Dịch vụ quản lý danh mục đầu tư (Ủy thác đầu tư)

Một phần của tài liệu phát triển các dịch vụ chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán golden bridge việt nam (Trang 40 - 43)

Quản lý danh mục đầu tư là việc quản lý vốn của khách hàng thông qua việc mua bán và nắm giữ hộ tổ hợp chứng khoán cho khách hàng và vì lợi ích của khách hàng.

Khi thực hiện dịch vụ này khách hàng sẽ đưa tiền và chứng khoán của họ tới CTCK và ký hợp đồng uỷ thác đầu tư với CTCK. Khi đã ký hợp đồng CTCK vừa bảo quản hộ chứng khoán vừa đầu tư hộ chứng khoán cho khách hàng. Tùy theo mức độ ủy quyền trong hợp đồng được ký giữa khách hàng và CTCK mà CTCK có tồn quyền quyết định hoặc có quyền hạn chế trong các giao dịch mua bán số chứng khoán trong hợp đồng.

Như vậy, dịch vụ QLDMĐT là hoạt động mà khách hàng uỷ thác cho CTCK thay mặt nhà đầu tư tiến hành kinh doanh chứng khốn.

Dịch vụ này vừa mang tính tư vấn tổng hợp vừa mang tính đầu tư. CTCK thực hiện việc đầu tư hộ cho khách hàng theo một chiến lược hay theo những nguyên tắc đã được khách hàng chấp thuận trong hợp đồng QLDMĐT. Do vậy, hoạt động QLDMĐT chứng khốn của CTCK thực chất là q trình quản lý vốn của khách hàng.

Khi tiến hành QLDMĐT, CTCK phải tuân thủ các điều kiện trong hợp đồng ký kết. Hợp đồng này được thảo ra dựa trên các nguyên tắc của luật dân sự và tuân thủ các qui định của ngành chứng khốn. Trong đó, CTCK phải xác định rõ với khách hàng là họ không đảm bảo về lợi nhuận đầu tư và mọi rủi ro của hoạt động đầu tư sẽ do khách hàng gánh chịu. Hợp đồng cũng phải xác định rõ mức độ uỷ quyền của khách hàng đối với CTCK. Tuỳ vào mức độ uỷ quyền của khách hàng mà hợp đồng QLDMĐT bao gồm hai loại:

+ Hợp đồng QLDMĐT tồn bộ: là hợp đồng trong đó khách hàng uỷ quyền tồn bộ cho CTCK. Nghĩa là, CTCK có thể có quyền quyết định về đối tượng đầu

tư, đó là loại chứng khốn nào; có quyền quyết định về thời điểm mua bán các loại chứng khốn đó. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, CTCK vẫn phải thường xuyên gửi các thông báo trước và sau khi tiến hành giao dịch và kết quả thực hiện giao dịch. đồng thời, định kỳ lập báo cáo gửi cho khách hàng, ghi rõ số chứng khoán đã được mua bán trong thời gian qua, số chứng khốn cịn lưu lại để khách hàng biết được tình hình lãi lỗ, mức thuế phải nộp, phí trả cho CTCK…

+ Hợp đồng QLDMĐT hạn chế: trong đó khách hàng qui định rõ CTCK chỉ được phép thay mặt mình thực hiện một số hoạt động nào đó. Các hoạt động này sẽ phải được liệt kê đầy đủ trong hợp đồng QLDMĐT và CTCK phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện này.

Do dịch vụ QLDMĐT là hoạt động mà khách hàng giao tiền và chứng khoán để CTCK tiến hành đầu tư hộ nên trong quá trình thực hiện quyền lợi của khách hàng có thể sẽ bị vi phạm. Do đó, trên thế giới có những nước không cho phép CTCK thực hiện hoạt động này mà giao cho công ty quản lý quĩ thực hiện. Tuy nhiên, có những nước thì dịch vụ QLDMĐT cũng là một trong các hoạt động của CTCK. Khi đó, để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư, các CTCK khi thực hiện hoạt động này phải tách biệt giữa tài sản của khách hàng và của cơng ty, phải có cơ chế kiểm soát nội bộ cũng như các qui chế chặt chẽ trong hoạt động giữa các bộ phận của công ty, phải tạo được "fire wall" giữa các bộ phận. Ngoài ra, CTCK còn phải đảm bảo một số các yêu cầu khác khi tiến hành dịch vụ QLDMĐT như:

+ Đảm bảo tính sinh lời và an tồn của danh mục đầu tư thơng qua việc đa dạng hoá hợp lý các loại chứng khoán trong danh mục đầu tư.

+ Đảm bảo đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhóm các nhà đầu tư có mục đích và có độ mạo hiểm khác nhau.

+ Đảm bảo an toàn về pháp lý, tuân thủ các qui định của pháp luật, của các cơ quan quản lý về đầu tư và quyền sở hữu hợp pháp của các nhà đầu tư.

+ Đảm bảo tính linh hoạt trong đầu tư, tính dễ chuyển nhượng và phản ứng hợp lý trước những diễn biến của thị trường cũng như của nền kinh tế.

+ Đảm bảo cơ chế kiểm soát nội bộ và báo cáo thông tin về hoạt động quản lý danh mục đầu tư.

Như trên đã đề cập, dịch vụ QLDMĐT thực chất là hoạt động quản lý vốn của khách hàng, vì vậy để có được khách hàng, duy trì số lượng khách hàng hiện có và thu hút thêm nhiều khách hàng sử dụng dịch vụ này thì các CTCK cần làm tốt các bước tìm hiểu khách hàng và thực hiện tốt hợp đồng. Đó là hai bước quan trọng nhất trong số bốn bước của dịch vụ QLDMĐT, cụ thể:

+ Bước 1: Tìm hiểu nhu cầu khách hàng: CTCK và khách hàng tiếp xúc với nhau để qua đó cơng ty nắm bắt được các thông tin về khách hàng như: nguồn gốc tiền định đầu tư; số tiền định đầu tư; khả năng thu nhập trong tương lai, lợi nhuận mong đợi; mục đích đầu tư; thời hạn đầu tư… đồng thời, cơng ty cũng phải cho khách hàng biết về khả năng chuyên mơn và khả năng kiểm sốt nội bộ của mình để vừa có thể mang lại lợi nhuận cho khách hàng vừa đảm bảo an toàn cho tài sản cho họ.

+ Bước 2: Ký hợp đồng quản lý: Nội dung của hợp đồng phải qui định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơng ty và phí quản lý mà cơng ty được hưởng; đồng thời cũng qui định rõ ràng các vấn đề như: số tiền và thời hạn uỷ thác, mục tiêu đầu tư. CTCK nhất định phải tuân thủ theo đúng hợp đồng không được tuỳ tiện thay đổi.

+ Bước 3: Thực hiện hợp đồng quản lý: Trong bước này, CTCK sẽ định giá chứng khoán, xác định tồn bộ tài sản đầu tư để ước tính lợi nhuận và rủi ro có thể xảy ra và quyết định phân bổ tài sản. Việc xác định phân bổ tài sản được dựa trên mục tiêu đầu tư của khách hàng. Công ty sẽ lựa chọn một trong nhiều phương án được đưa ra, có thể là đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hoặc cả hai. Phương án được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu về tối ưu hoá danh mục đầu tư, tức là lựa chọn các chứng khoán để đưa vào danh mục đầu tư sao cho với danh mục đầu tư chứng khốn đó sẽ cho lợi nhuận cao nhất ứng với mức rủi ro dự kiến.

Khi thực hiện hợp đồng công ty phải đặt quyền lợi của khách hàng lên hàng đầu, mục tiêu là phải thu về lợi nhuận cho khách hàng. Đồng thời, công ty phải tuân thủ nghiêm ngặt những điều khoản qui định trong hợp đồng. Nếu có những phát sinh ngồi hợp đồng thì cơng ty phải xin ý kiến của khách hàng bằng văn bản và phải thực hiện theo đúng quyết định của khách hàng.

+ Bước 4: Kết thúc hợp đồng quản lý: khách hàng có nghĩa vụ thanh tốn các khoản phí quản lý theo hợp đồng ký kết. CTCK và khách hàng bàn

bạc và quyết định xem có tiếp tục gia hạn hợp đồng không hay thanh lý (kết thúc) hợp đồng. Trong trường hợp CTCK phá sản, tài sản uỷ thác của khách hàng phải được tách riêng và không được dùng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của CTCK.

Thông thường, CTCK nhận được phí QLDMĐT theo tỷ lệ phần trăm trên số lợi nhuận thu về cho khách hàng. đơi khi CTCK cũng có thể nhận được những khoản tiền thưởng nhất định khi hoàn thành tốt nhiệm vụ. CTCK phải lựa chọn các loại chứng khoán cấu thành danh mục đầu tư nhằm phân tán, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất và tối đa hố lợi nhuận cho khách hàng của mình.

Một phần của tài liệu phát triển các dịch vụ chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán golden bridge việt nam (Trang 40 - 43)