Kết quả điều tra, đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước ch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 49)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.4.1.1Kết quả điều tra, đánh giá hệ thống phân bổ ngân sách nhà nước ch

chi thường xuyên tnh Qung Bình giai đon 2004-2007

Với việc sử dụng phương pháp điều tra mẫu bằng bảng câu hỏi in sẵn để tiến hành điều tra 50 người là những cán bộ có nhiều kinh nghiệm và có liên quan trong công tác quản lý, phân bổ NSNN ở HĐND tỉnh; UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND, HĐND và Phòng Tài chính Kế hoạch các huyện. Nội dung điều tra là đánh giá thực trạng phân bổ NSNN trong lĩnh vực chi TX thời gian qua. Kết quảđiều tra thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.2: Đánh giá thực trạng phân bổ NSNN lĩnh vực chi thường xuyên

đvt: % Mức độ giảm dần TT Nội dung Tổng số Rất tốt Tốt Bình thường Không tốt Rất không tốt 1 Chi thường xuyên

1.1 Đảm bảo tính minh bạch 100 24 48 28 0 0 1.2 Đảm bảo tính công bằng 100 2 46 38 12 2 1.3 Đảm bảo tính khoa học 100 2 42 44 12 0 1.4 Đảm bảo sự phù hợp với tình hình thực tế 100 2 30 54 10 4 Ngun: S liu điu tra ca tác gi

Kết quảđiều tra cho thấy công tác phân bổ Ngân sách lĩnh vực chi TX cơ bản đã đạt những yêu cầu đề ra, đảm bảo minh bạch, phù hợp và công bằng giữa các vùng miền. Tuy nhiên để thấy rõ hơn tình hình phân bổ NSNN đạt được trong thời gian qua thì qua kết quả nghiên cứu của mình, chúng tôi k t h p ánh giá trong các ph n sau ây.

2.4.1.1.1. Nguyên tc xây dng định mc phân b ngân sách chi thường xuyên

Trên thực tế các nguyên tắc của Tỉnh ban hành hoàn toàn phù hợp theo quy định của TW, đảm bảo kế thừa những nguyên tắc cơ bản và trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương để thiết lập những nguyên tắc sau:

(1) Căn cứ vào tổng số chi TX ngân sách tỉnh Quảng Bình được Bộ Tài chính tính toán giao theo các tiêu chí qui định tại Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống ĐMPBNS Nhà nước năm 2007, kế thừa tỷ lệ phân chia NSĐP giai đoạn 2004-2006 để xác định tỷ lệ phân chia ngân sách giữa tỉnh và các huyện, thành phố.

(2) Căn cứ vào các chỉ tiêu phát triển KTXH, dân số, biên chế và quỹ tiền lương, số học sinh, giường bệnh, diện tích rừng tự nhiên.... để tính toán xây dựng ĐMPB dự toán chi thường xuyên NSĐP năm 2007 và các năm tiếp theo tỉnh Quảng Bình theo các khoản chi. Xem xét đặc thù của các địa phương, các ngành và các đơn vịđể bổ sung thêm kinh phí.

(3) Đảm bảo kinh phý thực hiện các chừ độ chính sách NN, kinh phý thực hiện chừ độ cải cách tiền lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP; Nghị định số 118/2005/NĐ-CP; Nghị định số 119/2005/NĐ-CP và Đề án cải cách tiền lương đến năm 2010.

(4) Sau khi tính toán theo các tiêu chí và loại các yếu tố đột xuất mà tổng chi ngân sách 2007 thấp hơn hoặc bằng ngân sách năm 2006 thì bổ sung đểđảm bảo tăng tối thiểu 3%.

2.4.1.1.2 Tiêu chí, định mc phân b chi thường xuyên

Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên NSĐP của tỉnh Quảng Bình được phân chia theo 02 cấp ngân sách:

- Ngân sách tỉnh gồm định mức phân bổ cho các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh quản lý.

- NSĐP cấp huyện, thành phố gồm định mức phân bổ cho các cơ quan đơn vị thuộc huyện, thành phố quản lý và ngân sách các xã, phường, thị trấn.

Vận dụng định mức phân bổ chi thường xuyên giữa NSTW và NSĐP của Chính phủ, từ tình hình phân cấp NSĐP giữa ngân sách tỉnh với ngân sách huyện, xã và khả năng cân đối NS của tỉnh, địa phương đã xây dựng, áp dụng các tiêu chí, ĐMBSNS do HĐND tỉnh quyết định làm căn cứ phân bổ NSĐP năm 2004 và giai đoạn ổn định NSNN 2004 - 2006. Với các tiêu chí và định mức chi khá hợp lý, phương pháp tính tương đối đơn giản, cơ bản gần đạt được yêu cầu của hệ thống định mức phân bổ trong thời gian đầu phải xây dựng theo qui định của pháp luật. Điều đó thể hiện qua từng lĩnh vực cụ thể như sau:

(1) - Định mức chi quản lý hành chính, Đảng, đoàn thể

* Tiêu chí phân bổ:

Cũng như những địa phương khác, chúng tôi nhận thấy việc Tỉnh lựa chọn tiêu thức phân bổ là số biên chế cán bộ công chức là tương đối phù hợp. Do tỷ lệ chi cho con người thường chiếm tỷ lệ cao trên 60% trong tổng chi hành chính của các đơn vị. Tuy nhiên trên thực tế Tỉnh lại phân bổ theo số biên chế có mặt tại đơn vị thì phần nào chưa có sự thoảđáng, vì trong điều kiện hiện nay các đơn vịđã được khoán biên chế và kinh phí theo Nghị định 130 và Nghị định số 43 nên phân bổ theo số biên chế được giao sẽ giúp đơn vị chủ động trong điều hành kinh phí và tiết kiệm được kinh phí để tăng thu nhập cho cán bộ công chức trong cơ quan. Đối với đơn vị có biên chế ít, Tỉnh cũng cần phải xem xét để phân bổ kinh phí cho phù hợp giữa đơn vị nhiều biên chế và ít biên chế, vì như vậy vô tình sẽ khuyến khích việc tăng biên chế ở các đơn vị sử dụng Ngân sách trong lúc Nhà nước kêu gọi cắt giảm biên chế.

* Định mc phân b:

- Đảm bảo tính đủ quỹ tiền lương và các khoản đóng góp theo lương, đối với định mức chi hoạt động được phân bổ như sau:

Bảng 2.3: Định mức chi hoạt động phân bổ theo biên chế ĐVT: triệu đồng/người /năm TT Chỉ tiêu Định mức 1 Cấp tỉnh 9 2 Cấp huyện, thành phố 7 3 Cấp xã, phường, thị trấn 5 Ngun: Ngh quyết HĐND tnh vềĐMPBNS năm 2007

Các đơn vị: Văn phòng Tỉnh uỷ, Văn phòng UBND tỉnh và một sốđơn vị khác mức tính bình quân như các đơn vị. Ngoài ra sẽ bổ sung chi đặc thù theo nhiệm vụ thực tế. Số kinh phí bổ sung thực tế UBND tỉnh sẽ trình HĐND tỉnh xem xét hàng năm.

Việc qui định bổ sung thêm ngoài định mức cho hoạt động của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và chi thực hiện một số nhiệm vụđặc biệt được cấp có thẩm quyền giao… là hợp lý, phù hợp với đặc thù của các đơn vị này do xuất phát từ đặc điểm hoạt động của các cơ quan này là phục vụ chung cho toàn tỉnh.

Bảng 2.4: Định mức phân bổ theo đơn vị hành chính cấp huyện

ĐVT: triệu đồng/huyện /năm TT Huyện Định mức 1 Minh Hoá 800 2 Tuyên Hoá 600 3 Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ, Đồng Hới 400 Ngun: Ngh quyết HĐND tnh vềĐMPBNS năm 2007

Bảng 2.5: Định mức phân bổ theo đơn vị hành chính cấp xã

TT Định mức (Triệu đồng/xã/năm)

1 Xã đặc biệt khó khăn 100

2 Xã miền núi 90 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Xã còn lại 75

Đối với cấp huyện, khi xây dựng ĐMPBNS địa phương cũng đã tính đến sự phân biệt mức chi quản lý hành chính giữa các cấp, các vùng do nhu cầu và nhiệm vụ chi của mỗi cấp, mỗi vùng có khác nhau. Đồng thời đã chú ý ưu tiên tăng định mức chi cho các huyện, xã có điều kiện KTXH khó khăn, tuy nhiên phải xét đến yếu tố dân số nữa thì mới đảm bảo công bằng và hợp lý. Trên thực tế cho thấy cũng là huyện đồng bằng nhưng rõ ràng quy mô dân số của huyện Quảng Trạch lớn nhất so với các huyện khác, do đó việc phân bổ Ngân sách với một định mức giống nhau là 400 triệu thì huyện Quảng Trạch hoạt động gặp khó khăn hơn là điều không tránh khỏi.

(2) - Định mức chi sự nghiệp giáo dục

* Tiêu chí phân b: Với việc chọn tiêu chí quỹ lương ( Bao gồm lương, phụ cấp và các khoản đóng góp theo lương gồm BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn) của công chức ngành giáo dục trong biên chế nhà nước được giao và học bổng của học sinh để phân bổ chi sự nghiệp giáo dục (SNGD) là phù hợp vì tỷ trọng chi cho con người chiếm từ 80 - 90% tổng chi NS thường xuyên của SNGD nên địa phương đã chọn tiêu thức này làm căn cứ phân bổ.

* Định mc phân b:

Căn cứ vào đặc thù của từng địa phương, từng đơn vị, ngoài quỹ lương, học bổng mức phân bổ cụ thể các khoản chi còn lại như sau:

+ Đối với cấp tỉnh quản lý

Bảng 2.6: Định mức chi hoạt động các trường cấp tỉnh

Trường Định mức (đồng/học sinh/năm) Hoá tiến, Trung Hoá, Bắc Sơn,

Chuyên QB, Trường Dân tộc Nội trú 330.000 Minh Hoá, Tuyên Hoá, Phan Bội

Châu, Lê Trực, Cấp 2-3 Phúc Trạch, Cấp 2-3 Việt Trung, Hoàng Hoa Thám

275.000

Đồng Hới, Đào Duy Từ 180.000

Các trường còn lại 225.000

Kinh phí chi hoạt động tính theo số học sinh hiện có (có tính đến ưu tiên cho các huyện miền núi, vùng cao) và chi đặc thù tính thêm cho các trường chuyên biệt như: Trường chuyên, Trường Dân tộc nội trú, trường THPT Hoá Tiến, Trung Hoá, Bắc Sơn.

+ Đối với cấp huyện, thành phố quản lý:

Bảng 2.7: Định mức chi hoạt động các trường cấp huyện

Huyn, thành phố Đơn v tính Định mc

Minh Hoá Đồng/học sinh/năm 330.000

Tuyên Hoá Đồng/học sinh/năm 275.000 Quảng Trạch, Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thuỷ Đồng/học sinh/năm 225.000 Thành phố Đồng Hới Đồng/học sinh/năm 180.000 Dân tộc nội trú Minh Hoá, Lệ thuỷ Triệu đồng/huyện 200 Dân tộc bán trú Bố Trạch, Quảng Ninh, Tuyên Hoá Triệu đồng/huyện 100

Ngun: Ngh quyết HĐND tnh vềĐMPBNS năm 2007

Ngoài tính định mức như trên, địa phương còn bổ sung thêm kinh phí chi hỗ trợ nhằm đảm bảo tiền lương tối thiểu cho giáo viên mầm non ngoài biên chế( vì ngoài nguồn NSNN hỗ trợ thì còn có nguồn đóng góp của cha, mẹ học sinh).

Ngoài ra được bổ sung thêm 0,5% trên tổng chi SNGD trực thuộc Sở để phục vụ các khoản chi chung của ngành như chi cho công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên toàn ngành do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp tổ chức, chi tổ chức ôn thi tốt nghiệp PTTH, hội khoẻ phù đổng, chi một số chương trình nhưđưa tin học vào nhà trường, hỗ trợ trường chuẩn quốc gia...

Tóm lại, định mức phân bổ SNGD tuy chưa thật hợp lý, chưa tính đến quy mô học sinh trên một lớp, số học sinh đang ở độ tuổi đến trường, cơ cấu các bậc học... nhưng bước đầu đã góp phần tiến đến đảm bảo công bằng giữa

các vùng, các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh và huyện quản lý. Ngoài ra đã tính đến việc hỗ trợ cho vùng có điều kiện KTXH khó khăn.

(3) - Chi sự nghiệp đào tạo và dạy nghề

* Tiêu chí và định mc phân b:

Sự nghiệp đào tạo và dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo, dạy nghề (chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác), các cấp đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị tỉnh, huyện... của địa phương. Nhưng tỉnh chưa đưa ra được mức chi cụ thể cho từng loại hình này. Định mức đưa ra đang còn chung chung và trên cơ sở căn cứ vào mức phân bổ cho các năm trước cộng 10% tăng thêm. Trên thực tế nhu cầu đào tạo cho cán bộ công chức ngày càng gia tăng nhưng định mức chỉ tăng thêm 10% so với dự toán 2006 là không phù hợp và chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực trong thời kỳ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay. Theo chúng tôi định mức này cần tính trên số học sinh hoặc số cán bộ cần đào tạo theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh.

(4)- Chi sự nghiệp y tế

* Tiêu chí phân b: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo phân cấp ngân sách thì SNYT của cấp tỉnh và cấp huyện chủ yếu phục vụ công tác phòng, khám chữa bệnh và các hoạt động y tế khác. Ngân sách chỉ hỗ trợ chi TX và mua sắm trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh. Do đó tiêu chí tỉnh đưa ra đối với công tác khám chữa bệnh là tính theo quy mô giường bệnh, tuyến điều trị và hạng bệnh viện là rất phù hợp và đảm bảo sự công bằng giữa các vùng, các bệnh viện.

Đối với công tác phòng bệnh thì tính theo biên chế, quỹ lương và đặc thù vì đối với những đơn vị thuộc loại hình này không có đầu ra cụ thể mà hoạt động chủ yếu phục vụ cho công tác dự báo và phòng ngừa bệnh là chính do đó tính giống như một đơn vị quản lý hành chính là phù hợp. Ngoài quỹ lương ra

thì định mức hoạt động theo số biên chếđược giao và bổ sung thêm chi đặc thù chủ yếu phục vụ mua thuốc men dự trữ phòng khi có dịch bệnh xảy ra, góp phần hỗ trợ thêm cho công tác phòng bệnh cho nhân dân.

Đối với cấp xã, phường, thị trấn thì việc chọn theo tiêu chí dân số là rất phù hợp vì tuỳ theo quy mô, mật độ dân số mỗi vùng để phân bổ kinh phí nhằm đảm bảo công bằng giữa các vùng.

* Định mc phân b

Về cơ bản các định mức chi cho sự nghiệp y tế (SNYT) đã đảm bảo sự công bằng và hợp lý giữa các vùng và các bệnh viện

• Chi cho công tác khám, chữa bệnh:

Bảng 2.8: Định mức phân bổ cho công tác khám, chữa bệnh

Đvt: đồng/giường bệnh/năm

Bnh vin Định mc

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu ba 35.000.000 Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố: Quảng Trạch,

Minh Hoá, Đồng Hới 26.000.000

Bệnh viện đa khoa Tuyên Hoá 25.000.000 Bệnh viện đa khoa huyện: Bố Trạch, Quảng Ninh,

Lệ Thuỷ 24.000.000

Bệnh viện Y học cổ truyền 26.000.000

Ngun: Ngh quyết HĐND tnh vềĐMPBNS năm 2007

• Chi cho công tác phòng bệnh

Ngoài định mức đảm bảo chi trả tổng quỹ lương thì bổ sung chi hoạt động cho Tuyến tỉnh 8 triệu đồng/ biên chế và 6 triệu đồng/hợp đồng; Tuyến huyện 7 triệu đồng/ biên chế và 5 triệu đồng/hợp đồng.

- Chi đặc thù và các khoản chi phục vụ chung cho toàn ngành: Căn cứ vào khả năng ngân sách

• Chi cho sự nghiệp y tế cấp huyện, thành phố

Bảng 2.9: Định mức phân bổ chi sự nghiệp y tế cấp huyện

Vùng Định mc phân b (đồng/người/năm)

- Đô thị 15.840

- Đồng bằng 17.440

- Núi thấp 32.350

- Núi cao 49.245

Ngun: Ngh quyết HĐND tnh vềĐMPBNS năm 2007

(5)- Định mức chi sự nghiệp Văn hoá thông tin

* Tiêu chí phân b:

Tương tự như SNYT, đối với các đơn vị cấp tỉnh tuy là đơn vị sự nghiệp nhưng chủ yếu vừa làm chức năng quản lý hành chính vừa thực hiện một số nhiệm vụ sự nghiệp nên tiêu chí tính như khối đơn vị quản lý hành chính theo biên chế vừa bổ sung thêm cho hoạt động sự nghiệp tuỳ theo khả năng cân đối của NS là tương đối hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với cấp huyện thì căn cứ vào tiêu chí dân số để phân bổ kinh phí. Ngoài ra còn hỗ trợ thêm cho các đội VHTT lưu động là phù hợp.

* Định mc phân b:

Bảng 2.10: Định mức phân bổ chi sự nghiệp Văn hoá thông tin

Đvt: đồng/người/năm Vùng Định mức phân bổ - Đô thị 1.930 - Đồng bằng 2.640 - Núi thấp 4.356 - Núi cao 7.100 Ngun: Ngh quyết HĐND tnh vềĐMPBNS năm 2007

(6)- Định mức chi sự nghiệp phát thanh truyền hình

* Tiêu chí phân b:

Tương tự như sự nghiệp VHTT thì tiêu chí tỉnh lựa chọn: biên chế, quỹ lương, nghiệp vụ chuyên ngành đối với cấp tỉnh và dân số đối với cấp huyện, thành phố và có tính đến sự ưu tiên giữa các vùng là hoàn toàn phù hợp. Ngoài ra hỗ trợ thêm cho trạm phát lại Minh Hoá do đây là huyện miền núi có địa hình hiểm trở, địa bàn dân cư phân bố rộng khắp nên công tác PTTH gặp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 49)