7. Kết cấu của luận văn
3.1. Định hướng phát triển nhân lực làm đại lý thu bảohiểm y tế trên địa
Mặc dù nằm ngay trên địa bàn Thủ đô, nhưng Đan Phượng vẫn là huyện thuần nông, nhận thức của người dân về chính sách BHYT còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng còn thấp nên việc nhân lực làm đại lý thu đi tuyên truyền khai thác phát triển đối tượng còn gặp nhiều khó khăn, Ông Lê Minh Quang - Giám đốc BHXH huyện Đan Phượng cho biết, mạng lưới đại lý thu BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của huyện còn “mỏng” với 82 đại lý trên 16 xã, thị
trấn. Nhiều cán bộ kiêm nhiệm, nghiệp vụ chuyên môn hạn chế, nên công tác vận động, tuyên truyền người dân tham gia BHYT chưa đạt hiệu quả cao. Nhất là BHYT hộ gia đình có những ưu đãi hơn so với trước đây, nhưng hiện cả huyện mới có 37.326 người thuộc diện này tham gia.
Do đó, để đạt 90% dân số tham gia BHYT trong năm 2019, cấp ủy, chính quyền huyện Đan Phượng đã huy động cả hệ thống chính trị “vào cuộc”. Ngay trong tháng 7/2019, BHXH huyện đã phối hợp với Phòng Y tế
tham mưu cho UBND huyện ban hành Công văn số 673/UBND-YT chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp đẩy mạnh thực hiện chỉ tiêu bao phủ BHYT toàn dân- đây được coi là chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội hằng năm của huyện.
Theo đó, các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện BHYT toàn dân
được phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm cho từng ngành trong việc vận động các hội viên, gia đình, người thân tại địa phương nơi cư trú tham gia
BHYT. Đối với xã xây dựng nông thôn mới, UNBD huyện Đan Phượng yêu cầu phải đạt từ 90% dân số trở lên tham gia BHYT.
Các ban, ngành liên quan cũng phải tích cực phối hợp trong việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT, nhằm tăng tỉ lệ bao phủ BHYT toàn dân. Trong đó Phòng GD-ĐT huyện chỉ đạo các nhà trường đôn đốc học sinh tham gia BHYT, coi đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với các nhà trường nhằm phấn
đấu 100% học sinh tham gia BHYT năm học 2019- 2020. Các xã, thị trấn, các
đơn vị phải tích cực “vào cuộc” trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT. Đặc biệt, cần phải đổi mới tuyên truyền theo hướng cụ thể, thiết thực và dễ hiểu; xác định rõ tham gia BHYT bắt buộc không chỉ là lộ
trình tiến tới BHYT toàn dân, mà còn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân trên địa bàn. Thời gian tới, BHXH huyện Đan Phượng cũng sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT qua hệ thống đài truyền thanh xã; tổ chức đối thoại trực tiếp, tuyên truyền qua hội nông dân, hội phụ nữ… để vận động mọi hội viên tham gia.
Cũng theo ông Lê Minh Quang, từ đầu năm đến nay, BHXH huyện đã tổ chức trên 26 cuộc đối thoại tại các các xã, thị trấn và thu hút gần 3.000 người tham gia. Do đây là giải pháp rất hiệu quả, nên sắp tới, BHXH huyện sẽ
tăng cường tổ chức tại các xã, thôn, tổ.
BHXH huyện Đan Phượng đã đề ra những định hướng phát triển nhân lực làm đại lý thu bảo hiểm y tế trên địa bàn như sau:
Phát triển nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và chiến lược phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện giai đoạn 2011-2020;
Phát triển nhân lực Bảo hiểm xã hội huyện bảo đảm phát huy tối đa thế
mạnh của từng cơ quan, đơn vị và địa phương; phải bảo đảm tính khoa học,
viên chức của các địa phương hiện có, bảo đảm sự phát triển ổn định và bền vững và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước.
Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Phát triển nhân lực làm Đại lý thu Bảo hiểm xã hội là nội dung trọng tâm trong Chiến lược phát triển của Bảo hiểm xã hội huyện Đan Phượng đến năm 2020, phát triển nhân lực phải gắn với đào tạo, coi đầu tư cho đào tạo là
đầu tư cho phát triển, huy động toàn xã hội tham gia và tối đa hóa các nguồn lực có thể dành cho phát triển nhân lực làm Đại lý thu thuộc Bảo hiểm xã hội.
Phát triển nhân lực làm Đại lý thu Bảo hiểm xã hội là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và toàn xã hội từ huyện xuống xã, có tính chiến lược lâu dài;
đồng thời là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục có trọng tâm, trọng điểm nhằm
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành Bảo hiểm xã hội ở từng thời kỳ, đảm bảo nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ của từng vùng, miền, địa phương trong toàn huyện.
Phát triển, đào tạo nhân lực làm Đại lý thu Bảo hiểm xã hội phải đảm bảo gắn liền với việc bố trí, sử dụng nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất của cán bộ, công chức, viên chức; là nội dung quan trọng nhất và gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển con người, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung của toàn huyện Đan Phượng. Nâng cao chất lượng nhân lực làm đại lý thu BHYT phải được thực hiện toàn diện; nghĩa là vừa nâng cao trình độ, kiến thức, năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, vừa bồi dưỡng nâng cao về phẩm chất, bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách nhiệm, văn hóa nghề nghiệp và nâng cao đời sống tinh thần, vật chất, thể lực đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.
- Nâng cao chất lượng nhân lực làm đại lý thu BHYT: tăng cường đào tạo khuyến khích tham gia chương trình đào tạo nâng cao chất lượng; kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn
- Xây dựng đội ngũ lao động có tinh thần trách nhiệm, có tâm huyết, tích cực, chủ động trong việc tiếp thu những kiến thức mới. Phải có sự đổi mới tư duy tạo ra những chuyển biến thật sự về chất trong đội ngũ nhân lực làm đại lý thu.
- Nêu cao tinh thần chủ động sáng tạo, cải tiến trong công việc, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm đối với công việc được giao và đánh giá cao tinh thần lao động hợp tác tập thể, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp làm hay.
- Thu hút lao động có trình độ cao và mong muốn gắn bó lâu dài với công việc
- Có đủ sức khoẻ và đạo đức cá nhân: Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực, chân thành, biết tôn trọng mọi người, vững vàng về tư tưởng, có ý thức trong mọi hành động.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực làm đại lý thu bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội