CÁC CƠ QUAN THAM GIA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 44)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.3CÁC CƠ QUAN THAM GIA QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC

PHÂN BỔ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

2.3.1 Uỷ ban nhân dân các cấp

Uỷ ban nhân dân do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.

UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ TW tới cơ sở.

Trong lĩnh vực NSNN, UBND cấp tỉnh thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn; lập dự toán thu, chi NSĐP; lập phương án phân bổ NS cấp tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định; lập dự toán điều chỉnh NSĐP trong trường hợp cần thiết; quyết toán NSĐP trình HĐND tỉnh xem xét theo qui định của pháp luật;

- Chỉ đạo, kiểm tra cơ quan thuế và cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thu NS tại địa phương theo qui định của pháp luật;

- Xây dựng đề án thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn trình HĐND tỉnh quyết định;

- Xây dựng đề án phân cấp chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH của địa phương theo qui định của pháp luật để trình HĐND tỉnh quyết định; tổ chức, chỉđạo thực hiện đề án sau khi được HĐND thông qua [16].

2.3.2 Hội đồng nhân dân các cấp

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định những chủ trương, biện pháp để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về KTXH, củng cố ANQP, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Trong lĩnh vực NSNN, HĐND cấp tỉnh thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Quyết định dự toán thu NSNN trên địa bàn; dự toán thu, chi NSĐP; phương án phân bổ NS cấp tỉnh; quyết định các chủ trương, biện pháp triển khai thực hiện NSĐP; điều chỉnh dự toán NSĐP trong trường hợp cần thiết; giám sát việc thực hiện NS đã được HĐND quyết định;

- Quyết định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp NS ở địa phương theo qui định của Luật NSNN;

- Quyết định thu phí, lệ phí, các khoản đóng góp của nhân dân và mức huy động vốn theo qui định của pháp luật …[16].

2.3.3 Cơ quan Tài chính

tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, NSNN, thuế, phí, lệ phí và thu khác của NSNN, các quỹ tài chính Nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và hoạt động dịch vụ tài chính tại địa phương theo quy định của Pháp luật.

Sở Tài chính chịu sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài chính.

Trong lĩnh vực quản lý NSNN, Sở Tài chính có các nhiệm vụ, quyền hạn: - Trình UBND tỉnh chương trình, kế hoạch dài hạn 5 năm và hàng năm về tài chính NS phù hợp với qui hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển KTXH của địa phương.

- Trình UBND tỉnh phương án phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi của từng cấp NSĐP; qui định nhiệm vụ và các biện pháp quản lý, điều hành NS hàng năm của địa phương. Trình UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh phê chuẩn định mức phân bổ dự toán chi NSĐP, quyết định một số chếđộ thu phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo qui định của pháp luật.

- Lập dự toán thu NSNN trên địa bàn, lập dự toán thu, chi NSĐP, lập phương án phân bổ NS cấp tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh quyết định.

- Tham gia với Sở KH&ĐT, các cơ quan có liên quan để tham mưu trình UBND tỉnh về chiến lược thu hút, huy động, sử dụng vốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước; xây dựng các chính sách, biện pháp điều phối và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở KH&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng dự toán và phương án phân bổ dự toán chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) hàng năm, chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan bố trí các nguồn vốn khác có tính chất đầu tư XDCB hàng năm trình UBND tỉnh quyết định.

- Phối hợp với Sở KH&ĐT trong việc trình UBND tỉnh quyết định phân bổ vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn NS tỉnh theo qui chế quản lý đầu tư, xây dựng kế hoạch điều chỉnh bổ sung, điều hoà vốn đầu tư thanh toán đối với các dự án đầu tư từ NSĐP.

- Báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch phân bổ vốn đầu tư trong trường hợp cần thiết. Tổng hợp, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư, quyết toán vốn đầu tư của địa phương, báo cáo Bộ Tài chính và UBND tỉnh theo qui định…[2].

2.3.3.2 Phòng Tài chính Kế hoch các huyn, thành ph

Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện, thành phố là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thuộc tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, kế hoạch.

Trong lĩnh vực quản lý NSNN, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện có các nhiệm vụ và quyền hạn:

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc huyện, UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng dự toán ngân sách huyện theo chỉđạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tài chính, trình UBND huyện để trình HĐND huyện quyết định.

- Lập dự toán thu NSNN đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi NS cấp huyện và tổng hợp dự toán NS cấp xã, phương án phân bổ NS huyện trình UBND để trình HĐND huyện quyết định. Lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để UBND trình HĐND quyết định; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đã được quyết định. Lập quyết toán thu, chi NSNN trình UBND để trình HĐND phê chuẩn… [2].

2.3.3.3 Ban Tài chính xã, phường, th trn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban Tài chính xã, phường, thị trấn là bộ phận tham mưu cho UBND xã quản lý nhà nước về tài chính ngân sách xã. Trực tiếp thực hiện hạch toán thu, chi NS xã theo qui định của cấp NS và hạch toán kế toán đơn vị sử dụng NSNN [2].

2.3.4 Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưu tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH; tổ chức thực hiện và kiến nghị, đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý KTXH trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, ngoài nước ở địa phương; quản lý nguồn vốn ODA, các nguồn viện trợ phi chính phủ, đấu thầu, đăng ký kinh doanh trong phạm vi địa phương; về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định pháp luật.

Trong lĩnh vực quản lý NSNN, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh việc phân bổ vốn ĐTPT, vốn CTMT quốc gia, vốn Chính phủ bổ sung theo mục tiêu, vốn viện trợ nước ngoài… [2].

2.3.5 Đơn vị dự toán ngân sách

Đơn vị dự toán ngân sách (DTNS) là đơn vị được sử dụng kinh phí từ nguồn NSNN để thực hiện các chức năng, nhiệm vụđược Nhà nước giao theo qui định của pháp luật.

Đơn vị DTNS gồm các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN), các tổ chức Đảng, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội…

+ Nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị DTNS:

- Tổ chức lập dự toán thu chi NS thuộc phạm vi quản lý, thực hiện phân bổ dự toán được cấp có thẩm quyền giao cho các đơn vị trực thuộc và điều chỉnh phân bổ dự toán theo thẩm quyền;

- Tổ chức thực hiện dự toán thu, chi NS được giao; nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản phải nộp ngân sách theo qui định của pháp luật; chi đúng chế độ, đúng mục đích, đúng đối tượng và tiết kiệm; quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc theo đúng chếđộ qui định [16].

2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2004-2007 2.4.1 Đối với lĩnh vực chi thường xuyên

2.4.1.1 Kết quả điu tra, đánh giá h thng phân b ngân sách nhà nước chi thường xuyên tnh Qung Bình giai đon 2004-2007 chi thường xuyên tnh Qung Bình giai đon 2004-2007

Với việc sử dụng phương pháp điều tra mẫu bằng bảng câu hỏi in sẵn để tiến hành điều tra 50 người là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm và có liên quan trong công tác quản lý, phân bổ NSNN ở HĐND tỉnh; UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND, HĐND và Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện. Nội dung điều tra là đánh giá thực trạng phân bổ NSNN trong lĩnh vực chi TX thời gian qua. Kết quảđiều tra thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Đánh giá thực trạng phân bổ NSNN lĩnh vực chi thường xuyên

đvt: % Mức độ giảm dần TT Nội dung Tổng số Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt 1 Chi thường xuyên

1.1 Đảm bảo tính minh bạch 100 24 48 28 0 0 1.2 Đảm bảo tính công bằng 100 2 46 38 12 2 1.3 Đảm bảo tính khoa học 100 2 42 44 12 0 1.4 Đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tế 100 2 30 54 10 4 Ngun: S liu điu tra ca tác gi

Kết quảđiều tra cho thấy công tác phân bổ Ngân sách lĩnh vực chi TX cơ bản đã đạt những yêu cầu đề ra, đảm bảo minh bạch, phù hợp và công bằng giữa các vùng miền. Tuy nhiên để thấy rõ hơn tình hình phân bổ NSNN đạt được trong thời gian qua thì qua kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi k t h p ánh giá trong các ph n sau ây.

2.4.1.1.1. Nguyên tc xây dng định mc phân b ngân sách chi thường xuyên

Trên thực tế các nguyên tắc của Tỉnh ban hành hoàn toàn phù hợp theo quy định của TW, đảm bảo kế thừa những nguyên tắc cơ bản và trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương để thiết lập những nguyên tắc sau:

(1) Căn cứ vào tổng số chi TX ngân sách tỉnh Quảng Bình được Bộ Tài chính tính toán giao theo các tiêu chí qui định tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống ĐMPBNS Nhà nước năm 2007, kế thừa tỷ lệ phân chia NSĐP giai đoạn 2004-2006 để xác định tỷ lệ phân chia ngân sách giữa tỉnh và các huyện, thành phố.

(2) Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển KTXH, dân số, biên chế và quỹ tiền lương, số học sinh, giường bệnh, diện tích rừng tự nhiên.... để tính toán xây dựng ĐMPB dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2007 và các năm tiếp theo tỉnh Quảng Bình theo các khoản chi. Xem xét đặc thù của các địa phương, các ngành và các đơn vịđể bổ sung thêm kinh phí.

(3) Đảm bảo kinh phý thực hiện các chừ độ chính sách NN, kinh phý thực hiện chừ độ cải cách tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 118/2005/NĐ-CP; Nghị định số 119/2005/NĐ-CP và Đề án cải cách tiền lương đến năm 2010.

(4) Sau khi tính toán theo các tiêu chí và loại các yếu tố đột xuất mà tổng chi ngân sách 2007 thấp hơn hoặc bằng ngân sách năm 2006 thì bổ sung đểđảm bảo tăng tối thiểu 3%.

2.4.1.1.2 Tiêu chí, định mc phân b chi thường xuyên

Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP của tỉnh Quảng Bình được phân chia theo 02 cấp ngân sách:

- Ngân sách tỉnh gồm định mức phân bổ cho các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh quản lý.

- NSĐP cấp huyện, thành phố gồm định mức phân bổ cho các cơ quan đơn vị thuộc huyện, thành phố quản lý và ngân sách các xã, phường, thị trấn.

Vận dụng định mức phân bổ chi thường xuyên giữa NSTW và NSĐP của Chính phủ, từ tình hình phân cấp NSĐP giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện, xã và khả năng cân đối NS của tỉnh, địa phương đã xây dựng, áp dụng các tiêu chí, ĐMBSNS do HĐND tỉnh quyết định làm căn cứ phân bổ NSĐP năm 2004 và giai đoạn ổn định NSNN 2004 - 2006. Với các tiêu chí và định mức chi khá hợp lý, phương pháp tính tương đối đơn giản, cơ bản gần đạt được yêu cầu của hệ thống định mức phân bổ trong thời gian đầu phải xây dựng theo qui định của pháp luật. Điều đó thể hiện qua từng lĩnh vực cụ thể như sau:

(1) - Định mức chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tiêu chí phân bổ:

Cũng như những địa phương khác, chúng tôi nhận thấy việc Tỉnh lựa chọn tiêu thức phân bổ là số biên chế cán bộ công chức là tương đối phù hợp. Do tỷ lệ chi cho con người thường chiếm tỷ lệ cao trên 60% trong tổng chi hành chính của các đơn vị. Tuy nhiên trên thực tế Tỉnh lại phân bổ theo số biên chế có mặt tại đơn vị thì phần nào chưa có sự thoảđáng, vì trong điều kiện hiện nay các đơn vịđã được khoán biên chế và kinh phí theo Nghị định 130 và Nghị định số 43 nên phân bổ theo số biên chế được giao sẽ giúp đơn vị chủ động trong điều hành kinh phí và tiết kiệm được kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ công chức trong cơ quan. Đối với đơn vị có biên chế ít, Tỉnh cũng cần phải xem xét để phân bổ kinh phí cho phù hợp giữa đơn vị nhiều biên chế và ít biên chế, vì như vậy vô tình sẽ khuyến khích việc tăng biên chế ở các đơn vị sử dụng Ngân sách trong lúc Nhà nước kêu gọi cắt giảm biên chế.

* Định mc phân b:

- Đảm bảo tính đủ quỹ tiền lương và các khoản đóng góp theo lương, đối với định mức chi hoạt động được phân bổ như sau:

Bảng 2.3: Định mức chi hoạt động phân bổ theo biên chế ĐVT: triệu đồng/người /năm TT Chỉ tiêu Định mức 1 Cấp tỉnh 9 2 Cấp huyện, thành phố 7 3 Cấp xã, phường, thị trấn 5 Ngun: Ngh quyết HĐND tnh vềĐMPBNS năm 2007

Các đơn vị: Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh và một sốđơn vị khác mức tính bình quân như các đơn vị. Ngoài ra sẽ bổ sung chi đặc thù theo nhiệm vụ thực tế. Số kinh phí bổ sung thực tế UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh xem xét hàng năm.

Việc qui định bổ sung thêm ngoài định mức cho hoạt động của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và chi thực hiện một số nhiệm vụđặc biệt được cấp có thẩm quyền giao… là hợp lý, phù hợp với đặc thù của các đơn vị này do xuất phát từ đặc điểm hoạt động của các cơ quan này là phục vụ chung cho toàn tỉnh.

Bảng 2.4: Định mức phân bổ theo đơn vị hành chính cấp huyện

ĐVT: triệu đồng/huyện /năm TT Huyện Định mức 1 Minh Hoá 800 2 Tuyên Hoá 600 3 Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, Đồng Hới 400 Ngun: Ngh quyết HĐND tnh vềĐMPBNS năm 2007

Bảng 2.5: Định mức phân bổ theo đơn vị hành chính cấp xã

TT Định mức (Triệu đồng/xã/năm)

1 Xã đặc biệt khó khăn 100

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 44)