7. Kết cấu của luận văn
2.3.3. Thực trạng hoạt động đãi ngộ, thù lao lao động
Mức chi thù lao cho Đại lý thu BHXH, thu BHYT theo từng nhóm đối tượng được quy định tại Khoản 1.1 Điều 2 Quyết định 236/QĐ-BHXH năm 2016 về mức chi thù lao cho tổ chức làm Đại lý thu bảo hiểm xã hội, thu bảo hiểm y tế do Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Bảng 2.10: Thù lao và thu nhập của nhân viên đại lý thu năm 2016, 2017, 2018
Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2016 2017 2018 Thù lao BQ 1người/năm 4.2 5.4 6.5 Thu nhập BQ 1 người/năm 5.3 6.6 7.4 (Nguồn: Kết quả phiếu khảo sát của luận văn)
Như vậy mức chi thù lao cho nhân lực làm đại lý thu BHYT tăng dần theo các năm và chiếm trên 90% thu nhập bình quân của họ cho thấy chất lượng nhân lực được nâng lên, kỹ năng tuyên truyền, phát triển đối tượng tham gia BHYT góp phần gia tăng thu nhập.
Ngoài lương thưởng, thù lao các khoản chính sách đãi ngộ, phúc lợi cũng là yếu tố quan trọng để giữ chân người tài, giúp người lao động cảm thấy vui vẻ, thoải mái làm việc và gắn bó lâu dài với đơn vị. Một số người dù mức lương không như mong muốn nhưng họ vẫn chọn công việc đó bởi vì chế độ đãi ngộ tốt. Ngành BHXH nói chung và BHXH huyện luôn quan tâm chú trọng đến các chếđộ đãi ngộ cho đội ngũ nhân lực làm đại lý thu như: Tổ
chức khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tổ chức thăm quan đầu năm và nghỉ
hàng năm, đầu tư phần mềm thu nộp điện tửđể tránh việc đi lại nhiều khi giao dịch, thời gian linh hoạt. Những chính sách này có thể không lớn, nhưng lại
được đội ngũ nhân lực làm đại lý BHYT đánh giá cao, thể hiện sự quan tâm của BHXH đến đời sống vật chất, tinh thần của họ và đây là cái “neo” để giữ
lòng trung thành của đội ngũ nhân viên, gia tăng sự hài lòng của họ đối với chính sách đãi ngộ của BHXH.
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng nhân lực của các đại lý thu bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Đan Phượng