6. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.2.3.2 Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về sổ kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý thông tin từ các chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc xác lập các báo cáo tài chính và quản trị cũng nhƣ phục vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát từng loại tài sản từng loại nguồn vốn cũng nhƣ từng quá trình hoạt động của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của kế toán. Hệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau, trong đó có những loại sổ đƣợc mở theo quy định chung của nhà nƣớc và có những loại sổ đƣợc mở theo yêu cầu và đặc điểm quản lý của doanh nghiệp. Để tổ chức hệ thống sổ kế toán phù hợp cần phải căn cứ vào quy mô của doanh nghiệp, đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý, tính chất quá trình sản xuất và đặc điểm về đối tƣợng kế toán của doanh nghiệp.
Trƣớc năm 2015, các doanh nghiệp áp dụng 1 trong 5 hình thức sổ theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC (đối với doanh nghiệp nhà nƣớc) và doanh nghiệp lựa chọn áp dụng hình thức nào thì phải áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán năm. Các mẫu sổ phải thực đúng nội dung, quy định về hình thức đã chọn.
- Hình thức kế toán: Nhật ký - sổ cái - Hình thức kế toán: Nhật ký chung - Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ - Hình thức kế toán: Nhật ký - chứng từ - Hình thức kế toán trên máy vi tính
Từ ngày 1/1/2015 theo hƣớng dẫn của thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2104 Bộ Tài Chính: nếu doanh nghiệp không tự xây dựng hệ thống sổ cho riêng doanh nghiệp mình thì doanh nghiệp có thể tổ chức hệ thống số kế toán theo 1 trong 5 hình thức sổ kế toán, tuy nhiên tất cả các biểu mẫu sổ kế toán đều thuộc loại không bắt buộc. Doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ theo hƣớng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2104 Bộ Tài Chính hoặc bổ sung, sửa đổi biểu mẫu sổ, thẻ kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý nhƣng phải đảm bảo trình bày thông tin đầy đủ, rõ ràng, dễ kiểm tra, kiểm soát [4, tr.3].