Giải pháp phát triển TTCK

Một phần của tài liệu phát triển các dịch vụ chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán golden bridge việt nam (Trang 84 - 85)

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN GOLDEN BRIDGE VIỆT NAM

3.1.1.3 Giải pháp phát triển TTCK

Để hội nhập với TTCK thế giới theo định hướng và mục tiêu phát triển TTCK đề ra, các cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền cần tập trung thực hiện các giải pháp phát triển TTCK sau:

- Hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý. Trong đó, giai đoạn 2011-2013 tập trung hồn thiện hệ thống văn bản trên cơ sở Luật Chứng khoán và Luật Chứng khoán sửa đổi..., tiến tới xây dựng Luật Chứng khoán thế hệ thứ hai vào năm 2015 với mức độ tự do hóa hoạt động thị trường cao hơn.

- Cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thơng qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chế độ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổ đông của các cơng ty đại chúng, thể chế hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ nhà đầu tư thiểu số.

- Tập trung vào việc phát triển nhà đầu tư tổ chức (quỹ đầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

- Cơ sở cho nhà đầu tư là một trọng tâm của chiến lược phát triển thị trường chứng khốn trong giai đoạn 2010-2020, trong đó đặc biệt chú ý phát triển: hệ thống các loại hình quỹ đầu tư như quỹ mở, quỹ đóng, quỹ ETF, quỹ bất động sản..., khuyến khích phát triển các sản phẩm liên kết bảo hiểm và triển khai hệ thống các quỹ hưu trí tự nguyện, hướng tới hệ thống an sinh xã hội dựa trên ba trụ cột theo thông lệ quốc tế.

- Tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngồi có mục tiêu đầu tư dài hạn.

- Chiến lược cũng đề cao giải pháp mang tính chiến lược như: nâng cao năng lực và sức cạnh tranh cho hệ thống các tổ chức trung gian thị trường, đặc biệt chú trọng tới việc nâng cấp và chuẩn hóa hệ thống quản trị rủi ro tại các tổ chức này theo

thông lệ quốc tế, củng cố lịng tin thị trường, đa dạng hóa và đồng bộ hóa cấu trúc thị trường, tập trung phát triển thị trường trái phiếu chính phủ, từng bước phát triển thị trường trái phiếu công ty và thị trường phái sinh, kết hợp với việc tái cấu trúc tổ chức thị trường, hướng tới một hệ thống thị trường hồn thiện và hiện đại hóa.

Một phần của tài liệu phát triển các dịch vụ chứng khoán tại công ty cổ phần chứng khoán golden bridge việt nam (Trang 84 - 85)