7. Kết cấu của luận văn
1.2.3. Nâng cao chất lượng nhân lực thể hiệ nở tâm lực
Tâm lực được thể hiện ở phẩm chất nghề nghiệp. So với yếu tố về kiến thức và kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp là tiêu chí mang tính định tính, khó có thể lượng hóa. Yếu tố này được xem xét thông qua các mặt: Ý thức, thái độ
của người lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại và phát triển của tổ
chức, khả năng làm việc và tinh thần của người lao động.
- Gắn bó trung thành: Thử thách về lòng trung thành là bước không thể
thiếu khi người lãnh đạo muốn đặt lòng tin và cơ hội vào tay một người lao
động nào đó. Rất nhiều tổ chức tạo nên sợi dây chuyền về quyền lợi và phúc lợi để thắt chặt thêm sự gắn bó giữa tổ chức với nhân viên. Ngược lại, họ
cũng đòi hỏi người lao động thể hiện thiện chí này.
- Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi: Bất kỳ người lao động nào dù đã có kinh nghiệm hay chưa có kinh nghiệm làm việc ở một vị trí nhất
định thì tổ chức vẫn cần những người lao động có phẩm chất tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi.
- Sáng tạo, có tư duy phản biện: Sự khác biệt lớn nhất giữa con người và máy móc chính là con người có đầu óc tư duy. Chính vì vậy, các nhà sử
dụng lao động sẽ càng đánh giá cao những người lao động có phẩm chất này. Và đi kèm với nó là khoản tiền thưởng lớn cùng việc nâng cấp vượt bậc.
- Tinh thần đồng đội. Phẩm chất này còn được đánh giá cao hơn cả
năng lực chuyên môn. Thời đại làm việc nhóm thì sức mạnh của một tổ chức
được tạo thành từ năng lực của những nhóm cộng tác với nhau chứ không phải của vài cá nhân lẻ tẻ.
- Có trách nhiệm cao với công việc: Luôn theo sát và nắm rõ từng diễn biến cho đến khi hoàn thành ở mức tốt nhất. Dù phải làm thêm giờ hoặc bỏ
thêm vào đấy một số chi phí cá nhân, bạn cũng không nên suy tính thiệt hơn. - Biết giữ bí mật: Hãy biết rõ trách nhiệm và công việc của mình, chỉ
nói điều cần thiết, có cân nhắc, không làm “người đưa tin” khi không được ai yêu cầu. Đó là một phẩm chất quyết định sự tin cậy của đồng nghiệp và cấp trên đối với người lao động
Phẩm chất tồn tại bên trong bản thân mỗi cá nhân và thể hiện ra bên ngoài trong quá trình làm việc, quan hệ với đồng nghiệp và đối tác. Mỗi vị trí công việc mức độ quan trọng ở từng phẩm chất khác nhau, nhà quản trị cần
quyết đoán, tâm lý vững vàng ổn định. Đối với nhân viên trung thực trong công việc phải ưu tiên số một. Sau đây là những phẩm chất nghề nghiệp cần có của người lao động:
- Gắn bó trung thành;
- Tiếp thu tốt, chịu học hỏi, chịu thay đổi; - Sáng tạo, có tư duy phản biện;
- Có tinh thần đồng đội;
- Có trách nhiệm cao với công việc; - Biết giữ bí mật.