Tổng hợp mối tương quan giữa các nguy cơ chọn mẫu và kết quả chẩn đoán

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật qfpcr vào phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể trong chẩn đoán trước sinh trên mẫu gai nhau (Trang 80 - 82)

Chương 3 KẾT QUẢ BIỆN LUẬN

3.8. Mối tương quan giữa kết quả chẩn đoán và các yếu tố nguy cơ

3.8.4. Tổng hợp mối tương quan giữa các nguy cơ chọn mẫu và kết quả chẩn đoán

Bảng 3.16. Mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và kết quả chẩn đoán

Nguy cơ

Kết quả chẩn đốn

Tổng

Bất thường Bình thường

Nguy cơ sinh hóa ≥ 1/50

và KMG ≥ 3,5 mm 25 68 93

Nguy cơ sinh hóa ≥ 1/50

và KMG < 3,5 mm 6 58 64

KMG ≥ 3,5 mm

và nguy cơ sinh hóa < 1/50 1 9 10 Nguy cơ sinh hóa < 1/50

và KMG < 3,5 mm 0 38 38

Tổng 32 173 205

Bảng trên thể hiện mối tương quan giữa hai yếu tố nguy cơ qua xét nghiệm sàng lọc sinh hóa và KMG với kết quả chẩn đốn. Thai vừa có nguy cơ sinh hóa cao ≥ 1/50 và KMG ≥ 3,5 mm chiếm tỉ lệ cao nhất là 47,8% (93/205) và số thai bất thường trong nhóm này cũng chiếm tỉ lệ cao nhất là 26,9% (25/93). Nhóm nguy cơ sinh hóa ≥ 1/50 nhưng KMG < 3,5 mm chiếm 31,2% (64/205) và tỉ lệ bất thường trong nhóm này chiếm 9,4% (6/64). 10 thai có KMG > 3,5 mm và nguy cơ sinh hóa < 1/50 và chỉ có 1 trường

nhau đã nêu ở mục 2.3.1. Các trường hợp này vẫn tiến hành STGN do yêu cầu của thai phụ hoặc ở các trường hợp song thai mà thai kia có nguy cơ cao thuộc nhóm cần STGN. Nhóm này khơng có trường hợp bất thường xảy. Như vậy, lựa chọn những thai phụ có nguy cơ thai bất thường về nguy cơ sinh hóa ≥ 1/50 hoặc KMG ≥ 3,5 mm để STGN là phù hợp.

Tóm lại, hai yếu tố để tiên lượng, đánh giá nguy cơ nhằm giúp bác sĩ quyết định nên chọn những ca bệnh này để chẩn đoán trước sinh QF-PCR trên gai nhau là KMG (≥3,5mm) và dấu hiệu sinh hóa (≥ 1/50) nhằm phát hiện bất thường NST là hoàn toàn phù hợp với bệnh nhân Việt Nam.

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật qfpcr vào phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể trong chẩn đoán trước sinh trên mẫu gai nhau (Trang 80 - 82)