5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.3.2.1 Xác định các nguyên tắc phân bổ
Qua phân tích những tồn tại của hệ thống ĐMPBNS chi thường xuyên nêu trên để hoàn thiện hệ thống định mức phân bổ NSNN tiến đến phân bổ NSNN theo đầu ra, kết quả nhưđã đề cập ở chương 1, cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
(1) Kế thừa những kết quảđã đạt được của hệ thống định mức phân bổ chi NSNN hiện nay; tăng mức ưu tiên hơn đối với vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn; mức ưu tiên đối với lĩnh vực quan trọng (giáo dục, đào tạo, dạy nghề; y tế; đảm bảo xã hội); bổ sung định mức phân bổ ngân sách đối với sự nghiệp bảo vệ môi trường, thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước.
(2) Định mức phân bổ NSNN phải được tính toán trên cơ sở dự toán đầy đủ các nguồn tài chính sẵn có ( NSNN và ngoài NSNN) trong ngắn hạn, trung và dài hạn được huy động vào thực hiện các chính sách và kế hoạch phát triển KTXH; nhiệm vụ của các cấp chính quyền NN và các Ban, ngành; nhiệm vụ của các cơ quan và đơn vị sử dụng NSNN phù hợp với mục tiêu của chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH và chính sách KTXH vĩ mô.
(3) Xây dựng hệ thống ĐMPBNS giai đoạn 2011-2015 phù hợp với khả năng cân đối NSNN cả giai đoạn đó.
(4) Thúc đẩy thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ công, sử dụng hiệu quả NSNN; góp phần đổi mới quản lý tài chính đối với khu vực sự nghiệp công; khuyến khích xã hội hoá, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển KTXH.
(5) Phát huy được tác dụng đòn bẩy tích cực của công cụ phân bổ ngân sách. Định mức phân bổ ngân sách phải có tác dụng thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của các lĩnh vực cần được ưu tiên phát triển hoặc cần phải hạn chế.
chỉnh phù hợp theo từng vùng kinh tế hoặc từng địa phương và tính đến những nhiệm vụ mang tính đặc thù về văn hoá, xã hội, ANQP…