Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng bidv (Trang 71 - 74)

 Chính sách tín dụng

Nguyên nhân đầu tiên là chính sách tín dụng của BIDV còn thiếu tính linh hoạt, cứng nhắc.Việc cho vay các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế lớn vẫn là hoạt động thế mạnh truyền thống của BIDV, dƣ nợ và lợi nhuận từ việc cho vay các đối tƣợng này vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn.Chính vì vậy, chính sách tín dụng cũng nhƣ cơ chế lãi suất đều đƣợc xây dựng theo hƣớng ƣu tiên cho đối tƣợng KH này. Trong khi đó, KHCN có nhu cầu vay vốn lại gặp nhiều khó khăn hơn khi xét duyệt cho vay.Các điều kiện về TSĐB, thủ tục định giá TSĐB của BIDV đối với KHCN khá rƣờm rà, phức tạp và mất nhiều thời gian để xử lý.

 Về sản phẩm

Chính sách sản phẩm chƣa tạo ra sự nổi bật cho sản phẩm của BIDV so với sản phẩm của các NH khác. Đơn cử sản phẩm cho vay du học của BIDV, NH chỉ tài trợ tối đa 80% tổng chi phí du học, thời hạn vay tối đa là 8 năm. Trong khi đó, điều kiện của sản phẩm cho vay du học tại NH ACB và SACOMBANK lại thoải mái, linh động hơn rất nhiều: Số tiền vay lên đến 100% chi phí của du học sinh hoặc tùy theo nhu cầu, mục đích vay vốn của KH và thời gian vay tối đa lên đến 120 tháng (10 năm).

Thẻ Tín dụng quốc tế: BIDV mới chính thức bƣớc vào thị trƣờng thẻ quốc tế từ tháng 3/2009 đồng thời mới chỉ phát hành thẻ tín dụng quốc tế. Cho tới năm 2013 mới bắt đầu phát hành thẻ ghi nợ quốc tế nên số lƣợng thẻ quốc tế phát hành còn rất khiêm tốn, chƣa tạo đƣợc bất kỳ dấu ấn nào trên thị trƣờng thẻ quốc tế của Việt Nam. Thủ tục phát hành thẻ còn rƣờm rà, đối tƣợng khách hàng còn hạn chế nên số lƣợng phát hành chƣa nhiều.

 Về mặt thủ tục, quy trình

Quy trình cho vay mà BIDV các CN trên địa bàn TP.HCM đang áp dụng đối với các khoản cho vay KHCN chƣa linh hoạt và chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế. Mỗi

bƣớc của quy trình chƣa đƣợc phân công trách nhiệm rõ từng CBTD, từng bộ phận độc lập và có sự tham gia, phối hợp đồng bộ của nhiều bộ phận nghiệp vụ bảo đảm tính tuân thủ các nguyên tắc cho vay. Quy trình cho vay cần tách biệt rõ giữa các chức năng khởi tạo tín dụng, phán quyết tín dụng, quản lý rủi ro và tác nghiệp.

Tài sản thế chấp: Cũng nhƣ các NH khác, BIDV các CN khu vực TP.HCM rất chú trọng tới tài sản thế chấp vì muốn bảo toàn vốn của mình khi rủi ro xảy ra. Tuy nhiên chúng ta cần quán triệt rõ rằng tài sản thế chấp là phƣơng án thu nợ cuối cùng khi khách hàng mất khả năng thanh toán. Hầu hết các món nợ xấu đều do NH đƣa tài sản thế chấp lên hàng đầu và không chú ý đến khả năng tài chính của KH. Đây là vấn đề mà CBTD cần nhận thức rõ để tránh lơ là trong quy trình xét duyệt hồ sơ vay dù cho khách hàng có thế chấp tài sản có giá trị lớn. Cần tập trung hơn vào phƣơng án vay vốn, nguồn trả nợ, khả năng quản lý tài chính và thái độ hợp tác của Khách hàng trong quá trình thẩm định hồ sơ vay vốn.

Các khoản cho vay hiện nay phần lớn đều yêu cầu có TSBĐ, vì thế đối tƣợng KH của BIDV cũng bị bó hẹp. Đây cũng là nguyên nhân gây nên những hạn chế trong hoạt động cho vay KHCN. Những điều kiện cho vay còn khắt khe, thủ tục phức tạp, mất thời gian khiến cho nhiều KH vay tiêu dùng, tuy có tình hình tài chính và thu nhập tốt, phƣơng án vay khả thi cũng khó tiếp cận đƣợc nguồn vốn từ các CN của BIDV. Trong khi đó lại có nhiều KH không hiểu thủ tục NH nên cho rằng thủ tục vay NH quá rƣờm rà. Họ mang tâm lí e ngại khi đến NH nên sẵn sàng vay tƣ nhân với lãi suất cao hơn nhƣng đơn giản trong thủ tục. Cụ thể:

-Hồ sơ vay cầm cố giấy tờ có giá quy định khách hàng phải chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Có hóa đơn, chứng từ chứng minh vốn vay sử dụng cho mục đích gì.

-Việc phát hành thẻ tín dụng: trƣờng hợp khách hàng thanh toán lƣơng bằng tiền mặt theo quy định không đƣợc phát hành thẻ tín dụng. Ngoài ra, thông thƣờng đối tƣợng đƣợc cấp thẻ tín dụng thƣờng phải đổ lƣơng qua tài khoản mở tại BIDV.

-Trƣờng hợp khách hàng vay mua nhà thế chấp chính tài sản đó, Ngân hàng sẽ giải ngân vào tài khoản của Bên bán mở tại BIDV và phong tỏa tài khoản đó lại. Cho đến khi Ngân hàng và Bên mua hoàn thiện các thủ tục liên quan nhƣ sang tên tài sản,

công chứng thế chấp và đăng ký giao dịch bảo đảm xong thì mới thực hiện bỏ phong tỏa tài khoản cho Bên bán. Điều này làm cho đối tƣợng KHCN có nhu cầu vay mua nhà rất khó khăn trong việc thƣơng lƣợng với Bên bán, có thể dẫn đến việc không thực hiện đƣợc giao dịch mua bán nhà.

Chất lƣợng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn chƣa tốt. Việc xác định giá trị tài sản bảo đảm còn chƣa chuyên nghiệp; ít trƣờng hợp thuê thẩm định giá độc lập; việc kiểm tra, giám sát và đánh giá lại giá trị tài sản chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và bị bỏ qua. Công tác kiểm tra sau khi cho vay còn hạn chế: chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, vì vậy không nắm bắt kịp thời tình hình khách hàng, không phát hiện sớm đƣợc những rủi ro của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Cơ chế đánh giá xếp hạng tín dụng đối với KHCN còn chƣa đƣợc xây dựng rõ ràng, thiếu tính đồng bộ. Hiện tại, việc xếp hạng tín dụng tại BIDV chỉ mới đƣợc áp dụng trên đối tƣợng KH là doanh nghiệp, vẫn chƣa có cơ chế cụ thể áp dụng đối với KHCN vay vốn.Việc này ảnh hƣởng rất nhiều đến khả năng đánh giá RRTD đối với từng KH cụ thể. Việc đánh giá RRTD đối với KHCN hiện nay chủ yếu phải dựa trên năng lực của CBTD và tính hợp pháp từ hồ sơ do KH cung cấp. Chƣa khai thác triệt để các nguồn thông tin, nhất là những thông tin bên ngoài dẫn đến việc phân tích đánh giá KH chƣa sát với thực tế.

 Về công tác xử lý nợ

Xử lý TSBĐ là biện pháp cuối cùng để thu hồi vốn nhƣng cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại. NH không thể tự đứng ra xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn mà cần phải có sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ quan chức năng nhà nuớc. Khó khăn xảy ra nếu thiếu sự đồng bộ hay không tìm đƣợc ngƣời mua. Ngoài ra, các chi phí trong quá trình xử lý TSBĐ cũng phát sinh rất lớn nhƣ chi phí khởi kiện, chi phí định giá TSBĐ của cơ quan độc lập,... Đây cũng là trở ngại rất lớn trong việc phát mãi tài sản thế chấp nhằm thu hồi nợ vay.

Cơ chế xử lý TSBĐcòn chậm, phức tạp, phụ thuộc nhiều vào các cơ quan hữu quan. Điều này vừa ảnh hƣởng đến tâm lý của cán bộ TD khi xử lý nợ xấu, vừa làm nợ

xấu có thể tăng cao trong trƣờng hợp khách hàng thiếu hợp tác hoặc thiếu tính răn đe từ các cơ quan thi hành án.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng bidv (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)