Thông qua Bảng 3.7, có thể thấy đƣợc rằng dƣ nợ cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trƣởng đối với cho vay KHCN đạt trung bình khoảng 40.9%/năm trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015.
Bảng 3.7: Dƣ nợ cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM 2011- 2015
Đvt: tỷ đồng
Năm
CN 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Địa bàn TP.HCM 2.974 3.192 4.303 5.709 9.628 15.505
Tốc độ tăng trưởng 7.3% 34.8% 32.7% 68.6% 61%
Tốc độ tăng trưởng trung bình 40.9%
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TP.HCM 2011-2015)
Năm 2011, cũng là năm đầu tiên Chính phủ thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2015, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đạt tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao. Tuy nhiên, đầu năm 2011, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp: lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lƣơng thực, thực phẩm và giá vàng trên thị trƣờng thế giới tiếp tục xu hƣớng tăng cao đã tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế trong nƣớc.
Trƣớc tình hình đó, ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/2011/NQ-CP về các nhóm giải pháp chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Theo đó, các giải pháp trọng tâm là: (i) chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (ii) chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công, giảm bội chi ngân sách nhà nƣớc,… Cùng với đó, lãi suất chƣa giảm nhiều; nhu cầu ngoại tệ và sức ép tỷ giá cuối năm còn lớn; nhiều doanh nghiệp (DN) còn rất khó khăn... Hệ quả là mức tăng trƣởng kinh tế của cả năm
2011 chỉ đạt 5,89%, ảnh hƣởng không nhỏ đến mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay của BIDV. So với năm 2010, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vaynăm 2011 đối với cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM chỉ đạt mức 7.3%. Tƣơng đƣơng mức tăng tuyệt đối là 218 tỷ đồng, từ 2,974 tỷ đồng lên 3,192 tỷ đồng.
Bƣớc sang năm 2012, kinh tế - tài chính của Việt Nam tiếp tục bị ảnh hƣởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng hoảng tài chính và nợ công ở châu Âu chƣa đƣợc giải quyết. Suy thoái tại khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và trạng thái thất nghiệp gia tăng, khiến cho hoạt động sản xuất và thƣơng mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp.
Những bất lợi từ sụt giảm kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cƣ trong nƣớc. Thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức cao. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nƣớc phát triển, Chính phủ đã ban hành nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/05/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trƣờng. Nhờ đó, đã kịp thời kiểm soát đƣợc CPI của năm 2012 tăng ở mức 6.81%, thấp hơn nhiều so với mức tăng 18,13% năm 2011 và 11,75% năm 2010; lãi suất ngân hàng giảm dần. Điều này đã thúc đẩy nhu cầu vay vốn của ngƣời dân trong nền kinh tế, do đó, mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay trong năm 2012 đã có nhƣng chuyển biến rõ rệt. Cụ thể, tốc độ tăng trƣởng cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM năm 2012 đạt mức 34.8%, cao hơn nhiều so với năm 2011.
Tình hình kinh tế vĩ mô trong năm 2013 cơ bản ổn định, lạm phát tiếp tục đƣợc kiểm soát, đến tháng 11/2013 CPI tăng 5,5%. Tăng trƣởng dƣ nợ cho vay đến cuối tháng 11/2013 đạt 9%. Mặt bằng lãi suất giảm, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ƣu tiên ở mức 7 - 9%/năm. Nhờ những nỗ lực của Chính phủ trong việc ổn định nền kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng bền vững, kiểm soát tỷ lệ lạm phát ở mức 6.04%, mức tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN tại BIDV các CN khu vực TP.HCM đã giữ đƣợc đà phát
triển của mình. Tuy có giảm nhẹ so với năm 2012, nhƣng vẫn cán đích ở mức 32.7% trong năm 2013.
Kinh tế Việt Nam trong năm 2014 khả quan hơn 2013 với ổn định kinh tế vĩ mô đƣợc duy trì vững chắc, tăng trƣởng kinh tế phục hồi rõ nét và đồng đều, thị trƣờng tài chính có những chuyển biến tích cực, cân đối ngân sách đƣợc cải thiện. Khó khăn của doanh nghiệp và hộ gia đình cũng giảm bớt.Lạm phát ở mức 1.84% là mức thấp nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại dây. Tăng trƣởng kinh tế trong năm 2014 phục hồi rõ nét và đồng đều, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) năm 2014 ƣớc tính tăng 5,98% so với năm 2013. Tổng hợp các yếu tố trên đã góp phần thúc đẩy tăng trƣởngdƣ nợ cho vay trong nƣớc ở mức 12.62%. Tốc độ tăng trƣởng đối với hoạt động cho vay KHCN tại BIDV các CN khu vực TP.HCMđã đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2015, đạt mức 68.6%, với mức tăng tuyệt đối là 3,919 tỷ đồng.
Năm 2015 đánh dấu một bƣớc ngoặc lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thƣơng mại tự do thế hệ mới. Đây cũng là năm nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trƣởng ở mức 6,68%, cao nhất kể từ năm 2008. Năm 2015 ghi nhận Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, chỉ ở mức 0.63%. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay KHCN tại BIDV các CN khu vực TP.HCM có giảm so với năm 2014, tuy nhiên, vẫn đạt ở mức cao là 61%.
Biểu đồ 3.2: Tình hình cho vay của BIDV các CN khu vực TP.HCM 2011 – 2015
(Nguồn: Báo cáo của BIDV về HĐKD các CN trên địa bàn TP.HCM 2011-2015
10.0% 15.3% 23.7% 16.1% 36.9% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ tăng trƣởng cho vay (Đvt: %) 49,248 56,792 70,278 81,585 111,684 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 2011 2012 2013 2014 2015 Dƣ nợ cho vay các CN khu vực Tp.HCM (Đvt: tỷ đồng)
3.2.1.2. Chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay và tỷ trọng cho vay KHCN của BIDV các CN khu vực TP.HCM: