7. Kết cấu của luận văn
1.3.1. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng
Đào tạo, bồi dưỡng là một quá trình học tập nhằm mục đích nâng cao tay nghề và kỹ năng của nhân viên đối với công việc hiện hành hay trước mắt. Mục đích của công tác đào tạo là nhằm chuẩn bị cho nhân viên theo kịp với sự thay đổi cơ cấu của tổ chức khi có sự thay đổi và phát triển trong tương lai. Mục đích cuối cùng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực là đạt được hiệu quả cao nhất cho tổ chức vì vậy đào tạo, bồi dưỡng nhân lực liên quan chắt chẽđến quá trình phát triển tổ chức, những mục tiêu của phát triển tổ chức.
Các hình thức đào tạo, bồi dưỡng bao gồm: - Đào tạo, bồi dưỡng khi mới bắt đầu nhận việc:
Hình thức đào tạo này được áp dụng với nhân viên mới khi họ chưa quen với công việc. Việc đào tạo này có mục đích: Giúp cho người lao động nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, đặc điểm của công việc và các mối quan hệ có liên quan; giúp người lao động trang bị thêm những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành tốt nhiệm vụđược giao.
Để thực hiện đào tạo người lao động khi mới nhận việc, người quản lí bộ phận và người quản lí trực tiếp sẽ có buổi làm việc trực tiếp với người lao
động. Trong buổi làm việc này, người quản lí bộ phận sẽ giao nhiệm vụ cho người lao động mới và cung cấp các tài liệu cần thiết để người lao động nghiên cứu. Ngoài ra, người quản lí trực tiếp và người quản lí bộ phận cũng giao nhiệm vụ kèm cặp nhân viên mới cho một cá nhân nào đó và trong trường hợp cần thiết có thể hỏi trực tiếp người quản lí để tìm hiểu về công việc và liên quan đến công việc. Thời gian đào tạo nhân viên mới tùy thuộc vào khả năng của từng cá nhân và tính chất công việc đảm nhận.
- Đào tạo, bồi dưỡng trong khi làm việc
Đào tạo trong khi làm việc là hình thức đào tạo nhằm giúp cho người lao động làm tốt hơn chức trách và nhiệm vụ được giao. Mục tiêu của hình thức đào tạo này là: Giúp người lao động khắc phục được các thiếu sót về
kiến thức và kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụđược giao; Giúp người lao động lĩnh hội được các kiến thức và kỹ năng mới đặt ra do sự thay đổi của công nghệ, kỹ thuật và yêu cầu mới của tổ chức;
Cách thức đào tạo thường hay áp dụng cho đối tượng này là: + Chỉ dẫn trong công việc;
+ Tổ chức các lớp đào tạo cho người lao động;
+ Gửi người lao động đi học ở các lớp chuyên sâu phục vụ cho công việc.
- Đào tạo cho công việc tương lai
Đào tạo cho công việc tương lai là việc đào tạo phục vụ cho các mục tiêu phát triển trong tương lai của tổ chức hoặc của người lao động.
Hình thức đào tạo này có hai dạng chính:
Là việc đào tạo cho người lao động những kiến thức và kỹ năng mà trong tương lai người lao động cần phải có hoặc trong hiện tại người lao động cần phải có kiến thức và kỹ năng đó thì tổ chức mới thực hiện được mục tiêu
đặt ra cho tương lai.
+ Đào tạo phục vụ cho mục tiêu phát triển trong tương lai của người lao
động
Là hình thức đào tạo trong đó, tổ chức sẽ đào tạo cho người lao động những kiến thức và kỹ năng cần thiết để người lao động trong tương lai có thể
giữ vị trí quan trọng hơn, phù hợp hơn với nguyện vọng của họ. Đây thực chất là việc đào tạo phục vụ cho sự phát triển của cá nhân người lao động.