Những vấn đề đặt ra khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 31 - 35)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.6.3Những vấn đề đặt ra khi xây dựng dự toán ngân sách nhà nước

Việt Nam và hướng tới quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

Trong hệ thống tài chính quốc gia, NSNN giữ vai trò chủ đạo, song không có nghĩa là mọi nhu cầu về tài chính để thực hiện các chính sách phát triển KTXH đều do NSNN bảo đảm toàn bộ. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và xã hội hoá nguồn tài chính ĐTPT các lĩnh vực KTXH ở nước ta hiện nay việc xây dựng dự toán NSNN không dự toán được các nguồn tài chính sẵn có ngoài NSNN có thể huy động vào thực hiện các chính sách phát triển KTXH của quốc gia, của địa phương. Vì vậy, khó có thể cân đối tối ưu giữa nhu cầu với khả năng các nguồn tài chính sẵn

có nói chung và NSNN nói riêng để thực hiện các chính sách KTXH của NN; khó có thể lựa chọn ưu tiên phân bổ dự toán NSNN có hiệu quả cao.

- Phân bổ dự toán chi NSNN gắn kết hạn chế với việc thực hiện mục tiêu của các chính sách KTXH, còn dàn trải manh mún và hiệu quả thấp.

Theo quy định của luật NSNN, thời kỳ ổn định NSNN từ 3-5 năm và hiện nay thời kỳ ổn định NSNN 2007-2010 đang được thực hiện. Song trên thực tế dự toán NS mới chỉ xây dựng cho từng năm NS và chủ yếu được tính toán dựa trên các định mức chi phí đầu vào mà chưa xác định cụ thể các tiêu chí đầu ra và chưa được xây dựng cho cả thời kỳổn định ngân sách. Cân đối khả năng NS với yêu cầu về nguồn lực còn mang tính ngắn hạn trong từng năm NS. Do đó lựa chọn ưu tiên phân bổ dự toán NS chưa khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, gắn kết hạn chế với việc thực hiện mục tiêu của các chính sách KTXH và hiệu quả thấp.

- Lập, phân bổ dự toán chi ĐTPT và chi TX của NSNN thiếu sự gắn kết chặt chẽ với nhau làm cho dự toán NSNN bị chia tách, khó có thể có được sự phân bổ và tái phân bổ NSNN có hiệu quả cao.

Theo quy định của Luật NSNN, cơ quan KH&ĐT chủ trì phân bổ dự toán chi ĐTPT của NSNN; cơ quan Tài chính chủ trì phân bổ dự toán chi TX. Với cách thức xây dựng dự toán đó đã làm cho dự toán NSNN có sự chia tách giữa chi ĐTPT và chi TX và dẫn đến việc phân bổ NSNN kém hiệu quả là điều tất yếu.

- Các nguồn thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán NSNN chưa đồng bộ và chưa đầy đủ nên chưa phát huy tốt được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành trong xây dựng dự toán NS.

Kế hoạch phát triển KTXH là nền tảng cơ sở để dự toán NSNN nhưng thực tế công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các

địa phương chưa được quan tâm hoặc có kế hoạch nhưng chưa đồng bộ và đầy đủ. Điều đó dẫn đến thiếu thông tin cần thiết cho việc xây dựng dự toán NS. Nhiều địa phương đến nay vẫn chưa xây dựng được ĐMPBNS chi ĐTPT nên chưa phát huy tốt được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cấp, các ngành trong xây dựng dự toán NS. Tình trạng áp đặt các chỉ tiêu dự toán đối với cấp dưới hoặc ỷ lại vào NS cấp trên chưa được khắc phục[20].

Đối với Việt nam, từ phương thức lập ngân sách theo khoản mục chuyển sang phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra cần tập trung vào việc xây dựng nội dung các khuôn khổ chủ yếu sau đây:

Th nht, thay đổi quy trình chiến lược soạn lập ngân sách để thiết lập mối quan hệ giữa kết quả, đầu ra và đầu vào.

Th hai, thay đổi quy trình soạn lập ngân sách theo khuôn khổ chiến lược trung hạn. Trong khuôn khổđó cần gắn kết:

- Giữa soạn lập ngân sách với việc thiết lập mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển;

- Giữa chi đầu tư và chi thường xuyên;

- Các nguồn lực trong quá trình soạn lập ngân sách;

- Giữa soạn lập ngân sách với kiểm tra và báo cáo thực hiện; - Giữa đo lường công việc thực hiện và các kết quảđầu ra; và

- Giữa hệ thống kế toán trong việc cung cấp thông tin quản lý với hệ thống đo lường thực hiện.

Th ba, thiết lập hệ thống thông tin của phương thức soạn lập ngân sách theo kết quảđầu ra. Khuôn khổ thông tin của lập ngân sách theo kết quả đầu ra sẽ củng cố mối quan hệ giữa sự quản lý của cơ quan nhà nước và chính sách của Chính phủ bằng việc yêu cầu các cơ quan nhà nước chuẩn bị những dữ liệu cần thiết để minh hoạ mối liên hệ giữa các đầu ra mà họ sản xuất và

những ảnh hưởng hay tác động của các đầu ra đó đến các mục tiêu mong muốn của Chính phủ, cũng như nêu bật mối quan hệ giữa các đầu ra và nguồn lực cần thiết để tạo ra các đầu ra.

Th tư, thay đổi hệ thống báo cáo. Các báo cáo phải chuyển tải được những nội dung chủ yếu: mục tiêu chiến lược, kết quả thực hiện, mối quan hệ tác động giữa các nhân tốđầu vào và đầu ra.

Th năm, cải cách hệ thống luật pháp, đơn giản hoá thủ tục hành chính, thực hiện pháp chế hồi tố để tăng cường trách nhiệm của người quản lý và xử phạt nghiêm minh những vi phạm trong quản lý chi tiêu công [23].

CHƯƠNG 2

THC TRNG CÔNG TÁC XÂY DNG ĐỊNH MC PHÂN B NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TNH QUNG BÌNH

GIAI ĐON 2004 - 2007

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 31 - 35)