Các ngành dịch vụ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 82 - 84)

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.5.3Các ngành dịch vụ

- Các ngành dịch vụ phát triển mạnh và dần đáp ứng được nhu cầu đời sống và tăng trưởng kinh tế, giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2004-2007 là 8,2%.

- Tổng mức bán lẻ xã hội tăng bình quân hàng năm 2004 - 2007 tăng 18,4%. Mạng lưới dịch vụ thương mại được mở rộng; số lượng chất lượng, mẫu mã hàng hoá ngày càng tăng, phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu của sản xuất và đời sống nhân dân. Các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng chính sách xã hội phục vụ đồng bào miền núi được cung ứng đầy đủ, kịp thời; công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại và kiểm soát giá cảđược tăng cường.

- Giá trị xuất khẩu đến năm2006 đạt 38,3 triệu USD, năm 2007 đạt 51,5 triệu USD. Đến năm 2007, hoạt động xuất khẩu tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao, kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhưng chưa vững chắc. Các sản

phẩm xuất khẩu chủ yếu: cao su, gỗ xẻ, nhựa thông... thị trường xuất khẩu được mở rộng, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục tham gia xuất khẩu ngày càng nhiều.

Kim ngạch nhập khẩu 19,8 triệu USD. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nhôm, gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất, chế biến, tái xuất và một số hàng tiêu dùng.

Chương trình phát triển du lịch tiếp tục được ưu tiên phát triển để sớm trở thành ngành kinh tế quan trọng có tính đột phá của tỉnh, cơ sở hạ tầng du lịch tiếp tục được đầu tư nâng cấp, hệ thống khách sạn, nhà hàng được mở rộng; công tác an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm có tiến bộ. Nhờ đó, lượng khách du lịch đến tỉnh vẫn tăng ở mức ổn định so với năm trước. Ở các vùng du lịch trọng điểm Phong Nha - Kẻ Bàng, Vũng Chùa - Đảo Yến, Nhật Lệ - Bảo Ninh... nhiều nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tếở trong, ngoài tỉnh đã và đang có nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch.

- Số lượng các phương tiện vận tải tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của nhân dân. Khối lượng và doanh thu vận tải đều tăng. Dịch vụ vận tải được mở rộng qua Lào. Các loại hình dịch vụ khác như bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... tiếp tục phát triển với nhiều tổ chức đơn vị cùng hợp tác và cạnh tranh, với nhiều sản phẩm mới tiện ích đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội; tuy vậy mạng lưới phát triển các dịch vụ về vùng nông thôn miền núi còn chậm và chất lượng cần tiếp tục nâng cao.

- Dịch vụ bưu chính viễn thông có bước phát triển và hiện đại hoá nhanh, loại hình dịch vụ khá đầy đủ, đa dạng và phong phú; phạm vi cung ứng mở rộng khắp toàn tỉnh, chất lượng phục vụ ngày càng nâng cao, cơ bản đáp ứng nhu cầu xã hội.

Việc nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng chi NSNN tỉnh đến tăng trưởng kinh tế như trên sẽ giúp chúng tôi có thêm căn cứđịnh lượng rõ hơn quá trình

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác xây dựng hệ thống định mức phân bổ ngân sách nhà nước Tỉnh Quảng Bình.pdf (Trang 82 - 84)