Đặc điểm của thai phụ và thai

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật qfpcr vào phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể trong chẩn đoán trước sinh trên mẫu gai nhau (Trang 58 - 60)

Chương 3 KẾT QUẢ BIỆN LUẬN

3.1. Đặc điểm của thai phụ và thai

3.1.1. Tuổi mẹ

Số thai phụ < 35 tuổi chiếm 74,6% (153/205) tổng số thai phụ, gần gấp 3 lần so với thai phụ ≥ 35 tuổi (bảng 3.1). Điều này phù hợp với thực tế vì số thai phụ trong độ tuổi sinh sản 20 – 35 tuổi bao giờ cũng mang thai nhiều hơn thai phụ � 35 tuổi.

Bảng 3.1. Tuổi của thai phụ trong nghiên cứu

Tuổi mẹ Số lượng Tỉ lệ (%)

< 35 153 74,6

≥ 35 52 25,4

Tổng 205 100

3.1.2. Đặc điểm thai kỳ

Đặc điểm thai kỳ ở đây là các yếu tố để xác định nguy cơ dị tật của thai được nêu ở mục 1.2 là KMG và các nguy cơ sinh hóa. Nếu KMG ≥ 2,5 mm là dấu hiệu của thai bị HC Down hoặc các nguy cơ sinh hóa trisomy 13 (T13), trisomy 18 (T18) và trisomy 21 (T21) ≥ 1/250 được xem là nguy cơ cao thai bất thường thì cần phải thực hiện xét nghiệm CĐTS cho thai.

* Khoảng mờ gáy

Bảng 3.2. Khoảng mờ gáy của thai trong nghiên cứu

KMG (mm) Số lượng Tỉ lệ (%)

< 2,5 67 32,7

2,5 – 3,4 35 17,1

≥ 3,5 103 50,2

KMG < 2,5mm có 67 trường hợp chiếm 32,7%, KMG từ 2,5 – 3,4mm có 35 trường hợp chiếm 17,1% và KMG ≥ 3,5mm gồm 103 trường hợp chiếm đến 50,2% (bảng 3.2). Gần 2/3 số thai phụ STGN có nguy cơ HC Down (KMG ≥ 2,5mm) trong đó một nữa tổng số thai phụ có KMG ≥ 3,5mm là ngưỡng được tư vấn STGN, điều này phù hợp với mục tiêu tư vấn xét nghiệm gai nhau.

* Nguy cơ trisomy 21

Bảng 3.3. Nguy cơ trisomy 21 trong xét nghiệm double test

Nguy cơ Số lượng Tỉ lệ (%)

≥ 1/50 154 75,1

1/100 – 1/51 34 16,6

1/250 – 1/101 9 4,4

< 1/250 8 3,9

Tổng 205 100

* Nguy cơ trisomy 18

Bảng 3.4. Nguy cơ trisomy 18 trong xét nghiệm double test

Nguy cơ Số lượng Tỉ lệ (%)

≥ 1/50 25 12,2

1/100 – 1/51 16 7,8

1/250 – 1/101 25 12,2

< 1/250 139 67,8

* Nguy cơ trisomy 13

Bảng 3.5. Nguy cơ trisomy 13 trong xét nghiệm double test

Nguy cơ Số lượng Tỉ lệ (%)

≥ 1/50 30 14,6

1/100 – 1/51 16 7,8

1/250 – 1/101 11 5,4

< 1/250 148 72,2

Tổng 205 100

Nguy cơ T21 ≥ 1/50 chiếm 3/4 số thai phụ, điều này phù hợp với mục tiêu chọn mẫu là lựa chọn những thai phụ có nguy cơ rất cao để STGN. 8 trường hợp có nguy cơ thấp < 1/250 nhưng đa số có KMG > 3mm hoặc nguy cơ T13 hay T18 cao, 1 trường hợp do tiền căn con mắc HC Down và 1 trường hợp song thai mà thai kia có nguy sinh hóa và KMG cao cần CĐTS (bảng 3.3). Bảng 3.4 và bảng 3.5 cho thấy nguy cơ cao về T13 và T18 có tỉ lệ thấp là do tỉ lệ trẻ mắc hai HC này thấp hơn, đồng thời những thai phụ có nguy cơ T13 và T18 thấp được STGN đều có nguy cơ T21 hoặc KMG cao.

Như vậy, kết hợp tất cả các yếu tố nguy cơ như tuổi mẹ, KMG và các yếu tố sinh hóa thì các thai phụ được STGN đều có lý do để xét nghiệm trước sinh cho thai và đa số các trường hợp thai có nguy cơ dị tật rất cao.

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật qfpcr vào phát hiện lệch bội nhiễm sắc thể trong chẩn đoán trước sinh trên mẫu gai nhau (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)