Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lƣợng và quy mô cho vay, việc sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào công tác thu nợ của NH cũng nhƣ việc trả nợ của KH. Nếu NH thu nợ hay KH trả nợ đúng hạn thì xem nhƣ số lƣợng vốn đó đƣợc sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, từ đó cho thấy đồng vốn có thể luân chuyển một cách dễ dàng.
Doanh số thu nợ năm 2011 là 2.458 tỷ đồng, chiếm 77% so với doanh số cho vay. Trong năm 2011, tình hình kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động xấu, gây nhiều khó khăn cho ngƣời dân, thu nhập của họ không đủ đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt nên nợ và lãi vay khó có thể trả nợ đúng hạn. Thêm vào đó, khi nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, hàng loạt công ty, xí nghiệp gặp khó khăn trong SXKD, họ cần thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân công, thậm chí phá sản, điều này dẫn đến nhiều lao động thất nghiệp, không có thu nhập để trả nợ NH.
Năm 2012 và 2013, tình hình thu nợ của BIDV các CN khu vực TP.HCM đƣợc cải thiện rõ nhất. Doanh số thu nợ luôn xấp xỉ với doanh số cho vay, chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 92.3%. Điều này thể hiện rõ sự nổ lực của Ban Lãnh đạo BIDV
trong việc kiểm soát chặt chẽ các khoản cho vay KHCN, đảm bảo việc thu hồi nợ vay sau khi giải ngân cho khách hàng.
Sang năm 2014 và 2015, doanh số thu nợ của BIDV các CN khu vực TP.HCM lại sụt giảm, chỉ đạt mức 72.8% so với doanh số cho vay. Nguyên nhân chính đến từ nhóm khách hàng vay vốn nhu cầu đầu tƣ kinh doanh bất động sản.Nhóm khách hàng này vay vốn với mục đích chính nhằm đầu cơ bất động sản.Do việc mua bán, chuyển nhƣợng bất động sản cần nhiều thời gian để thực hiện giao dịch, vì vậyKhách hàng gặp khó khăn trong việc thanh lý tài sản, chƣa thể chuẩn bị kịp nguồn tiền để trả nợ gốc và lãi cho NH.