên cứu việc phân bổ dự toán chi ngân sách Tỉnh cho các ngành để các ngành chủđộng gắn kết kế hoạch với ngân sách chi TX và chi đầu tư.
2- Sở Tài chính
- Phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng các tiêu chí, các hệ số qui đổi chi phí sử dụng NSNN cho các đối tượng trong cùng một lĩnh vực dựa trên các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng ngành.
- Chủ trì và phối hợp với Sở KH-ĐT nghiên cứu hoàn thiện xây dựng nguyên tắc, phương pháp, tiêu chí và ĐMPBNS chi thường xuyên.
3- Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với Sở Tài chính xác định rõ các mục tiêu, nhiệm vụ, dự án, công trình cần bố trí kinh phí theo thứ tựưu tiên phù hợp với khả năng nguồn vốn của NSNN; đồng thời, dự kiến phương án phân bổ vốn đầu tư trong dài hạn (đến 2015) để thông báo cho các ngành, các cấp chủđộng phân kỳđầu tư trong những năm tiếp theo.
- Chủ trì và phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu xác định tiêu chí, phương pháp phân bổ làm căn cứ xây dựng định mức phân bổ vốn đầu tư NSNN.
4- Các đơn vị dự toán
- Các ngành cần khẩn trương hoàn thiện quy hoạch phát triển KTXH đến 2015 và đảm bảo yêu cầu gắn kết với quy hoạch phát triển của Tỉnh nói chung.
- Xây dựng các căn cứ, tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ ở một số đơn vị sự nghiệp có điều kiện. Các đơn vị phải sử dụng “phiếu đánh giá dịch vụ công” như một công cụ hữu hiệu phản hồi ý kiến tập thể của những người sử dụng dịch vụ. Kết quả phiếu đánh giá dịch vụ công phải được công bố công khai cho công chúng nhằm góp phần nâng cao trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ của các cơ sở công lập.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bộ Tài chính, Quyết định số 2615/QĐ-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2008 về việc giao dự toán thu chi NSNN năm 2009.
2- Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Thông tư Liên tịch số 115/2003/TTLT/BTC- BNV ngày 28 tháng 11 năm 2003 về hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ
và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp.
3- Bộ Tài chính, Thông tư số 54/2008/TT - BTC ngày 20 tháng 06 năm 2008 về việc hướng dẫn xây dựng dự toán NSNN năm 2009.
4- Bộ Tài chính, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ qui định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
5- PGS.TS Dương Đăng Chinh, TS Phạm Văn Khoan (2007), Giáo trình
quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.
6- Chính phủ, Nghị định số 60/2003/NĐ - CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
7- Chính phủ, Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08/4/2006 của Chính phủ qui định cơ chế quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
8- Chính phủ, Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ qui định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập.
10- Cục Thống kê Quảng Bình (2008), Niên giám thống kê Tỉnh Quảng Bình 2007.
11- HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 39/2005/NQ-HĐND về nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006 – 2010.
12- HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 55/2006/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2006 về ban hành các tiêu chí, định mức chi đầu tư
phát triển giai đoạn 2007-2010.
13- HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 56/2006/NQ-HĐND ngày 07 tháng 12 năm 2006 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2007 và thời kỳổn định ngân sách giai đoạn 2007- 2010 tỉnh Quảng Bình.
14- HĐND tỉnh Quảng Bình, Nghị quyết số 90/2008/NQ-HDND ngày 30 tháng 7 năm 2008 Về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
15- HĐND tỉnh Quảng bình, Nghị quyết số 46/2006/NQCĐ-HĐND ngày 20 tháng 07 năm 2006 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương giai đoạn 2007- 2010 tỉnh Quảng Bình.
16- Luật NSNN năm 2002
17- Lê Đình Nguyên (2007), Hoàn thiện công tác phân bổ NSNN tỉnh Thừa Thiên – Huế giai đoạn 2007-2010, Luận văn thạc sĩ kinh tế - Đại học kinh tế Huế.
18- PGS.TS Hoàng Hữu Hoà, Tập bài giảng về phương pháp nghiên cứu khoa học, trường Đại học Kinh tế Huế.
19- PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
20- PGS.TS Phạm Ngọc Dũng- TS. Hoàng Thị Thuý Nguyệt (2008),
Quản lý ngân sách Nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động – xã hội, Hà Nội.
21- Phạm Quang Long ( 2007), Các giải pháp nhằm hoàn thiện sử dụng vốn
đầu tư XDCB từ NSNN ở Tỉnh Quảng Bình, luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học kinh tế Huế.
22- Tỉnh uỷ Quảng Bình, Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng bình lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005 – 2010.
23- Trang Web của tạp chí kiểm toán, Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quảđầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt nam.
24- Thủ tướng Chính phủ (2006), Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 12 tháng 06 năm 2006 về việc xây dựng kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2007.
25- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 139/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 7 năm 2003 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2004.
26- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2004 về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020.
27- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2006 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2007.
28- Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2007- 2010.
29- UBND tỉnh Quảng Bình (2006), Báo cáo kế hoạch về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2006 – 2010.
30- UBND tỉnh Quảng Bình (2008), Báo cáo kế hoạch về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020.
31- UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 55/2006/NQ-HĐND ngày 18 tháng 12 năm 2006 về ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSNN năm 2007 và thời kỳổn định ngân sách giai đoạn 2007- 2010 tỉnh Quảng Bình.
32- UBND Tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 36/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng 08 năm 2006 về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách địa phương giai đoạn 2007- 2010 tỉnh Quảng Bình.
33- UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2008 về việc giao nhiệm vụ thu, chi NS năm 2009 cho các doanh nghiệp, các Sở, cơ quan, đơn vị trực thuộc Tỉnh.
PHIẾU ĐIỀU TRA
Đầu tiên cho phép tôi được gửi lời chào trân trọng đến Ông ( Bà) ! Tôi tên là: Phạm Thị Hồng Lê, hiện nay tôi đang thực hiện nghiên cứu đề tài "Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình " giai đoạn 2011-2015. Với tư cách là người giàu kinh nghiệm, có nhiều hiểu biết trong lĩnh vực phân bổ ngân sách nhà nước, xin quí Ông ( Bà) dành chút thời gian suy nghĩ để điền vào phiếu điều tra này. Chúng tôi cam kết giữ bí mật tuyệt đối tất cả những thông tin ghi trên phiếu điều tra được cung cấp.
I. Đánh giá thực trạng phân bổ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2004 -2007
Từ nhận định của mình về thực trang phân bổ NSNN hiện nay, quí vị vui lòng đánh dấu √đúng với sự lựa chọn của quý vị.
Theo ông bà, việc phân bổ NSNN cho chi thường xuyên của tỉnh trong những năm qua là:
1.1 Đảm bảo tính minh bạch
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt
1.2 Đảm bảo tính công bằng
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt
1.3 Đảm bảo tính hợp lý
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt
1.4 Đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt
2. Việc phân bổ NSNN cho chi đầu tư phát triển của tỉnh trong những năm qua là:
2.1 Đảm bảo tính minh bạch
2.2 Đảm bảo tính công bằng
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt
2.3 Đảm bảo tính hợp lý
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt
2.4 Đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế
Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt
III. Xây dựng tiêu chí phân bổ chi thường xuyên
Từ nhận định của mình về tiêu chí phù hợp làm căn cứ phân bổ chi thường xuyên hành chính và sự nghiệp giai đoạn 2011- 2015, qúi vị vui lòng lựa chọn một tiêu chí phù hợp nhất trong các tiêu chí sau đây và đánh dấu √
đúng với sự lựa chọn của quý vị. 1. Nhóm chi hành chính:
1.1 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng
1.2 Theo biên chế kết hợp với hệ số vùng
1.3 Theo quỹ lương kết hợp với bổ sung chi cho một số hoạt động đặc thù
1.4 Theo tiêu chí khác
2. Nhóm chi sự nghiệp:
2.1 Theo biên chế kết hợp với hệ số vùng, dân số và bổ sung chi cho
một số hoạt động đặc thù
2.2 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng
2.3 Theo dân số kết hợp hệ số vùng và bổ sung chi cho một số hoạt
động đặc thù
2.4 Theo dân số kết hợp với hệ số vùng và bổ sung chi cho một số