5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.5.3 Phương pháp xây dựng định mức phân bổ
Định mức phân bổ thường được dùng để xác định nhu cầu chi từ NSNN cho mỗi loại hình đơn vị thụ hưởng; trên cơ sở đó mà phác thảo dự toán sơ bộ về chi của NSNN kỳ kế hoạch. Ngoài ra, nó còn được dùng làm căn cứ để phân bổ chính thức tổng mức chi kinh phí trong hệ thống các đơn vị dự toán; hoặc đánh giá khái quát tình hình quản lý và sử dụng kinh phí của mỗi đơn vị thụ hưởng sau mỗi kỳ báo cáo. Do vậy, với mỗi loại hình đơn vị khác nhau sẽ có đối tượng để tính định mức phân bổ khác nhau. Bởi vậy, phương pháp xây dựng định mức phân bổ cho các loại hình đơn vị được tiến hành như sau:
+ Xác định đối tượng tính định mức
Đối tượng để tính định mức phân bổ cho mỗi loại hình đơn vị phải vừa phản ánh đặc trưng của hoạt động thuộc nhiệm vụ chuyên môn của mỗi loại hình đơn vịđó, vừa phải gắn chặt với cách thức quản lý, phương pháp đánh giá, phân tích tình hình sử dụng kinh phí tại mỗi đơn vị thụ hưởng. Nên với mỗi loại hình hoạt động khác nhau, người ta xác định đối tượng để tính định mức khác nhau.
Tuy nhiên, ngay trong một loại hình hoạt động cũng sẽ có các loại định mức chi cho các đối tượng khác nhau tuỳ theo những yêu cầu cụ thể thuộc tiến trình thực hiện các khâu công việc thuộc chu trình quản lý chi thường xuyên của NSNN.
+ Đánh giá, phân tích tình hình thực tế chi theo định mức chi nhằm xem xét tính phù hợp của định mức hiện hành.
Yêu cầu rất quan trọng đối với các định mức phân bổ này là phải đảm bảo được sự công bằng giữa các vùng, các địa phương về khả năng tạo nguồn ngân sách để đáp ứng cho các nhu cầu chi TX mà mỗi địa phương đó phải đảm bảo. Trong khi đó, các loại hình hoạt động thuộc phạm vi chi thường
xuyên càng ngày càng phát triển nên làm nảy sinh các nhu cầu mới. Đặc biệt trong điều kiện còn xảy ra hiện tượng mất giá của tiền tệ dễ làm cho định mức chi bị lạc hậu so với thực tiễn.
+ Xác định khả năng nguồn tài chính có thể huy động để đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên.
Sự mâu thuẫn giữa khả năng và nhu cầu về nguồn tài chính luôn là hiện tượng phổ biến. Do vậy, mặc dù tính thực tiễn của các định mức phân bổ chưa cao nhưng trong quá trình kiểm tra, đánh giá hay xây dựng lại các định mức phân bổ vẫn luôn phải dựa vào khả năng nguồn tài chính dự kiến có thể huy động dành cho nhu cầu chi TX này. Trên cơ sở đó mà có thểđiều chỉnh định mức phân bổ tương ứng với nguồn đảm bảo.
+ Thiết lập cân đối tổng quát và quyết định định mức phân bổ theo mỗi đối tượng tính định mức.
Dựa trên cơ sở số liệu dự đoán: khả năng huy động nguồn thu thường xuyên và mức dự tính chi cho các đối tượng tính định mức; số lượng đối tượng được tính định mức, cơ quan tài chính lên cân đối tổng quát giữa khả năng và nhu cầu chi thường xuyên. Nếu rơi vào trường hợp cho phép thì cơ quan Tài chính sẽ quyết định định mức phân bổ cho mỗi đối tượng. Định mức này được lấy làm căn cứđể hướng dẫn cho các ngành, các cấp tiến hành xây dựng dự toán kinh phí; và còn được sử dụng làm căn cứđể kiểm tra giám sát quá trình chấp hành và quyết toán kinh phí ở mỗi đơn vị thụ hưởng. Song để đảm bảo tính khả thi của định mức phân bổ, hàng năm cơ quan tài chính cần phải xem xét lại tính hợp lý của các yếu tố cấu thành định mức này.
Trong quá trình lập dự toán ngân sách 2007 và kéo dài đến hết thời kỳổn định ở năm 2010, định mức phân bổ ngân sách giữa NSTW và NSĐP đểđảm bảo nhu cầu kinh phí cho các hoạt động thường xuyên của nhà nước đã được xác lập trong Quyết định số 151/2006/QĐ- TTg ngày 29/6/2006 của Thủ
tướng Chính phủ. Đối với định mức phân bổ cho chi ĐTPT trong thời kỳổn định ngân sách từ 2007 - 2010 thì thực hiện theo quyết định 210/2006/QĐ- TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 [5].