5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
1.6.2 Cơ sở pháp lý của quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả
Luật NSNN năm 2002 được thực thi từ ngày 1.1.2004 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật vẫn thể hiện tư tưởng chủ đạo trong quản lý NS là quản lý đầu vào, theo các nhóm mục chi. Tuy nhiên, những ý tưởng của quản lý NSNN theo đầu ra, kết quả đã bắt đầu được đề cập trong một số các văn bản pháp quy của Chính Phủ và Bộ Tài chính, cụ thể:
Thứ nhất: Chương trình tổng thể về cải cách hành chính, nhà nước giai đoạn 2001 – 2010 và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt của nhà cung cấp dịch vụ.
Chương trình này đã đặt nền móng cho quá trình cải cách tài chính công, trong đó hàm chứa bước đột phá hướng tới quản lý theo kết quả hoạt động đối với cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp: “… thay thế bằng cách tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát
đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ
thống định mức chi tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động của cơ quan sử dụng NS”.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày 17/12/2001 về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Và ngày 17/10/2005 Chính Phủđã thay thế bằng Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chếđộ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 về đổi mới cơ chế tài chính, trao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Và hiện nay đã được thay thế bởi Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Lần đầu tiên Nhà nước đã trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp trong công tác quản lý tài chính và sử dụng lao động. Thông qua quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị tự xây dựng trong đó quy định trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong việc sử dụng tiền và tài sản của Nhà nước. Các cơ quan quản lý phải thiết lập các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị thực hiện chế độ tự chủ dựa trên các tiêu chí về khối lượng, chất lượng công việc thực hiện; thời gian giải quyết công việc; tình hình chấp hành chính sách, chếđộ và quy định về tài chính.
Thứ hai: Quyết định số 20/2002/QĐ-BTC ngày 04/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành Tài chính giai đoạn 2001-2005.
Tại quyết định này nội dung trọng tâm hướng vào đổi mới công tác kiểm soát chi NS phù hợp với các cơ chế tài chính mới của loại hình cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp. Đổi mới công tác kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát về tài chính theo đầu ra, kết quả thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba: Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ vềđẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá và TDTT.
Nghị quyết thể hiện quan điểm rõ ràng vềđổi mới vai trò của Nhà nước đối với khu vực dịch vụ công trong nền kinh tế thị trường. Đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở công lập đang hoạt động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ, cung ứng dịch vụ công ích, không bao cấp tràn lan và không nhằm mục đích lợi nhuận. Nhà nước chuyển phương thức cấp ngân sách từ bên cung sang bên cầu, tạo tự do cho việc lựa chọn cơ sở cung cấp dịch vụ cho dù là tư nhân hay Nhà nước.
Thứ tư: Luật kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Kiểm toán Nhà nước ngày càng thể hiện vai trò quan trọng giúp cho quá trình giám sát ngân sách của Quốc hội và HĐND các cấp có hiệu lực, hiệu quả [20].