Đánh giá hệ thống định mức phân bổ NSNN tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 76 - 78)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.3 Đánh giá hệ thống định mức phân bổ NSNN tỉnh Quảng Bình

a- Những điểm tích cực

- Định mức phân bổ NSNN góp phần khuyến khích các địa phương, cơ quan, đơn vị tăng cường công tác quản lý tài chính phù hợp với điều kiện phát triển KTXH của từng vùng miền

- Góp phần tăng cường tính pháp lý, tính minh bạch, tính ổn định của quá trình phân bổ chi NSNN tỉnh.

- Tạo điều kiện để thực hiện phân phối công bằng, hợp lý các nguồn lực của NSNN cho các ngành, các huyện nhằm đạt được một số mục tiêu về phát triển xã hội, huy động tối đa các nguồn vốn cho phát triển, xã hội hoá các hoạt động giáo dục, văn hoá, xã hội và TDTT.

- Phân bổ phù hợp với khả năng ngân sách, đảm bảo nhu cầu chi tối thiểu hợp lý. Ưu tiên tăng định mức chi cho một số ngành Giáo dục- Đào tạo, KHCN theo chủ trương của Nhà nước. Đồng thời bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ KTXH, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Vận dụng vào tình hình thực tế, khả năng tài chính NS của mình, địa phương đã lựa chọn tiêu chí phân bổ dễ thực hiện được, có thể chấp nhận được đối với lần đầu tiên xây dựng ĐMPBNS.

- Việc phân định “vùng ngân sách” thành các vùng (đô thị, đồng bằng, miền núi) là một ưu điểm của hệ thống ĐMPBNS. Góp phần hạn chế sự bất bình đẳng về nguồn tài chính giữa các vùng lãnh thổ một cách tốt hơn, sát thực hơn. Định mức có tính đến điều kiện thực tế của địa phương, luôn được điều chỉnh tăng khi có các chính sách mới của NN ban hành.

b- Những vấn đề tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu + Về việc lựa chọn các tiêu chí xác định ĐMPBNS

- Mỗi địa phương có những đặc thù riêng về cơ cấu, mật độ dân số, trình độ dân trí, đặc điểm văn hoá nên chỉ phân bổ căn cứ theo tiêu chí dân số đơn

thuần thì khó đảm bảo được sự công bằng, đôi khi còn mang tính cào bằng trong phân bổ nguồn lực. Do vậy, ngoài tiêu chí dân số, hệ thống ĐMPBNS hiện hành cần dựa vào các tiêu chí quan trọng khác phù hợp với từng lĩnh vực cụ thể.

- Việc phân bổ kinh phí theo số biên chế dễ gây ra hiện tượng xin tăng biên chế không khuyến khích việc tinh giản biên chế và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.

- Các khoản chi cho con người chiếm tỉ lệ khá cao trong cơ cấu chi thường xuyên hoạt động quản lý hành chính nên việc xây dựng ĐMPBNS huyện có thể theo chỉ tiêu biên chế, quỹ lương làm chỉ tiêu chủ yếu nhưng đồng thời phải tính đến số dân như là chỉ tiêu bổ sung khi xem xét mức chi cụ thể.

+ Chưa xây dựng định mức chi cho một số sự nghiệp của tỉnh mà có thể tính định mức như sự nghiệp môi trường, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp đào tạo. Những sự nghiệp này được xem xét bố trí mức chi cụ thể theo nhiệm vụ và khả năng cân đối ngân sách hàng năm do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định là chưa thật hợp lý. Cần nghiên cứu định mức của các cơ quan TW và các tỉnh bạn để xem xét qui định định mức chi phù hợp.

+ Quản lý ngân sách theo khoản mục đầu vào, không chú trọng đến các đầu ra và kết quả trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược ưu tiên của quốc gia. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn tài trợ cho những kế hoạch phát triển KTXH không được quan tâm đúng mức dẫn đến sự hụt hẫng về tài chính nên nhiều công trình phải chờ kinh phí; kinh phí đầu tư dàn trải cho nhiều dự án khiến những ưu tiên của Tỉnh không được tài trợ tương xứng với tầm quan trọng của chúng. Phân bổ ngân sách theo các khoản mục đầu vào đã tạo ra điểm yếu cơ bản là không khuyến khích đơn vị tiết kiệm kinh phí, vì nó không đặt ra yêu cầu ràng buộc chặt chẽ giữa số kinh phí được phân bổ với kết quảđạt được ởđầu ra do sử dụng ngân sách đó.

- Xây dựng ĐMPBNS thiếu mối liên kết chặt chẽ giữa kế hoạch phát triển KTXH trung hạn với nguồn lực trong một khuôn khổ kinh tế vĩ mô được dự báo nên dẫn đến các kết quả NS nghèo nàn. Do ngân sách soạn lập theo chu kỳ hàng năm, nên nó không được đánh giá, xem xét sự phân bổ nguồn lực gắn kết với những chương trình phát triển KTXH dài hạn. Nguồn lực của NS phân bổ mang tính dàn trải; thiếu vắng hệ thống các tiêu chí thích hợp để xác định thứ tựưu tiên chi tiêu.

- Ngân sách chi TX và ngân sách chi ĐTPT được soạn lập một cách riêng rẽ làm giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Tính minh bạch và trách nhiệm không thực hiện nghiêm túc, một số khoản mục chi được đưa vào thực hiện nhưng không công bố, đồng thời hạn chế sự tham gia của xã hội trong quy trình ngân sách.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)