Những tồn tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 42 - 44)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2.2Những tồn tại

Th nht: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh còn yếu.

Tốc độ tăng trưởng GDP tuy đạt khá, nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, bình quân GDP đầu người chỉ bằng 63% so với mức trung bình cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kể cả cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, nhất là khu vực dịch vụ.

Hiệu quảđầu tư thấp, đầu tư còn dàn trải, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn còn xẩy ra; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chưa chặt chẽ. Nhiều tiềm

năng thế mạnh chậm phát huy hiệu quả, chưa tạo được sự phát triển có tính bứt phá; chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn, năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế chưa cao.

Thu cân đối NS trên địa bàn hàng năm mới chỉ đáp ứng 60 - 70% chi TX, nợ ngân sách còn để tồn đọng, dây dưa.

Triển khai thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm chưa mạnh và thiếu đồng bộ. Có công trình, dự án quan trọng không phát huy được hiệu quả làm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển.

Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển chậm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ, tăng hệ số sử dụng đất, nâng giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác chưa mạnh.

Sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn sản xuất, thiếu mặt hàng chủ lực có khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã, thương hiệu chưa định hình, sản phẩm sơ chế chiếm tỷ trọng lớn. Một số dự án mới đầu tư chưa phát huy hết công suất thiết bị, thậm chí phải ngừng sản xuất, giải thể.

Đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu còn phụ thuộc vào ngân sách, thể hiện sức thu hút các nguồn lực còn yếu; cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế, cơ chế chính sách chưa linh hoạt, thông thoáng, vừa chưa đủ mạnh, vừa chậm triển khai trên thực tế. Chất lượng xây dựng một số công trình thấp, giải ngân vốn còn chậm, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn.

Th hai: Chất lượng hoạt động một số lĩnh vực còn thấp, công tác xã hội hoá còn yếu, nhiều vấn đề bức xúc chậm được khắc phục.

Giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; nhận thức về xây dựng một xã hội học tập chưa đầy đủ, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu.

Sự phát triển KHCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển KTXH. Sự gắn kết giữa nghiên cứu KHCN với phát triển KTXH chưa rõ; chuyển giao và ứng dụng KHCN còn chậm.

Phát triển văn hoá chưa tương xứng với phát triển kinh tế, chưa thực sự tạo ra động lực tác động có hiệu quảđến các lĩnh vực KTXH và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân.

Dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, chưa thuận tiện. Chất lượng khám chữa bệnh còn thấp, kể cả ở tuyến tỉnh. Quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ. Công tác giáo dục trẻ em chưa được quan tâm đầy đủ.

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn mới còn khá cao (32,49%). Lực lượng lao động chất lượng còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp hoặc có việc làm không ổn định còn cao [22,30].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 42 - 44)