ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 35)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.1ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội

Tỉnh Quảng Bình nằm ở Bắc Trung Bộ Việt Nam, giới hạn trong toạ độ địa lý 18°55' - 18°05' vĩ độ Bắc và 103°37' - 107°00' kinh độĐông, có chung địa giới với các tỉnh: phía Bắc giáp tỉnh Hà Tĩnh; phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị; phía Đông giáp biển với bờ biển dài 116,04 km và có diện tích 20.000 km2 thềm lục địa; phía Tây giáp Lào với 201 km đường biên giới. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.065,3 km2, chiếm 2,45% về diện tích cả nước.

Chạy qua tỉnh có 4 trục dọc là đường sắt, Quốc lộ IA; 2 nhánh đường Tây Hồ Chí Minh và Đông Hồ Chí Minh cùng 1 trục ngang (Đông-Tây) và các đường nhánh theo hướng Đông-Tây nối liền các xã phía Đông và phía Tây của tỉnh. Các tuyến trục giao thông ngang, dọc này nối liền các cảng biển Gianh và Nhật Lệ, Hòn La, khu kinh tế Hòn La, thành phốĐồng Hới, các thị trấn huyện lỵ gắn với hệ thống cảng biển và khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Cha Lo; nối các trọng điểm này của tỉnh với các địa phương khác của Việt Nam và nước bạn Lào.

Yếu tố vị trí như trên với các điều kiện để tạo giao thương và thuận tiện cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến với Quảng Bình, tạo cho Quảng Bình có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh tế mũi nhọn, sớm hoà nhập xu thế chung của cả nước. Đây là một lợi thế của Quảng Bình trong thế so sánh với các tỉnh Bắc Trung Bộ trong phát triển kinh tếđa dạng từ kinh tế biển với trọng điểm là khu kinh tế Hòn La, kinh tế cửa khẩu, kinh tế vùng đồi và kinh tếđồng bằng.

Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ phía Tây sang phía Đông. Đồi núi chiếm 85% tổng diện tích tự nhiên. Toàn bộ diện tích được chia thành bốn vùng sinh thái cơ bản: Vùng núi cao, vùng đồi và trung du, vùng đồng bằng, vùng cát ven biển. Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và luôn bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mưa khô.

2.1.1.2 Dân s và cơ cu hành chính

Dân số Quảng Bình năm 2007 là 854.918 người chiếm 1% dân số cả nước, trong đó dân số thành thị 123.111 người chiếm 14,4%, nông thôn 731.807 người chiếm 85,6%. Có 16 dân tộc chung sống trong cộng đồng [14]. Về tổ chức hành chính, tỉnh Quảng Bình có 7 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Đồng Hới và 6 huyện là Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, Tuyên Hoá và Minh Hoá; 159 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 10 phường, 08 thị trấn và 141 xã.

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi và núi. Quảng Bình nằm trong khu vực đa dạng sinh học Bắc Trường Sơn - nơi có khu hệ thực vật, động vật đa dạng, độc đáo với nhiều nguồn gen quý hiếm.

Thảm thực vật rừng Quảng Bình rất đa dạng và phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý như lim, gụ, sến, táu,... và nhiều loại thú quý hiếm như hổ, báo, voọc, trĩ sao, gà lôi, các loại bò sát, móng guốc khác. Đặc biệt ở khu bảo tồn Phong Nha - Kẻ Bàng có nhiều loại động vật và thực vật quý hiếm như cây bách xanh núi đá, sao la và mang lớn, cùng nhiều loại thuỷ sinh độc đáo là những nguồn gen quý hiếm tạo nên hệ sinh thái có giá trị kinh tế, khoa học và tham quan du lịch.

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sông. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài (1650 loài), trong đó có những loại quý hiếm như tôm hùm, tôm sú, mực ống, mực nang, san hô. Phía Bắc Quảng Bình có bãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

Quảng Bình có nhiều loại khoáng sản như vàng, sắt, titan, pyrit, chì, kẽm... và một số khoáng sản phi kim loại như cao lanh, cát thạch anh, đá vôi, đá mable, đá granit... Trữ lượng vàng tại Quảng Bình có khả năng để phát triển công nghiệp khai thác và chế tác vàng.

Quảng Bình có nguồn lao động dồi dào, có nguồn lực con người thông minh, cần cù, giàu lòng yêu nước, quyết tâm vượt mọi khó khăn, cầu tiến bộ. Mặt khác, có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có khả năng tiếp thu nhanh công nghệ tiên tiến[30].

2.2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2004 -2007 GIAI ĐOẠN 2004 -2007

2.2.1 Những thành tựu đã đạt được

2.2.1.1 Mt s ch tiêu kinh tế và xã hi

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2007

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện

1. GDP theo giá hiện hành tỷđồng 6.659,7

2. Cơ cấu GDP theo giá hiện hành 100

+ Công nghiệp - xây dựng % 35,4

+ Du lịch - dịch vụ % 38,8

+ Nông - lâm - ngư nghiệp % 25,8 3. GDP bình quân đầu người triệu đồng 7,77 4. Tổng Giá trị kim ngạch xuất khẩu triệu USD 53,5

5. Tổng thu Ngân sách tỷđồng 2.324,3

6. Tổng chi NS tỷđồng 2.405

7. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên % 1,01 8. Lao động được đào tạo nghề % 28 9. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 18,5 10. Tỷ lệ hộ nông dân sử dụng nước sạch % 80 11. Giải quyết việc làm bình quân hàng năm vạn lao động 2,8 12. Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm % 4,5

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân Quảng Bình đã có sự nỗ lực phấn đấu, khai thác các tiềm năng, lợi thế, phát huy các nguồn lực trong và ngoài tỉnh đã thu được những kết quả nhất định trên nhiều lĩnh vực phát triển KTXH. Cụ thể một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2007 thể hiện qua bảng 2.1

2.2.1.2 Tăng trưởng kinh tế và chuyn dch cơ cu kinh tế

Quy mô GDP của tỉnh tính theo giá hiện hành năm 2005 là 4541,2 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 5478,3 tỷđồng, năm 2007 là 6.659,7 tỷđồng. Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng GDP nông nghiệp trong GDP của tỉnh từ 29,5% năm 2005 xuống 27,9% năm 2006, năm 2007 còn 25,8% và ước thực hiện năm 2008 là 24%. Tỷ trọng CN-XD trong GDP tăng dần, năm 2005 là 32,1%, năm 2006 là 33,6%, năm 2007 đạt 35,4%, đến năm 2008 ước thực hiện là 37% và xu hướng tăng 1,2 - 1,3 %. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP tăng chậm, năm 2005 chiếm 38,2%, năm 2006 là 38,5% và năm 2007 đạt 38,8%. Tỷ trọng GDP phi nông nghiệp tăng từ 70,3% năm 2005 lên 72,1% năm 2006 chủ yếu do tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng.

GDP bình quân đầu người của tỉnh đã được cải thiện. Năm 2005 đạt 5,4 triệu đồng, năm 2006 đạt 6,47 triệu đồng, năm 2007 đạt 7,77 triệu đồng, năm 2008 ước đạt 9,41 triệu đồng, rút dần khoảng cách chênh lệch GDP/người so cả nước đạt từ 53,6% năm 2005 lên 56% năm 2006, năm 2007 là 59% và 2008 ước đạt 62 %.

2.2.1.3 V kết quảđầu tư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn vốn ĐTPT trong các năm qua tăng khá. Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội trong thời kỳ 2001-2005 là 12.212,5 tỷđồng; thời kỳ 2006-2008 là 6.900 tỷ đồng. Tỷ trọng vốn đầu tư/GDP chiếm trung bình từ 68-71%. Trong đó vốn NSNN chiếm 41%, vốn tín dụng chiếm 34,3%, vốn tự có các

DN chiếm 2,7%, vốn của kinh tế tập thể, tư nhân, hỗn hợp, xây dựng của dân cư chiếm 19,1%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,35% tổng vốn xã hội.

Giá trị tài sản cố định mới tăng của vốn nhà nước trên địa bàn thời kỳ 2001-2005 tăng 2,5 lần thời kỳ 1996-2000, nhất là thời kỳ 2004-2007 tăng khá mạnh, năng lực sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể, các cơ sở dịch vụđược phát triển, kết cấu hạ tầng KTXH ngày càng được cải thiện.

Cơ sở hạ tầng có bước phát triển khá, mạng lưới giao thông vận tải được quan tâm đầu tư. Năm 2000 có 142/154 xã, phường, đến năm 2007 có 155/159 xã, phường có đường ôtô đến tận trung tâm xã. Hầu hết các tuyến đường quan trọng được đầu tư cải tạo, nâng cấp như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, QL12A, đường nối đảo Hòn Cỏ, các tuyến đường du lịch, đường nội thị, nhiều công trình quan trọng của tỉnh được xây dựng như: sân bay Đồng Hới, khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, Khu Công nghiệp Hòn La...

Hình 2.2 Thành phố Đồng Hới hôm nay

Bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, được trang bị hiện đại đảm bảo thông tin thông suốt trong phạm vi cả nước. Dung lượng các tổng đài ngày càng tăng, chất lượng thông tin liên lạc ngày càng được đảm bảo, năm 2001 có 129 xã có điện thoại, đến năm 2006 trở đi có 100% số xã có điện

thoại, bình quân có 6,55 máy điện thoại/100 dân, điện thoại di động đã phủ hết các huyện và 1 số khu du lịch trọng điểm.

Điện lực phát triển khá đồng bộ giữa nguồn và mạng. Mạng lưới truyền tải phát triển xuống tất cả các huyện thị, đến năm 2005 đã có 100% số xã có điện, trong đó 98,7% số xã có điện lưới quốc gia, lượng điện năng đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng đáp ứng với nhu cầu phát triển của đô thị.

2.2.1.4 Tài chính tin t

Năm 2006, tổng thu NS của tỉnh là 1927,4 tỷđồng, trong đó thu NS trên địa bàn là 608,87 tỷ đồng (31,6% tổng thu NS của tỉnh và chiếm khoảng 11,1% GDP), vốn trợ cấp TW là 1038 tỷ đồng. Năm 2007, tổng thu NS là 2.324,3 tỷđồng trong đó thu NS trên địa bàn khoảng 726,2 tỷ đồng. Thu NS đã đảm bảo một phần nguồn lực để thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển KTXH, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển để tạo nguồn thu lâu dài, vững chắc.

Tổng chi NS năm 2007 là 2.405 tỷ đồng và dự kiến đến năm 2010 là 2.600 tỷ đồng. Bình quân hàng năm thời kỳ 2004-2007 chi NS tăng 8,5% trong đó chi TX tăng bình quân 6,7%, chiếm tỷ trọng 44-45%, chi cho ĐTPT giảm bình quân 22%, chiếm tỷ trọng 17-18%. Việc điều hành chặt chẽ, hợp lý, tiết kiệm, bảo đảm mối quan hệ hợp lý giữa chi TX và ĐTPT, ưu tiên chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, các chương trình KTXH trọng điểm và các CTMTQG khác đã được tỉnh chú trọng và có những biện pháp cụ thể qua thực hiện từng năm.

Có bước tiến bộ từ huy động vốn, cung ứng vốn cho nền kinh tế, chất lượng tín dụng và dịch vụ thanh toán. Hoạt động tín dụng đã bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KTXH của địa phương để huy động nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng ĐTPT trên địa bàn.

2.2.1.5 V Văn hoá, giáo dc, y tế và xã hi

Giáo dục - đào tạo, KH&CN, y tế, thể dục, thể thao có nhiều tiến bộ; đời sống văn hoá, tinh thần được nâng lên; xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và thực hiện các chính sách xã hội đạt kết quả khá.

Các hoạt động VHTT đã tập trung tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kỷ niệm các ngày lễ lớn. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá tiếp tục được đẩy mạnh; Phong trào TDTT quần chúng phát triển mạnh, đã tổ chức nhiều hoạt động thể thao chào mừng các ngày lễ lớn với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Công tác y tế tiếp tục được quan tâm. Cơ sở y tế các tuyến được đầu tư nâng cấp về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ hoạt động chuyên môn. Chất lượng công tác khám chữa bệnh cho nhân dân, khám chữa bệnh cho người nghèo và khám chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi có nhiều chuyển biến tích cực.

Hoạt động KH&CN tiếp tục được đẩy mạnh và có những chuyển biến tích cực, các đề tài nghiên cứu khoa học đã tập trung hơn vào thực hiện mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế và các chương trình phát triển KTXH trọng điểm của tỉnh [30].

2.2.2 Những tồn tại

Th nht: Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chất lượng, hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh còn yếu.

Tốc độ tăng trưởng GDP tuy đạt khá, nhưng quy mô nền kinh tế còn nhỏ bé, bình quân GDP đầu người chỉ bằng 63% so với mức trung bình cả nước. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, kể cả cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế, nhất là khu vực dịch vụ.

Hiệu quảđầu tư thấp, đầu tư còn dàn trải, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn còn xẩy ra; quản lý đầu tư xây dựng cơ bản chưa chặt chẽ. Nhiều tiềm

năng thế mạnh chậm phát huy hiệu quả, chưa tạo được sự phát triển có tính bứt phá; chi phí sản xuất kinh doanh còn lớn, năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế chưa cao.

Thu cân đối NS trên địa bàn hàng năm mới chỉ đáp ứng 60 - 70% chi TX, nợ ngân sách còn để tồn đọng, dây dưa.

Triển khai thực hiện các chương trình kinh tế trọng điểm chưa mạnh và thiếu đồng bộ. Có công trình, dự án quan trọng không phát huy được hiệu quả làm ảnh hưởng lớn đến mục tiêu phát triển.

Sản xuất nông nghiệp hàng hoá phát triển chậm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi mùa vụ, tăng hệ số sử dụng đất, nâng giá trị trên một đơn vị diện tích đất canh tác chưa mạnh.

Sản xuất công nghiệp có quy mô nhỏ, thiếu vốn sản xuất, thiếu mặt hàng chủ lực có khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã, thương hiệu chưa định hình, sản phẩm sơ chế chiếm tỷ trọng lớn. Một số dự án mới đầu tư chưa phát huy hết công suất thiết bị, thậm chí phải ngừng sản xuất, giải thể.

Đầu tư trên địa bàn tỉnh vẫn chủ yếu còn phụ thuộc vào ngân sách, thể hiện sức thu hút các nguồn lực còn yếu; cơ sở hạ tầng phát triển chưa đồng bộ, môi trường đầu tư còn nhiều hạn chế, cơ chế chính sách chưa linh hoạt, thông thoáng, vừa chưa đủ mạnh, vừa chậm triển khai trên thực tế. Chất lượng xây dựng một số công trình thấp, giải ngân vốn còn chậm, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn.

Th hai: Chất lượng hoạt động một số lĩnh vực còn thấp, công tác xã hội hoá còn yếu, nhiều vấn đề bức xúc chậm được khắc phục.

Giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực; nhận thức về xây dựng một xã hội học tập chưa đầy đủ, chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu.

Sự phát triển KHCN chưa theo kịp yêu cầu phát triển KTXH. Sự gắn kết giữa nghiên cứu KHCN với phát triển KTXH chưa rõ; chuyển giao và ứng dụng KHCN còn chậm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển văn hoá chưa tương xứng với phát triển kinh tế, chưa thực sự tạo ra động lực tác động có hiệu quảđến các lĩnh vực KTXH và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu hưởng thụ ngày càng cao của nhân dân.

Dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, chưa thuận tiện. Chất lượng khám chữa bệnh còn thấp, kể cả ở tuyến tỉnh. Quản lý vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm chưa chặt chẽ. Công tác giáo dục trẻ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 35)